Tại sao hoàng anh gia lai thua lỗ

Rơi vào diện thua lỗ 3 năm liên tiếp, Hoàng Anh Gia Lai gửi thư xin HOSE và Ủy ban chứng khoán Nhà nước không hủy niêm yết cổ phiếu HAG

Việc điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính khiến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Hoàng Anh Gia Lai các năm 2017, 2018 và 2019 đều bị lỗ. Theo quy định, việc thua lỗ 3 năm liên tiếp sẽ khiến doanh nghiệp bị hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai là phát sinh sau khi hồi tố nên hiện nay cổ phiếu của công ty vẫn đang được giao dịch bình thường trên sàn chứng khoán.

Ngày 27/1, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM liên quan đến việc điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính.

Cụ thể, ngày 25/11/2021, Hoàng Anh Gia Lai đã có văn bản giải trình về việc điều chỉnh hồi tố số liệu báo cáo tài chính, theo đó chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty trong các năm 2017, 2018 và 2019 đều bị lỗ.

Việc thua lỗ 3 năm liên tiếp tạo nên sự quan ngại của cổ đông, rằng cổ phiếu HAG có khả năng bị xem xét về việc có tiếp tục thỏa mãn điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM hay không.

Vì vậy, các cổ đông tham dự Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/11/2021 đã bàn bạc rất kỹ vấn đề này và thống nhất ghi vào Biên bản họp thể hiện nguyện vọng kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận duy trì niêm yết cổ phiếu HAG.

Trên cơ sở đó, Hoàng Anh Gia Lai kiến nghị Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM xem xét đến tình hình hiện tại của Hoàng Anh Gia Lai để duy trì việc niêm yết cổ phiếu bởi vì hầu hết các cổ đông đang sở hữu cổ phiếu HAG hiện nay đều mua cổ phiếu dựa trên tình hình kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai chứ không dựa vào các thông tin tài chính trong quá khứ cách đây 3-5 năm.

Hoàng Anh Gia Lai cho biết, đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh và tái cấu trúc của Hoàng Anh Gia Lai có nhiều cải thiện so với trước đây.

Thứ nhất, Hoàng Anh Gia Lai đã thanh toán được phần lớn các khoản nợ vay và trái phiếu tồn động. Chi tiết thể hiện qua số dư nợ vay ngân hàng và trái phiếu. Đồng thời, cũng đã xử lý được phần lớn các khoản đầu tư không hiệu quả như thanh lý bớt các công ty con thuộc ngành nông nghiệp, các công ty con ngành thủy điện và khoáng sản; xử lý các khoản phải thu tồn đọng nhiều năm như công nợ phải thu Công ty đầu tư bất động sản An Phú. Các chỉ tiêu tài chính cũng được cải thiện. Hệ số thanh toán hiện hành hiện đã lớn hơn 1 [theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2021].

Thứ hai, Hoàng Anh Gia Lai cũng đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ, cải thiện tình hình tài chính;

Thứ ba, kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính đã soát xét bán niên 2021 lãi 18 tỷ đồng và ước tính cả năm 2021 lãi trên 120 tỷ đồng.

Hoàng Anh Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 là 4.820 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1.120 tỷ đồng. Định hướng của Hoàng Anh Gia Lai là tăng cường các biện pháp tái cơ cấu tài chính, phấn đấu giảm số dư nợ phải trả ngân hàng xuống còn 5.000 tỷ đồng.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ đẩy mạnh triển khai chiến lược kinh doanh tập trung vào 2 ngành hàng chủ yếu là chuối và chăn nuôi heo. Đây là 2 ngành hàng có thị trường rộng lớn tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Chuối loại thải từ ngành trồng trọt [khoảng 200.000 tấn/năm] sẽ được dùng làm thức ăn chăn nuôi heo, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng thịt heo.

Được biết, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối, nâng tổng diện tích lên 7.000ha và xây thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt. Trong số đó, có 2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm chuồng trại tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 với công suất hơn 1 triệu con heo thịt mỗi năm [mỗi cụm chuồng trại nuôi 2.400 heo nái và 60.000 heo thịt].

//cafebiz.vn/roi-vao-dien-thua-lo-3-nam-lien-tiep-hoang-anh-gia-lai-gui-thu-xin-hose-va-uy-ban-chung-khoan-nha-nuoc-khong-huy-niem-yet-co-phieu-hag-20220127213621461.chn

Hà My

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Từ khóa: Hoàng Anh Gia Lai, bầu Đức

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Bộ ba "đại gia phố núi": bà Nguyễn Thị Như Loan [thành viên HĐQT, tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai] - ông Đoàn Nguyên Đức [chủ tịch HĐQT HAGL] - ông Bùi Pháp [chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long]

Hoàng Anh Gia Lai: bầu Đức gửi thư, hứa xóa gần 5.900 tỉ đồng nợ BIDV

Nhiều năm qua "thua lỗ" và "nợ nần" là các từ khi nhắc đến Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai [HAGL, mã chứng khoán HAG] do ông Đoàn Nguyên Đức [bầu Đức] làm chủ tịch hội đồng quản trị [HĐQT].

