Giáng chức nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Luật Học, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích từ ngữ trong văn bản pháp luật cho từ "Giáng chức". Giáng chức là một từ ngữ trong Từ điển Luật Học. Được giải thích trong văn bản số Luật Cán bộ công chức 2008 [Luat can bo cong chuc 2008 22 2008 QH12].

Giáng chức
[phát âm có thể chưa chuẩn]

Giáng chức

Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

Nguồn: Luật Cán bộ công chức 2008

  • "Rủi ro thiên tai" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Kế toán trưởng" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Giao dịch thẻ gian lận, giả mạo" trong từ điển Luật Học là gì?
  • "Tầng lánh nạn" trong từ điển Luật Học là gì?

Cách dùng từ Giáng chức trong từ điển Luật Học

Đây là một thuật ngữ trong từ điển Luật Học thường được nhắc đến trong các văn bản pháp quy, bài viết được cập nhập mới nhất năm 2022.

Từ điển Luật Học

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ Giáng chức là gì? Giải thích từ ngữ văn bản pháp luật với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới. Trong đó có cả tiếng Việt và các thuật ngữ tiếng Việt như Từ điển Luật Học

Từ điển Luật Học có thể bao gồm các loại từ điển đơn ngữ hay song ngữ. Nội dung có thể là pháp luật đại cương [những vấn đề chung nhất về pháp luật] hoặc pháp luật chuyên ngành [ví dụ như từ điển về hợp đồng]. Từ điển pháp luật nhằm đưa ra những kiến thức chung nhất cho tất cả các điều khoản trong lĩnh vực pháp luật, nó được gọi là một từ điển tối đa hóa, và nếu nó cố gắng để chỉ một số lượng hạn chế một lượng thuật ngữ nhất định nó được gọi là một từ điển giảm thiểu. Một từ điển luật học song ngữ có giá trị phụ thuộc nhiều vào người biên dịch [biên dịch viên] và người biên tập [biên tập viên], người sử dụng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người biên dịch.

Chúng ta có thể tra Từ điển Luật Học miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com

Từ điển pháp luật có thể phục vụ cho các chức năng khác nhau. Từ điển pháp luật truyền thống với các định nghĩa dưới dạng thuật ngữ pháp lý phục vụ để giúp người đọc hiểu các văn bản quy phạm pháp luật họ đọc hoặc để giúp người đọc có được kiến ​​thức về các vấn đề pháp lý độc lập của bất kỳ văn bản pháp luật nào, từ điển pháp luật như vậy thường là đơn ngữ.

Từ điển pháp luật song ngữ có thể phục vụ một số chức năng. Đầu tiên, nó có thể có những từ ngoại nhập trong một ngôn ngữ và định nghĩa trong một ngôn ngữ khác - những bộ từ điển này giúp hiểu các văn bản quy phạm pháp luật, thường được viết bằng một ngôn ngữ nước ngoài, và tiếp thu kiến ​​thức, thường là về một hệ thống pháp luật nước ngoài. Thứ hai, pháp luật từ điển song ngữ cung cấp và hỗ trợ để dịch văn bản quy phạm pháp luật, vào hoặc từ một ngôn ngữ nước ngoài và đôi khi còn để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thường là trong một ngôn ngữ nước ngoài.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được trình Quốc hội cho ý kiến. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, điều 79 của Luật cán bộ công chức điều chỉnh về các hình thức kỷ luật để tương ứng với các hình thức kỷ luật của Đảng. Trong đó, bỏ hình thức kỷ luật “giáng chức” để bảo đảm xử lý kỷ luật nghiêm đối với người giữ chức vụ có hành vi vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào hai phương án. Chính phủ ủng hộ phương án không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức, bởi vì việc quy định đồng thời 2 hình thức kỷ luật “giáng chức” và “cách chức” áp dụng đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến tình trạng nể nang, chỉ áp dụng hình thức “giáng chức” thay vì phải áp dụng hình thức “cách chức”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết dự thảo luật đang thiết kế theo hướng bỏ bỏ hình thức kỷ luật “giáng chức”

Hơn nữa, quy định về hình thức kỷ luật giáng chức là không phù hợp với việc bố trí công chức theo vị trí việc làm. Hình thức “giáng chức” thực chất là bổ nhiệm vào chức vụ thấp hơn, trong khi đó tại vị trí được bổ nhiệm đã xác định đủ số lượng lãnh đạo, quản lý.

“Để bảo đảm tính nghiêm minh, sự nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi vi phạm của công chức lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng lợi dụng quy định để xử lý kỷ luật ở mức độ nhẹ hơn thì dự thảo Luật không tiếp tục quy định hình thức kỷ luật giáng chức” – ông Lê Vĩnh Tân nói.

Đồng tình với quan điểm của Chính phủ, đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cần bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với cán bộ công chức vi phạm.

“Anh vi phạm thì tôi phải cách chức anh, còn nếu giáng chức thì khác gì tôi lại bổ nhiệm lại anh. Quan điểm cá nhân của tôi là trong luật này không nên vừa có giáng chức vừa cách chức” – vị đại biểu này nêu qua điểm.

Phương án 2 mà Chính phủ trình ra là giữ hình thức kỷ luật giáng chức như Luật CBCC hiện hành, bởi vì quy định hình thức xử lý kỷ luật “giáng chức” đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết.

Việc bỏ đi một hình thức kỷ luật sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm của đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật – cơ quan thẩm tra dự án luật nhất trí với phương án này vì cho rằng về mặt pháp lý quy định hình thức xử lý kỷ luật giáng chức đối với những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là cần thiết, mang tính răn đe cao.

Thực tế thời gian qua căn cứ vào quy định này của Luật Cán bộ, công chức hình thức kỷ luật giáng chức cũng đã được áp dụng.

Đồng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm Tra Trung ương Hoàng Văn Trà cho rằng hình thức “giáng chức” áp dụng rất ít nhưng cần thiết.

“Một đồng chí đang là cấp phó đưa lên cấp trưởng nhưng điều hành không được, năng lực không đáp ứng thì xuống làm cấp phó hoặc trưởng phòng thì đó giáng xuống. Bây giờ cách chức thì từ giám đốc sở xuống làm chuyên viên, nhân viên luôn thì rất phí về phẩm chất chuyên môn. Vì vậy, tôi nghĩ nên duy trì hình thức “giáng chức” nhưng phải có hướng dẫn cụ thể để không lợi dụng giáng chức để né cách chức” – ông Hoàng Văn Trà nêu ý kiến./.

Nguồn: vov.vn

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để xem thêm

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:17/12/2019

 Giáng chức  Cách chức  Bị cách chức

Em đang nghiên cứu về Luật Cán bộ, công chức, viên chức. Anh chị giúp em nhìn thấy rõ sự khác biệt giữa hai hình thức kỷ luật là giáng chức và cách chức với ạ. Chân thành cảm ơn.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ pháp lý: Khoản 8, Khoản 9 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008.

    Tiêu chí

    Giáng chức

    Cách chức

    Khái niệm

    Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

    Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

    Đối tượng

    Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

    Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản

    Cách xử lý

    Bị hạ xuống chức vụ thấp hơn

    Không được tiếp tục giữ chức vụ

    Trên đây là nội dung hỗ trợ.

    Trân trọng!


Giáng chức

Cách chức

  • Chủ tịch Hạ viện đòi cách chức ông Trump ngay lập tức

Bị cách chức

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề