Tại sao ngón cái có 2 đốt

22/09/2016, 11:29 GMT+07:00

Bàn tay con người có 5 ngón, trong đó chỉ có 4 ngón là có 3 đốt, còn lại ngón cái chỉ có 2 đốt. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao? Hãy thử giơ bàn tay trước mặt và cử động các ngón tay, bạn sẽ nhận thấy ngón cái cử động được theo nhiều hướng hơn và linh hoạt hơn các ngón còn lại rất nhiều, và nó là ngón duy nhất có thể chạm vào tất cả các ngón khác mà không cần đến sự trợ giúp. Vì sao lại như thế?


Vì sao ngón cái chỉ có 2 đốt?

Đặc điểm bàn tay 5 ngón ở nhiều loài động vật, chẳng hạn ếch nhái, thằn lằn và những loài động vật có vú, trong đó có con người, xuất phát từ thời xa xưa, khi vạn vật đang còn trong quá trình tiến hóa. Ngoài việc các chi phát triển thành những bộ phận chuyên dụng để bay, bơi, leo trèo, nhảy hay chạy, bàn tay 5 ngón còn giúp những loài vật này dễ dàng tìm kiếm thức ăn và làm vũ khí tự vệ.

Tuy nhiên, chỉ có một số loài động vật thuộc bộ linh trưởng [như người và khỉ] mới có ngón tay cái linh động, có thể chạm đến bất kì vị trí nào trong lòng bàn tay. Đây là đặc điểm có được qua hàng triệu năm tiến hóa để thích nghi với môi trường sống cũng như có được nhờ sự phát triển của bộ não, giúp chúng ta có thể dễ dàng leo trèo, đu bám, cầm nắm mọi vật trong tay, kể cả những vật nhỏ li ti, thậm chí là làm việc chỉ bằng một tay.


Sở dĩ chúng ta có thể cầm nắm được là nhờ sự linh động của ngón tay cái.

Cũng như việc ngón tay cái không nằm trên cùng một hàng với 4 ngón tay còn lại mà nằm ở một vị trí thấp hơn, linh hoạt hơn và to lớn, khỏe mạnh hơn, việc nó chỉ có 2 đốt cũng có nguyên do riêng. Bạn hãy thử xỏ ngón tay cái của mình vô một chiếc nắp bút và thử nắm chặt bàn tay thành nắm đấm thử xem, có cảm thấy vướng víu và thừa thãi không? Giờ bạn hãy gập ngón tay cái lại và thử cầm một cuốn sách lên xem, bạn có cầm được và cầm chắc không? Đó chính là lí do vì sao ngón tay cái không có 3 đốt như các ngón khác.

Trong tất cả mọi hoạt động cần sử dụng đến đôi bàn tay, ngón tay cái chiếm đến 50% khối lượng công việc. Chính vì đặc điểm ngắn và chắc khỏe mà nó giúp chúng ta dễ dàng cầm nắm mọi vật và dễ dàng làm việc với sức mạnh tối đa. Từ những công việc cần đến sức mạnh của đôi tay như cuốc đất, chẻ củi, xách nước, leo trèo đến những việc cần đến sự khéo léo như khâu kim, cài cúc áo, kéo dây khóa quần, lái xe máy… tất cả đều không thể thực hiện được một cách dễ dàng nếu không có ngón tay cái hoặc nếu ngón tay cái cũng dài ngoằng như các ngón khác.


Ngón cái 2 đốt giúp chúng ta làm việc không bị vướng víu và sẽ làm việc với sức lực tối đa.


Ngón cái chiếm đến 50% độ hiệu quả của các hoạt động bằng bàn tay.

[Ảnh: Internet]

  ConNguoi

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng bật nhất trên cơ thể người với nhiều chức năng rất quan trọng, từ đơn giản như ôm hoặc nắm một vật thể lớn đến phức tạp như nhặt một viên sỏi nhỏ. Hầu hết hoạt động của bàn tay sẽ trở nên bất khả nếu không có sự hỗ trợ của ngón cái. Do đó cấu trúc của ngón tay cái phải phù hợp với chức năng của nó, chỉ có 2 đốt tay.

Bàn tay gồm có 5 ngón tay với tên gọi và kích cỡ khác nhau, do cấu trúc của xương bàn tay bao gồm 8 khối xương cổ tay [Carpals], 5 xương bàn tay [Metacarpals], và còn lại là 14 xương đốt tay [3 loại phalanges] trong đó mỗi ngón có 3 xương riêng ngón cái chỉ có 2 xương, thiếu một xương đốt tay giữa.

