Tại sao có người tay lạnh

Đây là tình trạng bình thường, do khí hậu quá lạnh hoặc giữ ấm không đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lạnh buốt chân tay có thể gây mất ngủ, stress... nên không thể chủ quan. Biểu hiện của chứng bệnh này là: Da vùng bàn chân, tay nhợt nhạt, tím tái, có khi chuyển sang màu hơi trắng, ngứa, thô ráp, đen và dày hơn. Chân tay bị sưng phù hoặc xuất hiện mụn nước.

2. Nguyên nhân dẫn tới chứng chân tay lạnh

- Khả năng hoạt động của tim giảm, quá trình lưu thông máu không ổn định khiến máu đi đến chân tay không đủ. Nhiệt độ ngoài trời hạ thấp khiến cho các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông thuận lợi có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Vì thế khả năng hoạt động của gan và thận cũng bị ảnh hưởng. Sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.

- Bị thiếu máu cũng dễ mắc chứng chân tay lạnh vì lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Người bệnh hay bị gan bàn tay, bàn chân lạnh ngắt dù là trời nóng hay lạnh.

Bàn tay bàn chân bạn luôn cảm thấy lạnh buốt có thể là dấu hiệu của bệnh lý

- Thay đổi hocmon: Nữ giới dễ mắc chân tay lạnh hơn nam giới. Thêm nữa vào kỳ kinh nguyệt nữ giới sẽ bị mất một lượng máu khá lớn khiến nhiệt độ cơ thể cũng có thể bị giảm.

- Những người mắc các bệnh như tim mạch, viêm tĩnh mạch, tiểu đường, tổn thương thần kinh, suy giáp, tắc mạch máu thường bị chân tay lạnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể làm chứng bệnh này thêm nặng.

- Thiếu vitamin B12: Cơ thể thiếu B12 có thể dẫn đến một số triệu chứng thần kinh trong đó bao gồm cả cảm giác buốt lạnh ở bàn tay, bàn chân. Các triệu chứng khi cơ thể thiếu vitamin B12: thiếu máu, mệt mỏi, da nhợt nhạt, hụt hơi, loét miệng…

- Ngoài ra, nhiều nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bàn tay và bàn chân lạnh: Sốt, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus; stress kéo dài; khó tiêu mạn; người cao tuổi mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh...

3. Khắc phục chứng chân, tay lạnh

Bệnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không khắc phục kịp thời chứng chân tay lạnh lâu dần sẽ gây ra chứng mất ngủ, stress kéo dài và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe bệnh nhân. Chính vì thế trong điều kiện thời tiết lạnh giá như hiện nay, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất quan trọng.

Một số biện pháp giúp giữ ấm chân, tay:

  • Luôn mặc ấm, giữ kín cổ, đội mũ, đeo găng tay, đi tất khi thời tiết lạnh. Hạn chế mặc quần áo quá bó sát.
  • Uống nước ấm khi khát.
  • Ngâm tay và chân trong nước ấm [40 độ C] có thể cho thêm chút muối và vài lát gừng tươi trong khoảng 20 phút. Trong khi ngâm, có thể kết hợp với mát-xa bàn chân và tay để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Tập thể dục hàng ngày để cải thiện tình trạng lưu thông máu và làm ấm cơ thể hiệu quả; Đối với những người ngồi văn phòng lâu, cần tăng cường hoạt động, tập một số động tác thể dục tại chỗ để tăng cường tuần hoàn máu.
  • Sử dụng túi sưởi để giữ ấm cơ thể khi ngủ; nên mang tất và găng tay cả trong khi ngủ.
  • Chà xát, mát xa tay và chân để làm tăng lưu thông máu, làm ấm nóng gan bàn chân tay.
  • Bổ sung cho cơ thể vitamin B1, B2, F và những thực phẩm có nhiều calo, chất béo, chất sắt để cung cấp thêm năng lượng làm ấm nóng cơ thể; Ăn những thực phẩm như sữa, trứng, thịt lợn, bơ, các loại hạt và ngũ cốc…
  • Ngủ đủ giấc, tránh stress: Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đầy đủ sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.

Thể dục đều đặn giúp lưu thông máu cải thiện chứng chân tay lạnh.

Tóm lại: tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh khi nhiệt độ xuống thấp  là do cơ thể đã huy động máu làm ấm các cơ quan quan trọng như tim, não… khiến tay, chân ở xa không nhận được lượng máu cần thiết để làm ấm. Tuy nhiên nếu đã khắc phục mà tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh không thuyên giảm hoặc lạnh cả khi thời tiết, nhiệt độ xung quanh bình thường kèm theo các triệu chứng: ngón chân, ngón tay thay đổi màu hoặc khó thở, thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Trong trường hợp này cần đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Mời xem video được quan tâm:

Những nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh


Tay chân luôn lạnh bất kể thời tiết thế nào là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Vậy, tay chân lạnh là bị gì?


Tìm hiểu nguyên nhân “Tay chân lạnh là bị gì?”

Chân tay lạnh là bị gì?

Chân tay lạnh là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy bàn chân, bàn tay lạnh buốt, đặc biệt là vào mùa đông hoặc trong phòng điều hòa lạnh, nhất là buổi tối khi đi ngủ. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn ở người già, phụ nữ và người mới ốm dậy.

Chân tay lạnh tuy không nguy hiểm nhưng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy nhược cơ thể, thận bị nhiễm lạnh, khí huyết kém lưu thông. Nếu không chủ động bồi bổ cơ thể, về lâu dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác.

Nguyên nhân khiến tay chân luôn lạnh theo Đông y

Chứng chân tay lạnh thường là biểu hiện của khí huyết suy kém. Nguyên nhân dẫn đến khí huyết suy kém là do: cảm mạo phong hàn, do ăn uống không đúng cách làm lạnh tì vị, rồi dẫn đến thận khí suy…

Khi trời lạnh, khí huyết không đủ thì phải rút về lục phủ ngũ tạng là nơi quan trọng hơn trong cơ thể để bảo vệ cơ thể nên những phần xa trung tâm như tay chân sẽ lạnh.

Theo Đông y, thận chủ về khí, giống như là nơi giữ sinh khí, năng lượng hay nhiệt trong cơ thể. Thận kém thì năng lượng nhiệt kém. Thận yếu, thận bị lạnh, thận dương suy dẫn đến tì vị hay bị lạnh, không có đủ nhiệt lượng để tiêu hoá thức ăn nên lại càng không sản sinh được năng lượng. Hễ ăn thứ lạnh vào là bị thải ra hoặc không tiêu hoá được, tiêu hoá không hết.

Bạn có thể hình dung, thận giống như người canh củi, đút củi vào lò lửa để nấu thức ăn. Lò lửa đó chính là tì vị. Nếu củi không cho vào đủ thì tì vị lạnh không thể nấu được thức ăn. Thức ăn không có thì không tạo ra được năng lượng cho cơ thể. Thế nên việc giữ ấm bụng cũng rất quan trọng, giống như giữ lửa cho lò. Lạnh bụng sẽ khiến toàn bộ cơ thể lạnh. Người ta thường có phản ứng tự nhiên là đắp chăn lên bụng khi lạnh.

Năng lượng nhiệt mà kém cũng dễ bị nhiễm lạnh, mắc các bệnh đau vai cổ gây, trúng gió, viêm phổi, viêm đường hô hấp.

>> Xem thêm Thập Toàn Đại Bổ có thể tăng được sức đề kháng chống lại mùa dịch?

Thận yếu là nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng chân tay lạnh

Người tay chân lạnh cần điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Phòng ngừa chứng chân tay lạnh

  • Ngâm chân tay cho đến khi thật ấm: Thêm vào chậu nước nóng một ít gừng tươi giã nát, kinh giới hay lá hương thảo, sau đó ngâm chân tay cho đến khi thật ấm. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm pha muối là được.
  • Tắm giữ nhiệt: Cho gừng hoặc hoa cúc, quế, dầu hương thảo vào nước ấm khi tắm có thể thúc đẩy lưu thông máu, giữ ấm cho cơ thể.
  • Giữ kín xung quanh cổ tay, cổ và mắt cá chân: Đây là những khoảng trống mà không khí lạnh và gió có thể thâm nhập. Mang giày có đế lót dày để bảo vệ chân.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục buổi sáng sẽ đẩy mạnh tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, giúp cho cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thoải mái cho một ngày làm việc.
  • Chế độ ăn: Hạn chế ăn các đồ ăn gây lạnh tỳ vị như dưa hấu, hải sản…

Ngâm chân với nước ấm và gừng tươi giúp tăng cường sức khỏe

Điều trị chứng chân tay lạnh

Như phần trên đã giải thích, chứng chân tay lạnh chủ yếu là tình trạng khí huyết suy kém. Khí huyết suy kém nguyên nhân gốc rễ là do tạng thận. Thận kém, thận suy thì thận rất dễ bị lạnh mà thận bị lạnh thì thận sẽ suy. Như vậy, muốn điều trị được gốc rễ của chứng chân tay lạnh thì phải bồi bổ khí huyết, làm ấm thận, khỏe thận.

Thập Toàn Đại Bổ - giải pháp bồi bổ khí huyết

Thập Toàn Đại Bổ là bài thuốc Đông y được ứng dụng từ lâu để bồi bổ khí huyết, làm ấm thận dương có hiệu quả cao trong điều trị chứng chân tay lạnh.

Người bị suy nhược cơ thể, da mặt xanh xao, sức yếu, dễ hụt hơi, dễ ra mồ hôi chân tay có thể dùng Thập Toàn Đại Bổ để bồi bổ khí huyết, tăng cường thể lực.

DS. Nguyễn Minh

Theo Giáo dục & Thời đại

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

Bồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư:

  • Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,
  • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật;
  • Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Thành phần: cho 1 viên nén bao phim

Cao khô hỗn hợp dược liệu 660mg tương đương:

1. Bạch truật [Rhizoma Atractylodis macrocephaloe] 275mg,

2. Đảng sâm [Radix Colonopsis pilosulae] 413mg,

3. Phục linh [Poria] 220mg,

4. Cam thảo [Radix Glycyrrhizae] 220mg,

5. Đương quy [Radix Anglicae sinensis] 275mg,

6. Xuyên khung [Rhizoma Ligustici wallichii] 220mg,

7. Bạch thược [Radix Paeoniae alba] 275mg,

8. Thục địa [Radix Rehmanniae praeparata] 413mg,

9. Hoàng kỳ [Radix Astragali membranacei] 413mg

10. Quế vỏ [Cortex Cinnamomi] 275mg

Tá dược vừa đủ 1 viên

Chỉ định:

Thuốc dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh

Liều dùng – Cách dùng:

• Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.

• Trẻ em dùng theo sự chỉ dận của thầy thuốc

• Uống vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Để xa tầm tay trẻ em – Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Sản xuất tại:

Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Điện thoại liên hệ: 1800.6689 [Giờ hành chính] – Fax: 0272.3817337

Số giấy đăng ký lưu hành thuốc: VD-27480-17

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020

Xem thêm về sản phẩm://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html

Video liên quan

Chủ Đề