Tại sao lại bị co giật

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Triệu chứng của bệnh co giật

Bản thân co giật vốn đã là một triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng gọi nó là hội chứng co giật, do khi co giật người bệnh thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Giảm hay mất tri giác
  • Các vận động bất thường
  • Rối loạn hành vi, cảm giác
  • Rối loạn hệ thần kinh tự chủ như: Tăng tiết nước bọt [sùi bọt mép], rối loạn tiêu tiểu.

2. Các loại co giật

Co giật toàn thân:

Đây là dạng co giật thường gặp nhất,  người bệnh thường co giật cả người,thường kèm theo:

  • Sùi bọt mép
  • Trợn hoặc nhắm kín mắt

Sau cơn, người bệnh thường mất trí nhớ trong cơn. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không nhớ được những việc xảy ra khi họ co giật. Tùy theo nguyên nhân mà sau cơn co giật người bệnh có thể tỉnh táo hoàn toàn hoặc lừ đừ.

Co giật một phần cơ thể:

Co giật một phần cơ thể còn gọi là cơn co giật cục bộ. Ở dạng này, co giật thường xảy ra ở một phần cơ thể. Bất kỳ phần nào cũng có thể xảy ra, nhưng thường nhất là ở:

  • Tay
  • Chân
  • Mặt
  • Mắt: Đây là dạng hiếm gặp hay còn gọi là nystagmus. Trong tình trạng này, người bệnh thường sẽ có các cơn rung giật nhãn cầu. Tùy nguyên nhân mà rung giật có thể theo chiều ngang, hoặc chiều lò xo.
  • Ngoài ra, còn có một số loại động kinh khác do tổn thương thùy thái dương, người bệnh sẽ có các dạng co giật cục bộ khá đặc biệt. Đó là tình trạng mất, thay đổi khướu thính giác tạm thời.

Rung giật bó cơ:

Y khoa còn gọi là máy cơ. Tình trạng này khác với co giật cục bộ ở chỗ, rung giật bó cơ thường lành tính. Người bệnh sẽ chú ý thấy một bó cơ nhỏ trên cơ thể của mình bị run giật. Nguyên nhân hầu hết là do vô căn và chúng có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể.

3. Nguyên nhân gây co giật

Nguyên nhân ở Trẻ em:

  • Sốt cao co giật: đây nguyên nhân hàng đầu gây co giật ở trẻ em, thường xuất hiện ở trẻ từ 18-36 tháng tuổi. Đây là tình trạng hoàn toàn lành tính. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt và phát triển trí tuệ bình thường
  • Thiếu oxy não, vàng da nhân não
  • Các tổn thương hay khiếm khuyết do bất thường bẩm sinh ở não
  • Não úng thủy
  • Nhiễm virus như Tay chân miệng.

Các nguyên nhân dưới đây còn có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em:

  • Động kinh: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây co giật ở người lớn. Tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20-70 người trong 100.000 dân. Bệnh thường khởi phát lúc trẻ, khoảng 50% người bệnh. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ bệnh động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên. Tỷ lệ bệnh ở cả nam và nữ bằng nhau. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh Động Kinh TẠI ĐÂY.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: tên gọi khác là Historia. Ở người lớn, nguyên nhân này khá phổ biến, đặc biết ở phụ nữ từ 15-40 tuổi. Tình trạng co giật thường xảy ra ngay sau khi người bệnh bị kích động hoặc có sự thay đổi đột ngột về cảm xúc. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
  • Ngộ độc hóa chất, chất độc
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Xuất huyết não- màng não:
  • Rối loạn chuyển hóa : Hạ đường huyết, hạ canxi máu
  • U não
  • Di chứng tai biến mạch máu não

Cơ chế gây ra co giật

Cho tới hiện tại cơ chế chính xác gây ra co giật vẫn chưa xác định được. Để các bó cơ vận động, các nơ ron thần kinh phát tín hiệu vào hệ thần kinh cơ. Khi quá trình này có sự sai lệch sẽ dẫn đến co giật.

Các thông tin sai lệch này có thể do các tế bào thần kinh chết phóng ra, rối loạn chuyển hóa gây ra  hoặc các vùng não tổn thương phát tín hiệu sai lệch.

4. Cách điều trị bệnh co giật

a/ Chẩn đoán bệnh co giật

Hình ảnh học:

  • X-quang sọ: thường được chỉ định sau chấn thương để xác định có vết nứt vỡ xương sọ và các nhóm xương mặt hay không
  • MRI: thường được chỉ định để xác định khối u não
  • CTSCAN: thường được chỉ định trong xuất huyết não, di chứng mạch máu não
  • Điện não đồ: các hình ảnh gợi ý các dạng sóng não bất thường giúp xác định chẩn đoán Động kinh
  • Điện cơ: Thường được chỉ định trong co giật cục bộ
  • Siêu âm thóp: chỉ được chỉ định ở trẻ em. Do khi bé nhỏ, các xương thóp chưa đóng nên người ta vẫn có thể thăm dò các cấu trúc trong não của bé thông qua Siêu âm thóp

Xét nghiệm máu:

  • Đường huyết
  • Điện giải đồ
  • Định lượng nồng độ canxi máu, Magie máu

Chọc dò dịch não tủy

b/ Điều trị

Điều trị cắt cơn

Chủ yếu là dùng thuốc, các thuốc diazepam, phenytoin hoặc phenol barbital là các lựa chọn hàng đầu để cắt cơn co giật

Điều trị nguyên nhân:

- Thuốc

  • Truyền Glucose hoặc Natri clorid: đối với các trường hợp rối loạn đường huyết, điện giải.
  • Thuốc chống động kinh: cho các trường hợp động kinh
  • Kháng sinh: đối với các trường hợp Nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Thuốc an thần: dành cho các trường hợp hysteria, rối loạn thần kinh thực vật

- Phẫu thuật:

Phẫu thuật thường áp dụng cho u não, xuất huyết não gây tăng áp nội sọ, não úng thủy…

- Các phương pháp khác:

  • Chế độ ăn ceton dành cho người bị động kinh
  • Thiền: đặc biệt hiệu quả đối với người bị co giật do Rối loạn thần kinh thực vật, Hysteria

Bài viết tham khảo thêm: 

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Nguyên nhân gây co giật cơ cổ

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ, chứng co giật cơ cổ có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Nếu co giật mạnh, có thể bạn bị đau do dây thần kinh, bị chèn ép có thể làm cho cơn đau lan tỏa vào cánh tay hoặc bàn tay.
  • Các cơn co giật có thể do chấn thương hoặc là triệu chứng của các bệnh thoái hóa đĩa đệm ở cổ, thoát vị, nhiễm virus, hẹp ống sống, viêm màng não hoặc viêm tủy xương.
  • Thông thường, các cơn co giật hay gặp do căng cơ quá mức như gắng sức làm việc nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức.
  • Hoặc đơn giản là sự chuyển động đột ngột các cơ vùng cổ. Sự co cơ đột ngột gay giảm lưu lượng máu cung cấp cho vùng gây ra sự kích thích các receptor thần kinh và còn có thể gây đau hơn nữa.
  • Cơ ở cổ bị co giật đôi khi cũng xảy ra do tư thế ngủ không đúng, tạo áp lực lên vùng cổ.
  • Co giật cơ cũng có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin. Vitamin B12 và D rất quan trọng đối với chức năng cơ bình thường và sự thiếu hụt có thể gây co giật cơ.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng khác như canxi, magie, kali cũng có thể là nguyên nhân. Mất nước gây hạ natri gây co giật cơ.

Tuy nhiên tình trạng co giật cơ cổ không nghiêm trọng khi nó không kèm theo các triệu chứng khác.

Nếu bạn co giật cơ cổ kèm theo mất cảm giác ở chân tay hoặc vai, mất thăng bằng hoặc cổ cứng kết hợp sốt cao, nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng hoặc buồn nôn, nôn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

2. Triệu chứng co giật cơ cổ

  • Giật cơ vùng cổ một bên hoặc hai bên
  • Khó di chuyển hoặc quay, cúi, gập cổ, vai hoặc lưng
  • Đôi khi còn có cảm giác đau

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

3. Phương pháp điều trị co giật cơ ở cổ

Những nguyên nhân phổ biến gây co giật cơ vùng cổ điển hình có thể điều trị mà không cần sự can thiệp y tế.

Một số bài tập hữu ích và các biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thực hiện để giảm tần suất co giật cơ cổ.

3.1. Các bài tập

Bài 1:

  • Ngồi hoặc đứng, nhìn về phía trước
  • Giữ tay thoải mái sau gáy
  • Sử dụng cành tay áp nhẹ vào cằm, đẩy cằm quay sang phải
  • Giữ thoải mái trong 15s
  • Lặp lại thao tác này 3 lần mỗi bên

Bài 2:

  • Ngồi hoặc đứng với hai tay cầm vào nhau để phía sau lưng
  • Đẩy một vai xuống, nghiêng đầu sang phía đối diện cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ ở cổ
  • Giữ trong 15- 30s sau đo quay lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại thao tác 3 lần mỗi bên

Bài 3:

  • Nằm ngửa trên một mặt phằng, co chân với bàn chân nằm trên sàn
  • Cúi gập cổ sát ngực, trong khi vai vẫn sát mặt sàn
  • Giữ trong 10s
  • Lặp lại 5 lần

Khi bạn tập bài tập này, có thể luyện tập để giữ trong thời gian lâu hơn 20-30s

3.2. Mát- xa cơ cổ

Mát- xa là một phương pháp điều trị ngắn hạn có hiệu qảu tai nhà.

Áp lực nhẹ lên cơ cổ có thể thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng, giảm co giật cơ. Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy rằng ngay cả những liệu pháp mát-xa ngắn hạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng co giật, hoặc đau cơ cổ.

Bạn có thể tự mát-xa cho mình bằng cách dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng vổ, xoay tròn đều hoặc nhờ người thân giúp đỡ.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

4, Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của bạn không cải thiện trong một tuần hoặc nếu bạn có chấn thương cổ từ trước đó. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ nếu bạn bị co giật nhiều vào ban đêm.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm màng não, bạn hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu
  • Cổ cứng
  • Vùng màu tím trên da tương tự như vết bầm tím

Video liên quan

Chủ Đề