Tại sao mạng hay chập chờn

Truy cập internet giờ đây đã trở thành thói quen khá quen thuộc với hầu hết mọi người trong thời buổi hiện đại ngày nay khi mà chúng giúp ta có thể truy cập cũng như cập nhật những giải đáp hữu ích thông qua internet. Song song với quá trình sử dụng, người dùng cũng nên thường xuyên kiểm tra tốc độ mạng internet của nơi mình làm việc, sinh sống để biết dược tình trạng đường truyền như thế nào, hiện có nhiều dịch vụ trực tuyến hỗ trợ việc kiểm tra tốc độ mạng intenet hiệu quả như Speedtest...

Tuy nhiên vào một ngày đẹp trời bạn nhận thấy tốc độ mạng chậm hơn so với trước đây và đôi lúc bị mất tín hiệu làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới công việc cũng như giải trí của bạn. Không thể nào có thể tăng tốc internet nhanh hơn, thay vì gọi cho tổng đài và chờ kĩ thuật tới kiểm tra xử lý tăng tốc intenret thì bạn đọc có thể theo dõi bài viết ngay sau đây với top nguyên nhân mạng chậm, truy cập internet chậm để bỏ túi cho mình cách xử lý mạng nhà mình nhé.

Top nguyên nhân mạng chậm, truy cập internet chậm

1. Lỗi do thời tiết

Hiện nay có hai loại đường truyền phổ biến là cáp quang và cáp đồng. Do đường truyền internet cáp đồng sẽ phụ thuộc vào thời tiết, cho nên trong những ngày mưa bão, đường truyền internet sẽ không đạt được như ý, tín hiệu mạng sẽ bị chậm hơn so với thường ngày đồng nghĩa với tin hiệu có thể bị chập chờn.

Khắc phục: Đây là nguyên nhân bất khả kháng, vì vậy Taimienphi khuyên bạn nên chuyển sang sử dụng đường truyền cáp quang để tín hiệu ổn định hơn.

2. Xung đột giữa router wifi và modem

Khi bạn sử dụng nhiều thiết bị modem, router, swicth cùng với thiết lập cấu hình sai và bị trùng địa chỉ IP với modem vì thế mà gây ra hiện tượng xung đột với nhau dẫn đến tình trạng mạng bị vào chậm thậm chí không thể kết nối được internet.

Khắc phục: Xác định thiết bị trùng IP và cấu hình lại, cố gắng nhớ địa chỉ IP và đặt sang một dải khác khác với địa chỉ modem hoặc tắt DHCP.

3. Chia sẻ mạng cho quá nhiều thiết bị.

Để tiết kiệm chi phí, thông thường nhiều bạn chia sẻ đường truyền internet của mình với nhiều người để sử dụng chung thông qua dây mạng hoặc phát wifi. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mạng internet của bạn sẽ chậm đi khi có nhiều người sử dụng cùng lúc hoặc đang tải một chương trình hay phần mềm nào đó.

Khắc phục: Hạn chế số máy sử dụng chung trên đường truyền internet, không download hay xem phim vào giờ cao điểm… hoặc có thể nâng cấp lên gói cước internet cao hơn.

4. Máy tính bị nhiễm virus.

Máy tính bị nhiễm virus cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn lướt web hoặc truy cập internet chậm. Bởi virus có thể sử dụng đường truyền Internet của bạn cho mục đích khác, sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống và thậm chí có thể làm cho máy tính không kết nối được internet. Dấu hiệu nhận biết máy tính có bị nhiễm virus hay không đó chính là việc khởi động hoặc mở các ứng dụng trên Windows diễn ra quá chậm so với bình thường và đồng thời máy tính thường xuyên bị treo máy.

Khắc phục: Cài lại hệ điều hành và sử dụng các phần mềm diệt virus tốt nhất hiện nay để chống các loại virus xâm nhập máy tính, thường xuyên sử dụng phần mềm diệt virus hàng tuần để phòng tránh bị thiệt hại về việc xâm chiếm dữ liệu gây nên tình trạng mạng bị chậm.

5. Đứt cáp quang ngoài biển

Cụm từ này có lẽ không còn quá xa lạ với chúng ta bởi việc đứt cáp đã diễn ra khá thường xuyên và làm xôn xao cộng đồng mạng.

Khắc phục: Bạn chỉ có thể ngồi và đợi đến khi sự cố đứt cáp được sửa chữa hoàn tất. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng tạm thời cũng như đăng ký các gói cước 3G/4G nhà mạng hoặc tham khảo cách khắc phục mạng chậm khi bị đứt cáp biển AAG mà trước đo Taimienphi đã chia sẻ.

6. Các thiết bị modem, switch hoặc card mạng bị lỗi

Hai thiết bị modem và switch là những thiết bị mà bạn cắm thường xuyên 24/24. Chình vì vậy mà đôi khi các thiết bị này có thể gây ra việc làm chậm hoặc bị lỗi không vào được internet.

Khắc phục: Reset các thiết bị này và kiểm tra lại tốc độc cũng như việc truy cập internet. Ngoài ra, bạn hãy cắm dây mạng trực tiếp vào modem mà không thông qua switch để kiểm tra xem có phải switch bị lỗi không. Và nếu mạng thường xuyên bị đánh dấu chéo và tự kết nối lại, bạn có thể thử dây qua máy tính khác để kiểm tra dây, nếu dây tốt thì kiểm tra card mạng trên máy tính xem có bị lỗi hay không?

7. Lỗi do nhà cung cấp dịch vụ

Nguyên nhân cuối cùng và cũng khá phổ biến bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ của bạn. Khi bạn nhận được thiết bị modem từ nhà cung cấp, rất có thể nó không phải là một thiết bị chất lượng cao và thậm chí còn là hàng cũ đã qua sử dụng và điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng của bạn. Bên cạnh đó, chất lượng đường truyền còn phải chịu tác động của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như tình hình thời tiết hoặc động thực vật vô tình làm hỏng dây dẫn. Khi gặp phải các tình huống này, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ ngay để được tư vấn giải quyết.

Trên đây là tổng hợp nguyên nhân mạng chậm cũng như truy cập internet chậm phổ biến hiện nay mà Taimienphi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng nếu như các bạn gặp phải 1 trong những tình huống này có thể chủ động xử lý vấn đề thay vì ngồi đợi kỹ thuật viên nhà mạng tới sửa chữa. Ngoài ra, một số người dùng sau khi cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới đôi lúc cũng bị ảnh hưởng tới tốc độ mạng đặc biệt là trên Windows 10 Anniversary. Trường hợp người dùng gặp phải tình trạng này có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách sửa lỗi kết nối mạng chậm sau khi cập nhật Windows 10 Anniversary mà chúng tôi đã hướng dẫn trước đó nhé. Chúc các bạn thành công.

Bạn cảm thấy khó chịu và muốn thay đổi nhà mạng cung cấp internet khác khi mà thường xuyên bị mất mạng hay tốc độ mạng chậm đi. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều này, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như những giải pháp khắc phục trước khi thực hiện việc thay đổi nhà cung cấp dịch vụ Internet

Cách sửa lỗi Access Denied khi truy cập file, folder trên Windows 7, 8, 10 Cài đặt và cấu hình Route, Remote Access Service trên Server Core Access Denied là gì? Cách xử lý khi gặp lỗi này [Giveaway] Ashampoo Internet Accelerator 3 bản quyền miễn phí ngày 27/5 - 28/5 Kiểm tra tốc độ mạng FPT, test đường truyền mạng FPT Cách tăng tốc độ Internet trên Windows 10, lướt web chơi game nhanh hơn

Những nguyên nhân khiến mạng chậm, lag và cách khắc phục

   Truy cập Internet chắc có lẽ đã trở thành thói quen khá quen thuộc với hầu hết mọi người trong thời buổi hiện đại ngày nay. Bởi bạn có thể cập nhật cũng như tìm được những giải đáp hữu ích thông qua Internet. Vậy bạn cảm thấy thế nào nếu  mạng Internet hay bị chập chờn và rất chậm khi lướt web xem tin tức hoặc các video youtube?

Những nguyên nhân khiến mạng Internet của bạn chậm và chập chờn

  1. Đứt cáp quang ngoài biển Đông

   “Đứt Cáp Quang” chắc có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ với người Việt bởi việc đứt cáp đã diển ra khá thường xuyên và làm xôn xao cộng đồng Việt khi mạng Internet đã trở về thời đại của 10 năm về trước.

Thời gian đứt cáp trước đây là vào ngày 20/12/2013, tuyến cáp AAG phân đoạn Vũng Tàu – Hong Kong bị đứt với vị trí cách bờ Vũng Tàu khoảng 278 km. Và đến ngày 5-1-2014 mới được khắc phục hoàn toàn.

Giải pháp

Bạn chỉ có thể ngồi và đợi đến khi sự cố đứt cáp được sửa chữa hoàn tất. Tuy nhiên, bạn có thể lướt web nhanh hơn khi sử dụng USB 3G trong mùa bão đứt cáp này.

  1. Máy tính bị nhiễm virus quá nặng

     Máy tính bị nhiễm virus cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn lướt web hoặc truy cập Internet chậm. Bởi virus có thể sử dụng đường truyền Internet của bạn cho mục đích khác, sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống và thậm chí có thể làm cho máy tính không kết nối được Internet.

Dấu hiệu nhận biết máy tính có bị nhiễm virus hay không đó chính là việc khởi động hoặc mở các ứng dụng trên Windows diễn ra quá chậm so với bình thường và đồng thời máy tính thường xuyên bị treo máy.

Nguyên nhân

  • Thường xuyên cắm USB lạ vào máy mà không cóphần mềm virus quét
  • Không trang bị phần mềm diệt virus cho máy tính
  • Truy cập vào các Website bị nhiễm virus

Giải pháp

Tiến hành cài đặt phần mềm diệt virus miễn phí các  cho máy tính như Avast, Avira,….. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn có thể trang bị cho mình phần mềm diệt virus bản quyền cho máy tính của mình.

3. Sử dụng các phần mềm vào facebook và tải dữ liệu bằng uTorrent

Đối với những bạn sử dụng phần mềm để vào facebook như UltraSurf hoặc Hotspot Shield nếu không thoát phần mềm khi không vào facebook nữa thì các phần mềm này sẽ làm giảm tốc độ truy cập Internet. Hãy thoát hẳn những phần mềm này khi bạn không lướt Facebook nữa.

Và đối với một số bạn sử dụng uTorrent để donwload phần mềm hay tài liệu thì cũng cần lưu ý đến việc bỏ Seed dữ liệu đã download trên phần mềm uTorrent. Mạng Internet của bạn sẽ bị chậm nếu bạn vẫn giữ Seed.

  1. Thiết bị Modem, Switch hoặc Card mạng bị lỗi

    Mordem và Switch là 2 thiết bị mà bạn cắm xuyên suốt 24/24. Chình vì vậy mà đôi khi các thiết bị này có thể gây ra việc làm chậm Internet hoặc bị lỗi không vào được Internet. Giải pháp đó chính là bạn hãy bấm nút Reset trên các thiết bị này và kiểm tra lại tốc độc cũng như việc truy cập Internet.

Ngoài ra, bạn hãy cắm dây mạng trực tiếp vào Modem mà không thông qua Switch để kiểm tra xem có phải Switch bị lỗi không.

Và nếu mạng thường xuyên bị đánh dấu chéo và tự kết nối lại, bạn có thể thử dây qua máy tính khác để kiểm tra dây, nếu dây tốt thì kiểm tra card mạng trên máy tính xem có bị lỗi Driver hay không?

  1. Chia sẽ mạng Internet sử dụng với nhiều người

Để tiết kiệm chi phí, thông thường bạn thường chia đường truyền Internet của mình với người hàng xóm hoặc gia đình để sử dụng chung thông qua dây mạng hoặc phát wifi

Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mạng Internet của bạn sẽ chậm đi khi có nhiều người sử dụng cùng lúc hoặc đang download một chương trình hay phần mềm nào đó.

Giải pháp

Đó chính là bạn cần hạn chế số người sử chung mạng Internet cùng bạn bằng cách đặt mật khẩu WiFi hoặc có thể nâng cấp lên gói cước Internet cao hơn để sử dụng. Tóm lại

Khi mạng Internet của bạn gặp sự cố chập chờn, chậm hoặc không vào được. Thì bạn xét đến những nguyên nhân trên.

Tất nhiên vẫn sẽ còn những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này nhưng hy vọng rằng với các nguyên nhân ở trên có thể giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp trước khi thực hiện việc chuyển đổi sang nhà mạng khác bởi bạn cũng sẽ khá tốn nhiều thời gian để lắp đặt sử dụng nhà mạng Internet mới.

Download video youtube chỉ với 1 click chuột

Bạn là người nghiền Youtube? Bạn muốn download video trên Youtube bằng cách nhanh nhất có thể? Nếu bạn nằm trong số những người vẫn đang băn khoăn hoặc không biết cách nào để download video từ trang chia sẻ video lớn nhất hiện nay, bài viết này sẽ rất tiện ích với bạn.

   Click YouTube Download là một add-on mã mở rất dễ sử dụng của Firefox. Add-on này cho phép người dùng tải tất cả các loại video từ Youtube chỉ với một lần click chuột:

Add-on này sẽ thêm một đường link nhỏ trong YouTube để download video và nhạc trong 3GP, MP4 HD [High Definition], MP4 chất lượng cao và FLV. Đây là một trong những công cụ nhẹ và đơn giản nhất giúp bạn download video trên YouTube.

Tăng tốc cho smartphone của bạn

Sau một thời gian sử dụng, chiếc điện thoại của bạn sẽ trở nên chậm chạp và dường như không thể đáp ứng nhu cầu của bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm một số mẹo vặt để cải thiện tốc độ đáng kể cho chiếc điện thoại của bạn.

1 Xóa bộ nhớ đệm ứng dụng

Theo thời gian dữ liệu lưu trữ trên bộ nhớ đệm có thể tăng lên và gây ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của thiết bị. Do đó, xóa các dữ liệu lưu trên bộ nhớ đệm sẽ cải thiện phần nào hiệu suất và tăng thời lượng pin cho thiết bị. Xóa các bộ nhớ đệm cá nhân có thể được thực hiện trong menu Apps nhưng nhiều chương trình miễn phí trên kho ứng dụng Google Play có thể giúp bạn thực hiện tự động quá trình này. Một số chương trình được nhiều người lựa chọn là App Cache Cleaner và Clean Master. Cả hai ứng dụng này đều hoàn toàn miễn phí.

2 Các bản cập nhật phần mềm

Các nhà sản xuất và các nhà mạng thường xuyên đẩy các bản cập nhật phần mềm cho thiết bị của họ. Điều bắt buộc là bạn phải có các bản cập nhật mới nhất gồm bảo mật và sửa lỗi để cải thiện hoạt động ổn định tổng thể của thiết bị. Để kiểm tra xem bản cập nhật có thường xuyên không bạn vào Settings, chọn About Phone và chọn “System updates”.

Gỡ bỏ hoặc vô hiệu hóa các ứng dụng không sử dụng.

Điện thoại của bạn thường có dung lượng lưu trữ hạn chế và có ít bộ nhớ còn trống, khiến cho thiết bị hoạt động trở nên chậm chạp hơn. Nếu bạn lưu đầy hình ảnh, các bản nhạc hoặc ứng dụng, sẽ chiếm nhiều không gian lưu trữ. Do đó, để cải thiện tốc độ, người dùng nên giải phóng bộ nhớ bằng cách gỡ bỏ các ứng dụng không sử dụng hoặc lưu các tệp tin dung lượng lớn trên các dịch vụ đám mây như Dropbox hoặc Google Drive.Gỡ bỏ các ứng dụng có thể thực hiện bằng cách truy cập vào Settings, mở menu Apps và chọn ứng dụng bạn muốn gỡ bỏ cài đặt. Các ứng dụng được tải sẵn từ các nhà mạng hay các nhà sản xuất không thể gỡ bỏ được cài đặt. Các ứng dụng này thường được gọi là bloatware nhưng ít nhất người dùng có thể vô hiệu hóa hoặc ẩn chúng khỏi ngăn kéo ứng dụng bằng cách sử dụng phương pháp này. Trên các smartphone và máy tính bảng có thể mở rộng dung lượng lưu trữ, bạn có thể chuyển các ứng dụng đó sang thẻ nhớ microSD. Để thực hiện, bạn truy cập vào Settings, chọn menu Apps, kích vào ứng dụng bạn muốn di chuyển và chọn “Move to SD card”.

Hạn chế các widget và hình nền sống động

Nhiều người nghĩ rằng, các widget là một trong những lợi ích của việc sử dụng thiết bị Android. Chúng có thể hữu ích để tìm nhanh thông tin mà không cần mở ứng dụng nhưng đồng thời chúng có thể gây tiêu hao pin và làm chậm thiết bị của người dùng. Giảm số lượng lớn các widget, đặc biệt là các widget chuyên về dữ liệu như Facebook, sẽ giúp smartphone hoặc MTB chạy mượt hơn và thời lượng pin sử dụng lâu hơn. Bạn có thể loại bỏ các widget từ màn hình Home bằng cách ấn giữ lâu widget bạn muốn xóa và kéo chúng lên trên cùng của màn hình. Ngoài ra, nhiều người dùng còn rất thích thú với việc sử dụng các hình nền sống động trên thiết bị Android. Tuy nhiên, giống như widget, các hình nền sống động cũng có thể làm chậm thiết bị và tiêu hao nguồn pin. Do đó, bạn nên chọn các hình nền tĩnh hơn là các hình nền sống động.

Các bản cập nhật phần mềm

Các nhà sản xuất và các nhà mạng thường xuyên đẩy các bản cập nhật phần mềm cho thiết bị của họ. Điều bắt buộc là bạn phải có các bản cập nhật mới nhất gồm bảo mật và sửa lỗi để cải thiện hoạt động ổn định tổng thể của thiết bị. Để kiểm tra xem bản cập nhật có thường xuyên không bạn vào Settings, chọn About Phone và chọn “System updates”.

Root máy [can thiệp sâu hơn vào hệ điều hành thiết bị]

Chấp nhận rủi ro và người dùng cao cấp có thể tác động sâu vào bên trong thiết bị, hay còn gọi là quá trình Root máy. Cách thức này sẽ mở cửa cho các tính năng mới và thậm chí tăng tốc độ hoạt động tuyệt vời cho điện thoại. Root máy cũng cung cấp khả năng ép xung cho bộ xử lí, cài đặt ROM tùy biến…Tuy nhiên, nếu bạn không thành thạo phương pháp này có thể gây hư hại cho thiết bị mà không thể khôi phục lại được.

Cách sử dụng pin máy tính  pin hợp lý nhất, để tránh được tình trạng chai hay hư hỏng pin.

Bạn đã và  đang sử sử dụng một chiếc máy tính xách tay nhưng không biết cách sử dụng pin sao cho hợp lý nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó một cách ngắn gọn và chính xác nhât.

Không ít báo đăng tảI và đưa ra lời khuyên cho người sử dụng máy tính là  “Nếu thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn có thể sạc pin thật đầy rồi tháo pin ra luôn và chỉ sử dụng bộ sạc, lời khuyên của chuyên gia nhằm kéo dài tuổi thọ cho pin của máy tính xách tay. Đáng tiếc rằng lời khuyên này có thể làm chiếc máy tính xách tay “chết bất đắc kỳ tử”.

Quan điểm cất pin đi sẽ rất tai hại bởi chỉ một lần không may mắn, do nguồn điện lưới trồi sụt đột ngột hoặc do bộ sạc [adapter] sử dụng liên tục lâu ngày bị đoản mạch thì các bo mạch, chíp của máy sẽ “gánh chịu” rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao. Rủi ro còn là mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi máy không được lắp pin. Bởi trong tình huống mất điện thì pin sẽ thực hiện chức năng như một bộ lưu điện tức thời [UPS on-line].

