Tại sao mụn mọc ở lông mày

Vị trí mọc mụn liệu có cảnh báo vấn đề nào về sực khỏe hay không trong khi nhiều người cho rằng, mụn là do nội tiết, do môi trường ô nhiễm?

Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài. 12 vị trí xuất hiện của mụn dưới đây cũng là cách mà cơ thể lên tiếng khi sức khỏe có dấu hiệu bất ổn.

Vị trí mọc mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh [tim hồi hộp, nóng trong người], quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.

Nguyên nhân do mất ngủ, tinh thần quá căng thẳng dẫn tới tỳ khí thương tổn, dễ nóng nảy và giận dữ. Tâm hỏa thịnh còn làm cho miệng lưỡi lở loét, đầu lưỡi chuyển màu đỏ, đau nhức khó chịu dẫn tới mất ngủ.

Lời khuyên: cách điều trị dễ dàng nhất là dùng: 12g tâm hạt sen, 12g táo nhân hãm trong nước sôi, uống hàng ngày thay nước trà, giúp cho cơ thể mát hơn.

Nổi mụn ở vị trí này có thể do gan bị suy nhược mà gây nên. Gan yếu còn làm cho vùng ngực trái bị ê ẩm, căng cứng gây khó chịu.

Lời khuyên: tránh vận động quá sức, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ, không dùng bia rượu và các đồ cay nóng.

Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng.

Lời khuyên: ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.

Vị trí mọc mụn có thể là cảnh báo những bất thường của sức khỏe

Vị trí mọc mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát.

Ngoài ra, nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.

Lời khuyên: hạn chế dùng đồ uống lạnh, ăn nhiều mướp đắng, rau cần có tác dụng làm cho tạng vị thanh hỏa. Ngoài ra, có thể lấy 12g hoa cúc, 12g kim ngân hoa hãm nước uống sẽ làm tiêu tan khí nóng trong người.

Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

Lời khuyên: không ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.

Những buổi tiệc tùng triền miên khiến bao tử của bạn bị quá tải, nóng trong người, tiêu hóa kém dẫn đến tình trạng xuất hiện các nốt mụn ở quanh môi.

Lời khuyên: ăn uống đúng giờ, đúng bữa với liều lượng hợp lý. Mỗi ngày, bạn nên uống một cốc sữa hoặc đồ uống lên men sẽ có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.

Chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.

Lời khuyên: hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây trướng như khoai, hạt dẻ, sắn mì…

Mụn xuất hiện ở vị trí này cho thấy chức năng của phổi bất thường. Thường khi có hiện tượng ho, cảm hoặc tắc mũi, đau họng thì má bên phải sẽ xuất hiện những nốt mụn.

Lời khuyên: ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho phổi như: nước ép cà chua, cá, táo, tỏi…

Mụn mọc ở má phải có thể là dấu hiệu bất thường của phổi

Chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng gò má trái là triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.

Lời khuyên: nên chia thành nhiều bữa ăn và hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ để tránh hệ tiêu hóa hoạt động quá nhiều.

Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.

Lời khuyên: tránh uống rượu. Nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thải độc như: mướp đắng, đậu xanh, dưa chuột, nho, tỏi…

Hệ thống bạch huyết bài độc không tốt. Xuất hiện mụn là biểu hiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang bị giảm sút… Những người thường xuyên dùng thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ làm cho bạch huyết bài độc không tốt từ đó dẫn tới tiện bí.

Lời khuyên: uống vitamin và sinh tố chống lão hóa như tinh chất quả nho sẽ có lợi cho việc giải bỏ độc tố tồn đọng trong bạch huyết. Đồng thời, tăng cường vận động, khiến tiết nhiều mồ hôi giúp thúc đẩy bạch huyết bài độc. Ngoài ra, massage hoặc dẫn lưu bạch huyết cũng có lợi cho việc bài độc của cơ thể.

Theo Đông Y, vị trí mọc mụn xuất hiện ở vùng mông và âm đạo là biểu hiện thấp nhiệt trong người, nước tiểu vàng, đi cầu dễ bị táo bón, vùng âm đạo bị khí hư, viêm nhiễm.

Lời khuyên: hạn chế các thức ăn nhiều gia vị cay, nóng, bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra, hàng ngày dùng khoảng 12g ý dĩ, 12g kim ngân hoa [nếu là phụ nữ có thai thì thay 12g ý dĩ bằng 12g thổ phục linh] đem hãm trong nước sôi cho đủ uống cả ngày để thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Bạn có bao giờ gặp tình trạng nổi mụn ở chân mày hay không? Vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó có phải là lời cảnh báo của một căn bệnh tiềm ẩn? Hay chỉ là một tình trạng da bình thường? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua các thông tin trong bài viết này.

Lý do dẫn đến tình trạng nổi mụn ở chân mày

Nguyên nhân khiến cho chân mày nổi mụn xuất phát từ nhiều yếu tố liên quan đến tác nhân bên ngoài hoặc do tinh thần bên trong. Dưới đây là các lý do thường dẫn đến việc chân mày bị nổi mụn:

1. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Nổi mụn ở chân mày có thể xuất phát từ việc tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh. Lượng dầu thừa tiết ra quá nhiều khiến cho bề mặt da luôn trong tình trạng nhờn rít. Đây là môi trường tốt để các vi khuẩn, virus gây hại cho da sinh sôi và phát triển. Đồng thời, môi trường ẩm do bã nhờn còn khiến bụi bẩn dễ bám vào bề mặt da gây viêm nhiễm da, viêm tuyến bã nhờn dẫn đến mụn.

Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh dẫn đến bề mặt da bị nhờn khiến nổi mụn ở chân mày.

2. Lông chân mày mọc ngược

Nguyên nhân thứ hai khiến mụn mọc nữa đó là do phần lông chân mày bị mọc ngược. Tuy rằng lý do này không quá phổ biến nhưng nó cũng là một trong những nguyên nhân nổi mụn ở chân mày. Khi lông mọc ngược và đâm vào bề mặt da, từ đó dẫn đến việc lỗ chân lông bị tổn thương dẫn đến viêm. Khi không điều trị kịp thời sẽ làm viêm nhiễm lỗ chân lông sinh ra mụn. Bên cạnh đó, khi chân mày mọc ngược, nhiều người có thói quen wax lông, cạo lông bằng các phương pháp không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài sẽ gây ra viêm nhiễm và bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn.

3. Mỹ phẩm hoặc dụng cụ trang điểm kém chất lượng

Một số dụng cụ làm đẹp như cọ trang điểm, cây vẽ chân mày rất dễ bị bám bụi, nhiễm bẩn mất vệ sinh. Vi khuẩn, virus có thể sinh sôi và phát triển dễ dàng trên đó. Khi sử dụng, bạn không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến việc truyền vi khuẩn, virus, bụi bẩn lên bề mặt da và chân mày. Từ đó khiến cho da bị nhiễm khuẩn và sinh ra mụn.

Một số loại mỹ phẩm có chất lượng kém, hàng giả, hàng trôi nổi,... có thành phần gây kích ứng da hoặc dễ làm bít tắc lỗ chân lông khiến da bị nổi mụn. Vì thế, nếu thường xuyên trang điểm, bạn nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng hoặc có chiết xuất tự nhiên để đảm bảo an toàn cho da.

4. Vấn đề về thần kinh

Khi bạn thường xuyên lo âu, áp lực, tinh thần quá tải, stress,... cũng sẽ khiến cho da bị nổi mụn. Và hiển nhiên rằng những nốt mụn đáng ghét cũng sẽ nổi trên chân mày của bạn. Để hạn chế nổi mụn gây tổn hại cho da, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, dành nhiều thời gian thư giãn bên gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, tập thể thao đều đặn,... để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách điều trị nổi mụn ở chân mày nhanh chóng tại nhà

Nổi mụn ở chân mày không phải là tình trạng hiếm gặp, vì thế để điều trị cũng không quá khó khăn. Bạn có thể dùng các loại sữa rửa mặt trị mụn hoặc thuốc trị mụn. Đây là cách điều trị đơn giản và nhanh chóng nhất. Trong trường hợp mụn chỉ nổi ở chân mày ở mức độ nhẹ, bạn có thể ra nhà thuốc tây mua kem trị mụn sử dụng. Lưu ý là thành phần của các sản phẩm này không chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Nếu tình trạng mụn dày đặc và nghiêm trọng, thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ da liễu trong thời gian sớm nhất để có phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

Cách trị nổi mụn ở chân mày đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.

Ngăn ngừa mụn ở chân mày có khó không?

Như đã nói ở trên, việc trị mụn ở chân mày không khó. Vậy nên việc phòng ngừa chúng lại càng đơn giản hơn. Đầu tiên, bạn nên giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, khô thoáng. Việc giữ cho da sạch sẽ cải thiện tình trạng mụn, đồng thời bảo vệ da khỏi bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công. Để giữ cho da sạch, bạn nên tập thói quen rửa mặt sáng - tối trong ngày.

Ưu tiên chọn các loại sữa rửa mặt có thành phần thiên nhiên, không hóa chất kích ứng da, không chất tẩy rửa mạnh. Sau khi rửa mặt, bạn thoa thêm các mỹ phẩm hỗ trợ khác như toner, kem dưỡng,... Đừng quên tẩy tế bào chết 2 lần/tuần để loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da.

Giữ da sạch thoáng là cách ngăn ngừa nổi mụn chân mày hiệu quả, ít tốn kém.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da mặt kỹ lưỡng. Thành phần kem chống nắng nên ưu tiên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn, chất bảo quản, parapen. Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, phụ kiện hay tiếp xúc với chân mày như mũ, nón bảo hiểm, khăn mặt,... Đây cũng có thể là môi trường ẩn nấp của vi khuẩn gây hại cho da.

Nói chung là tình trạng nổi mụn ở chân mày là trường hợp thường gặp, cách điều trị và phòng ngừa cũng rất đơn giản. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng khi bị nổi mụn ở vị trí này trên da mặt. Hy vọng rằng qua các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc phòng và chữa bệnh. Từ đó, da mặt luôn sạch khỏe, sáng bóng và mịn màng hơn.

Bảo Vân

Nguồn: Hellobacsi

Video liên quan

Chủ Đề