Cấu trúc này hình thành từ tổ tiên xa xưa nhất của loài người, loài cá Rhipidistia có xương vây trước là tiền thân của bàn tay, trong đó xương ngón đầu tiên ít hơn các ngón còn lại một đốt tay và cấu trúc này xuất hiện hầu hết ở thú, lưỡng cư, bò sát và cả con người [không tính các trường hợp ngoại lệ]. Sau khi đã tiến hóa thành loài vượn cổ thì cấu trúc này thể hiện rõ ràng hơn do nhu cầu cầm nắm, leo trèo các ngón tay dần phân biệt rõ ràng và ngón cái thì đối diện với các ngón còn lại.

Khi loại vượn bắt đầu xuống đất đi lại thì chi trên được giải phóng, chi trước trở thành bộ phận để cầm nắm công cụ và lao động do đó ngón cái bắt đầu phát huy và hỗ trợ các ngón còn lại. Chỗ gần ngón cái còn sản sinh ra một cơ rất phát triển, khiến cho ngón cái có thể phối hợp hoạt động với 4 ngón đối diện.

Chinh vì chức năng quan trọng nên ngón cái chỉ có hai đốt, các nhà khoa học phân tích đây là cấu trúc hoàn hảo nhất giúp ngón cái có thể phát huy được sức mạnh của nó một cách tối ưu để phối hợp với những ngón còn lại nhờ vậy mà ngón cái có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các ngón còn lại.

Nếu ngón cái chỉ có một đốt thì không đủ sức và cũng không có thế trong cầm nắm, ngược lại nếu có 3 đốt thì sẽ trở nên dư thừa, không cầm được lâu, nắm không căng và không đủ lực. Theo thống kê của các nhà khoa học một nửa các hoạt động của bàn tay đều cần đến sự trợ giúp của ngón cái.

“Bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì một cái kẹp lệch”- John Napier. Cấu trúc của xương bàn tay đã hình thành từ lâu đời nhưng theo thời gian và nhu cầu lao động nên các chức năng của bàn tay và đặc biệt là ngón tay cái càng rõ ràng hơn và phát triển hơn. Cấu tạo đó chính là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên, sự tiến hóa.

Bạn có thấy kỳ lạ không khi mà ngón tay cái chỉ có hai đốt, 4 ngón còn lại có tới 3 đốt?

  • Ai đi thang máy cũng nhìn thấy những điều này nhưng không biết lý do
  • Không phải ai cũng biết câu chuyện về nguồn gốc những chiếc khuy nhỏ trên quần jean
  • Loài cây này ai nghe tên cũng thấy quen nhưng hiếm khi được nhìn thấy hoa nở

Bàn tay của con người có 5 ngón, mỗi ngón tay có tên gọi riêng: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp úp và ngón út.


Trong khi ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út dù dài ngắn khác nhau nhưng mỗi ngón đều chia thành 3 đốt thì ngón tay cái chỉ có 2 đốt. Vì sao lại như vậy?



Cấu tạo 2 đốt của ngón tay cái là kết quả hợp lý của quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên để thích ứng với môi trường sống ở loài người. Theo Thuyết tiến hóa của Charles Darwin, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Vượn cổ sống trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng tứ chi. Để thích ứng với hoạt động hoạt động leo trèo, đeo bám vào các cành cây, ngón cái của chi trên và ngón cái của chia dưới ở vượn cổ đã được phân tách đối diện với 4 ngón còn lại.

Khi tiến hành hoạt động leo trèo, đeo bám trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, lúc này tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt không lớn. Trải qua quá trình tiến hóa, vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng.




Khi vượn cổ tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên hữu ích và chiếm tới một nửa chức năng của bàn tay. Ngón cái vừa có thể duỗi, xoay, gập dễ dàng, vừa có thể phối hợp hoạt động với 4 ngón còn lại để cầm, nắm đồ vật và thực hiện các động tác của bàn tay.





Nếu do 3 đốt tạo thành, ngón cái trở nên yếu ớt không có sức lực và không thể thực hiện những động tác cần lực lớn. Nếu chỉ do 1 đốt tạo thành thì sự kết hợp của ngón cái với 4 ngón còn lại để cầm nắm đồ vật rõ ràng là không linh hoạt và thuận tiện. Bởi vậy, ngón cái với 2 đốt ngón tay là hợp lý nhất.


[Nguồn: Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề