Vì sao rễ lại có màu vàng nhạt

Lá cây bị vàng là một cách cây trồng phản ứng với các điều kiện bất lợi. Nó giống như việc chúng ta phản ứng khi điều kiện và môi trường sống có thay đổi bất thường. Khi thấy cây bị vàng lá nghĩa là chúng muốn nói với bạn rằng “tôi đang bị bệnh, hãy quan tâm đến tôi”. Hiểu cây trồng cần gì, muốn gì từ đó có biện pháp hỗ trợ cây trong quá trình trưởng thành của cây trồng chính xác thứ mà chúng mong muốn

Một trong số những vấn đề thường gặp nhất khi trồng cây cảnh là cây bị vàng lá. Trong bài viết này, Quang Cảnh Xanh sẽ nói rõ hơn về các nguyên nhân của hiện tượng cây bị vàng lá và cách khắc phục:

1. Cây bị vàng lá do nước trong chậu quá nhiều

Khi nước trong chậu quá nhiều, cây thường có những biểu hiện như: Chồi ở những cành mới mọc héo úa, lá non có màu vàng nhạt, lá già có màu vàng sẫm. Nguyên nhân là do cây bị úng nước lâu ngày, đất bị thiếu oxy, một phần rễ cây bị thối. Có thể cứu vãn tình trạng này bằng cách khống chế tốt lượng nước tưới và ngừng bón phân.

2. Cây bị vàng lá do thiếu phân nghiêm trọng

Bất cứ loại cây hoa nào, nếu lâu không bón phân, làm cho đất thiếu dinh dưỡng. Cành lá yếu, lá biến vàng, không mọc thêm cành nhánh mới, cây không ra hoa. Phát hiện tình trạng này cần lập tức đảo chậu, thay đất mới và định kỳ bón phân.

Nếu bạn không muốn sử dụng phân bón trong nhà mà muốn tận dụng các thực phẩm hữu cơ trong nhà để làm phân bón thì có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách làm phân bón từ rác thải, thực phẩm hữu cơ

3. Cây bị vàng lá do bón phân quá nhiều

Lá mới to, dày, bóng mượt, nhưng bề mặt lồi lõm không bằng phẳng. Lá già ngả dần sang màu vàng và rụng khỏi cây. Nguyên nhân là do bón quá nhiều phân. Biện pháp xử trí là ngừng bón phân ngay lập tức, tưới nước nhiều. Rắc một ít hạt cà rốt hoặc hạt cải vào trong chậu cảnh, sau khi cây con mọc lên vài ngày thì nhỏ khỏi chậu cảnh. Mục đích của việc rắc hạt là tiêu hao bớt lượng phân bón dư thừa trong chậu cảnh.

Cần lưu ý trong việc bổ sung phân vô cơ. Phân vô cơ trong đất quá nhiều sẽ bị khoáng hóa nếu cây không hấp thụ hết sẽ gây xót rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây ra bệnh vàng lá thối rễ.

4. Cây bị vàng lá do thiếu nước

Khi cây thiếu nước, lá sẽ nhạt màu hoặc có màu vàng, mặt lá nhăn và không trơn bóng, cuống lá uốn mềm, lá rủ xuống, phía dưới lá vàng khô, rồi lan rộng lên cả phía trên. Nếu không tưới nước kịp thời, cây sẽ chết khô. Nguyên nhân là số lần tưới nước quá ít, không khí khô,| lượng nước bốc hơi lớn, cũng có thể là do mỗi lần tưới, lượng nước ít, chỉ tưới trên mặt đất, nước không đến được rễ. Biện pháp khắc phục là phải tưới đủ nước, giữ cho đất trồng ẩm ướt cả phía trên lẫn dưới.

5. Cây bị vàng lá do không đủ không gian sống

Chậu nhỏ, cây to, lượng phân bón không đủ, rễ cây chen chúc trong chậu, đất trồng rất ít, đều có thể là những nguyên nhân khiến cho lá cây bị vàng. Nên kịp thời thay chậu, trồng cây vào chậu lớn, cắt tỉa bớt những cành già yếu, những cành dày đặc.

Nếu điều kiện thoáng khí không tốt và ánh sáng không đủ. Cũng rất khó làm cho cây con mập khỏe. Một số nhà trồng hoa thiếu kinh nghiệm. Bón phân đạm quá nhiều làm cho cành lá dài, lại tỉa cành không kịp thời dẫn đến không thoáng gió, ánh sáng chiếu không hết cả cây. Ảnh hưởng đến hô hấp và quang hợp, gây ra mất dinh dưỡng, lá vàng và rụng. Phát hiện được tình trạng này phải kịp thời tỉa cành. Cắt bỏ các cành trùng lặp, và bón một ít lân, kali cho cây trở lại bình thường.

6. Cây bị vàng lá do thiếu ánh sáng

Do chậu cảnh đặt ở trong bóng râm trong thời gian dài, ánh sáng không đủ, khiến cho lá trở nên mỏng, màu sắc nhạt đi hoặc chuyển thành màu vàng, rồi rụng khỏi cây. Khi phát hiện tình trạng này, cần phải di chuyển chậu cảnh ra nơi có ánh sáng đầy đủ. Chú ý, trong điều kiện thời tiết nóng bức, cần phải tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chậu cảnh.

7. Cây bị vàng lá do thay đổi nơi trồng

Khi thay đổi nơi trồng cũng sẽ làm cây bị sốc gây ra vàng lá và rụng lá, hiện tượng này tiếng anh gọi là “transplant shock”. Nên chọn đất phù hợp khi chuyển “nơi ở” mới, chọn vào lúc thời tiết phù hợp không quá lạnh cũng không quá nóng. Chăm sóc thường xuyên hơn, để ý đến bộ rễ. Bổ sung thêm phân chuồng để kích thích bộ rễ phát triển.

8. Cây bị vàng lá do đất có độ kiềm cao

Đối với những loại cây cảnh ưa đất chua chẳng hạn như hoa trà, đỗ quyên, dành dành…, nếu trồng trên đất có độ kiềm cao, sẽ khiến cho lá bị vàng mà rụng. Nếu thấy hiện tượng này, bạn cần thay chậu và chuyển sang đất chua hoặc thường xuyên tưới sunphat sắt 0.2%, hoặc tưới phèn pha loãng.

9. Cây bị vàng lá do sâu hại

Bị các loài côn trùng sâu bọ như nhện đỏ, rầy, ruồi trắng,… gây hại, khiến cho lá mất màu xanh, chuyển thành màu vàng đất. Bạn cần phải kịp thời phun xịt thuốc để phòng trừ.

10. Cây bị vàng lá do thiếu khoáng chất vi lượng

Ngoài các chất đa lượng như N, P, K thì cây trồng cần thêm một số chất trung, vi lượng để tăng kích thước, màu sắc, độ ngọt và hương thơm cho trái. Vậy nên cần bổ sung khi thiếu một số loại khoáng chất sau:

  • Thiếu Canxi – Kiểm tra thêm pH của đất. Đất kiềm bón vôi khô, đất chua thì bón vôi sống.
  • Thiếu kẽm [Zn] – dấu hiệu đặc trưng của thiếu kẽm là giữa các gân lá to bị phai màu hơn so với phần còn lại của lá. Bổ sung kẽm vi lượng hoặc chiết xuất tảo bẹ.
  • Thiếu Sắt [Cu] – dấu hiệu thấy vàng hoàn toàn cả lá. Xác định pH điều chỉnh cho pH giữ mức dưới 7 và giảm lượng photpho có trong đất
  • Thiếu Magiê – Bổ sung magie.

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

1. Nguyên nhân

Bệnh vàng lá thối rễ xuất hiện từ sự hư hại của bộ rễ bởi các tác nhân vi sinh vật đất [nguyên nhân trực tiếp] và kỹ thuật canh tác [nguyên nhân gián tiếp], dẫn đến các nguồn nước, dinh dưỡng từ đất không được vận chuyển lên cây đầy đủ và kịp thời làm cây sinh trưởng và phát triển còi cọc, suy yếu dần rồi chết đi. 

- Nguyên nhân gián tiếp: Là các nguyên nhân làm suy yếu hệ miễn dịch của bộ rễ, tạo vết thương ở bộ rễ, hoặc rễ bị hư thối tạo tiền đề cho sự phát sinh của vi nấm và tuyến trùng gây hại:

+ Vườn cây lên líp, lên mô thấp, thoát nước kém và thường xuyên bị ngập úng, hoặc trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu [do thiếu nước], một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.

+ Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức, đặc biệt sử dụng nhiều phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, 2,4-D... ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa và phá vỡ cấu trúc đất, làm cho các vi sinh vật đối kháng có ích trong đất bị tiêu diệt, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.

- Nguyên nhân trực tiếp: Các nghiên cứu về tác nhân vi sinh vật trực tiếp gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi chỉ ra rằng nấm Fusarium solani, Phytopthora spp, Rhizoctonia Solani và tuyến trùng là các đối tượng chính gây nên bệnh này.

2. Điều kiện phát sinh và gây hại

Bệnh thường phát sinh trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa và phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng.

3. Triệu chứng

- Trên cành lá:

+ Cây bị nhẹ [mới chớm bệnh], kích thước lá vẫn bình thường, gân lá chuyển vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam. Cây bị nhẹ chỉ có một số cành biểu hiện vàng lá, rụng lá.

+ Cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng và sau đó rụng đi. Cây cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa nhỏ, trái nhỏ và chua. Khi bị nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá. Các lá già phía dưới rụng trước rồi đến các lá trên.

- Dưới rễ:

Ở phía cành có lá bị vàng rụng thì rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.

4. Biện pháp phòng trị

Bệnh Vàng lá thối rễ trên cây có múi phát sinh và phát triển gây hại từ nhiều nguyên nhân, cho nên để hạn chế bệnh cần có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ đầu.

- Khi trồng mới nên trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, đặc biệt trong mùa mưa.

- Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Tăng cường sử dụng cân đối phân hữu cơ, phân bón hữu cơ khoáng với phân hóa học để ổn định cấu trúc đất, tăng độ mùn, tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích phát triển và tránh làm tổn thương bộ rễ.

- Có thể  bổ sung  nấm đối kháng TRICHODERMA [10 - 20g/gốc] để tăng sinh khối vi sinh vật có ích, giúp đối kháng và tiêu diệt các  loài nấm bệnh lưu tồn trong đất. 

Chi cục trồng trọt và BVTV

Video liên quan

Chủ Đề