Giữa lúc giá cổ phiếu HAG rơi vào vùng đáy, neo quanh mốc 5.000 đồng, bầu Đức gửi thư tới các cổ đông.

"Tập đoàn đã có kế hoạch thanh lý một số tài sản không tạo ra lợi nhuận, tập trung thu hồi nợ từ các bên liên quan và sử dụng dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh để hoàn tất trả nợ trái phiếu này trước cuối năm 2025", ông Đức cho hay.

Sau nửa đầu năm 2021, HAGL đã giảm hơn 52% khoản nợ phải trả xuống còn xấp xỉ 12.975 tỉ đồng. Riêng khoản nợ trái phiếu liên quan đến BIDV đã chiếm tới 5.876 tỉ đồng.

Năm nay bầu Đức tập trung hai ngành chủ lực chăn nuôi và trồng cây ăn trái. Dự kiến cuối năm nay hoàn thiện hệ thống chuồng trại, sẵn sàng từ năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng/năm. Tập đoàn đầu tư duy trì 10.000 ha trồng chuối và các loại cây ăn trái khác.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, HAGL lãi ròng hơn 18 tỉ đồng, cú lội ngược dòng ngoạn mục khi cùng kỳ năm trước lỗ ròng hơn 1.390 tỉ đồng. Sau nửa năm, tài sản HAGL giảm mạnh hơn một nửa, từ 37.200 tỉ đồng xuống còn 18.100 đồng.

Hiện bầu Đức nắm gần 320 triệu cổ phiếu HAG [tỉ lệ sở hữu 34,5%], xấp xỉ 1.600 tỉ đồng theo thị giá.

Đức Long: Thay tên, "đổi vận"

Tại đại hội thường niên 2021, Tập đoàn Đức Long Gia Lai [DLG] do doanh nhân Bùi Pháp làm chủ tịch đã thống nhất đổi tên mới thành Tập đoàn Đức Long - DL Group.

Lý do vì cái tên gắn liền với vùng đất Gia Lai đã hoàn thành sứ mệnh gần ba thập kỷ, đến nay tập đoàn đã vươn ra Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... nên cần tên mới phù hợp hơn.

Chịu tác động nặng bởi dịch COVID-19 và thiên tai, nên các mảng kinh doanh khách sạn, bến xe, linh kiện điện tử, thủy điện, nông nghiệp... của tập đoàn này đều bị ảnh hưởng. Năm 2020 doanh thu thuần giảm 29% xuống 2.035 tỉ đồng. Do chi phí cao dẫn đến lỗ sau thuế gần 930 tỉ đồng, lần đầu tiên lỗ kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE.

Tổng 6 tháng đầu năm 2021, tập đoàn mang về doanh thu thuần 903 tỉ đồng [+11% so cùng kỳ 2020], lãi ròng 25 tỉ đồng, hoàn thành 47% kế hoạch cả năm. Đến cuối quý 2, tài sản tập đoàn nằm mức 8.168 tỉ đồng. Khoản nợ phải trả giảm nhẹ xuống 5.641 tỉ đồng.

Riêng cá nhân ông Bùi Pháp giữ hơn 74,2 triệu cổ phiếu DLG [24,8%], tổng giá trị gần 216 tỉ đồng.

Quốc Cường Gia Lai: Trăm sự cậy nhờ bất động sản

Từ một xí nghiệp chuyên chế biến gỗ, mua bán và xuất khẩu nông lâm sản… Quốc Cường Gia Lai [QCG] đã chuyển sang kinh doanh bất động sản với nhiều dự án như De Capella [TP.HCM], Marina [Đà Nẵng]...

Năm 2020, doanh thu thuần đạt gần 1.868 tỉ đồng, lãi ròng sau thuế hơn 102 tỉ đồng, cao gấp 2,1 lần và 1,3 lần so với năm trước, mảng bất động sản góp hơn 91%.

Theo báo cáo tài chính quý đầu năm 2021, nhờ bàn giao căn hộ, doanh thu thuần của Quốc Cường Gia Lai đạt 347 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do doanh thu hoạt động tài chính giảm trầm trọng, chi phí cao, nên lãi ròng sau thuế còn 19,3 tỉ đồng [-36%].

Cuối năm 2020, bà Nguyễn Thị Như Loan rời chức chủ tịch để làm thành viên HĐQT và tổng giám đốc, nhằm đáp ứng quy định của công ty đại chúng. Trước đó, con trai Nguyễn Quốc Cường cũng rút khỏi doanh nghiệp.

Theo báo cáo tình hình quản trị năm 2020, bà Như Loan nắm gần 102 triệu cổ phiếu QCG [37,5%], con trai Quốc Cường và con gái Huyền My giữ lần lượt 537.500 cổ phiếu và gần 39,4 triệu cổ phiếu. 

Hai em ruột bà Loan cũng mua cổ phiếu QCG. Tổng cổ phiếu do bà Như Loan và người nhà nắm giữ chiếm hơn 55% tỉ lệ sở hữu, xấp xỉ 946 tỉ đồng.

Nhiều sếp tập đoàn bất động sản nhảy sang điều hành ngân hàng

BÔNG MAI

Video liên quan

Chủ Đề