Còn về quan điểm “sạc liên tục trong khi sử dụng sẽ làm chai pin hoặc nhanh hư” cũng lại không chính xác. Máy tính hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp phù hợp, ổn định và pin thế hệ mới. Điều này đồng nghĩa với việc những máy này có khả năng dùng nguồn trực tiếp từ bộ sạc, không cần lắp pin và nếu có lắp pin thì cũng tự động lựa chọn nguồn cấp từ bộ sạc khi dòng điện ổn định.

  • Vậy phương pháp sử dụng đúng mực nhất đó là sử dụng pin bình thường: Sạc đầy, dùng bộ sạc khi làm việc ở nhà, dùng pin khi di chuyển. Chú ý: chỉ tháo lắp pin trong tình trạng máy đã tắt hoàn toàn và không cắm sạc. Khi sạc pin, nên cắm đầu nguồn vào ổ điện trước, cắm đầu sạc vào máy sau. Cuối cùng, nếu thấy hiện tượng pin bị suy kiệt quá nhanh, nóng bất thường, bạn cần nghĩ tới việc vệ sinh lại các điểm tiếp xúc điện trên pin.

Dùng Pin Laptop như thế nào ?

  • Không nên đặt laptop trên giường đệm hay dùng gối thay cho mặt bàn đặt laptop vì chúng sẽ che mất khe thoát nhiệt bên dưới lap.
  • Không nên dán nilon phủ kín máy, bởi vỏ máy là một thành phần thoát nhiệt khá hữu ích.
  • Khi dùng xong, tắt máy nên đợi một vài phút mới cho máy vào túi hay balo bởi chúng giữ nhiệt khá tốt, nhiệt lượng còn trong Lap chưa được tỏa hết sẽ có hại cho máy.
  • Hạn chế sử dụng laptop đến cạn kiệt pin vì pin Li-ion dùng cho laptop không có hiệu ứng nhớ nên xảy ra tình trạng chai pin. Chính các nhà sản xuất đã hạn chế điều này khi chỉ cho laptop hoạt động khi pin > 5-10% dưới mức đó, máy sẽ tự động tắt.
  • Khi sử dụng pin, hãy dùng cho đến khi nó còn đến 10-20% hãy sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà đã sạc ngay nhiều lần, số cell của pin không được dùng đến cũng tự chai.
  • Nếu cắm sạc thường xuyên cũng cố gắng định kỳ 1-2 tuần 1 lần sạc xả. [dùng gần hết rồi sạc đầy] Nên vệ sinh mạch tiếp xúc của pin, tránh tình trạng tiếp xúc kém gây hỏng pin.
  • Không nên tháo pin và sử dụng nguồn điện trực tiếp bởi nguồn điện trực tiếp không được ổn định, khi xảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến công việc bạn đang làm và laptop [hỏng nguồn, main…] . Không nên thường xuyên sử dụng đến mức 0% dung lượng, hãy thiết lập máy của bạn tự đi vào chế độ “ngủ đông” [hibernate] khi pin còn khoảng 5%-10% dung lượng. Cân chỉnh lại “đồng hồ đo dung lượng pin” [re-calibrate] sau mỗi 3 tháng bằng cách sử dụng pin tới khi máy tự tắt do hết pin, rồi sau đó sạc đầy lại trước khi tiếp tục sử dụng bình thường.

Khi pin rơi vào tình trạng trai pin hoặc mạch quản lý lượng pin không nhận đúng dung lượng pin [giống như đồng hồ chạy sớm/trễ] bạn có thể sử dụng thủ thuật [re-calibrate] sẽ giúp bạn cải thiện điều này. Cắm sạc đầy pin, sau đó rút sạc và dùng bình thường cho tới khi gần cạn pin, lúc còn khoảng 7 – 10% thì bạn khởi động lại máy và vào chế độ Bios, để nguyên máy đó tới lúc 0% và máy tự tắt vì cạn pin. Để pin ở tình trạng 0% đó trong khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó cắm sạc lại và dùng bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề