Tác giả của văn bản Sài Gòn tôi yêu là ai

 - Minh Hương quê ở Quảng Nam, vào sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1945.

- Thường viết về các thể loại: bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự…

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

Sài Gòn tôi yêu được tác giả Minh Hương sáng tác tháng 12 năm 1990, in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994).

b. Thể loại: Tùy bút.

c. Bố cục 

- Phần 1: (Từ đầu đến “tông chi họ hàng”): Ấn tượng chung và tình yêu Sài Gòn của tác giả.

- Phần 2 (Tiếp đó đến “hơn trăm triệu”): Cảm nhận và bàn về phong cách sống của người Sài Gòn.

- Phần 3: (Còn lại): Khẳng định tình yêu Sài Gòn của tác giả.

@434645@@434890@

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

+ Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.

+ Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

-> Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn.

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp:

+ Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ.

+ Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.

- Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết, nồng nhiệt với thành phố Sài Gòn:

+ Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên đến con người.

+ Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ “yêu” được lặp lại 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố.

+ Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.​

@436710@

- Đặc điểm dân cư Sài Gòn: là nơi hội tụ của những người bốn phương nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn.

- Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: ăn nói tự nhiên, dễ dãi, phần đông ít dàn dựng, tính toán, chân thành, bộc trực, cởi mở, khỏe khoắn, toát lên tinh thần dân chủ.

- Hình ảnh các cô gái Sài Gòn:

+ Tóc: buông thõng trên lưng hoặc tết bím.

+ Áo bà ba trắng, quần đen rộng.

+ Mang giày bố trắng, xăng đan đa hay guốc vuông trơn.

+ Khỏe khoắn, mạnh dạn, đơn sơ, hồn hậu.

+ Nụ cười tươi tắn và ít nhiều thơ ngây.

-> Sài Gòn là nơi đất lành chim đậu.

- Đặc biệt, tác giả còn minh họa nét phong cách đẹp của người Sài Gòn qua những hoàn cảnh thử thách của lịch sử: bất khuất, sẵn sàng vào khó khăn, nguy hiểm và thậm chí hi sinh cả tính mạng trong giai đoạn 1945 - 1975.

- Thái độ và tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn.

@435097@

- Khẳng định tình yêu da diết, dai dẳng của tác giả đối với Sài Gòn.

- Mong ước của tác giả: mọi người đều yêu mến Sài Gòn như tác giả.

III. Tổng kết

- Điệp từ “tôi yêu” ở vị trí nhiều câu văn, điệp cấu trúc nhấn mạnh tình cảm của tác giả với Sài Gòn.

- Bài tùy bút dùng nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, thuyết minh, biểu cảm, lập luận với phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.

2. Nội dung

Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa. Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

@436524@

Minh Hương

Tác phẩm

Xuất xứ

Bài văn trích trong "Nhớ Sài Gòn", NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.

Chủ đề

Bài văn thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.

Thể loại

Tùy bút

Bố cục

Bài văn có bố cục ba phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến "tông chi họ hàng"): Những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu của tác giả với thành phố ấy.
  • Phần 2 (tiếp đến "leo lên hơn năm triệu"): Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
  • Phần 3 (còn lại): Khẳng định lại tình yêu của tác giả với thành phố Sài Gòn.

NỘI DUNG [edit]

1. Ấn tượng chung về Sài Gòn

  • Ngay trong phần đầu bài tùy bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình. Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẻ đẹp và nét riêng của thành phố.
  • Sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên, khí hậu đặc biệt của Sài Gòn được thể hiện:

        - Nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.

        - Sự thay đổi nhanh chóng, đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

        - Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc khác nhau: đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu, thanh sạch.

Có thể thấy, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết nồng nhiệt, bền chặt của mình với Sài Gòn.

2. Phong cách của người Sài Gòn

  • Tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn, đó chính là cái cơ bản nhất tạo nên sức sống và nét đẹp riêng của thành phố.

        - Đặc điểm của cư dân Sài Gòn: là nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn.

        - Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn: chân thành, cởi mở, bộc trực, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị.

        - Sài Gòn là nơi đất lành, dù ít chim chóc.

Nét phong cách nổi bật của người Sài Gòn theo sự nhận xét của tác giả là: tự nhiên, chân thành, bộc trực, cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Tác giả đã chứng minh những nhận xét bằng sự hiểu biết lâu dài của mình về con người Sài Hòn với gần năm mươi năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được biểu hiện trong đời sống hằng ngày và cả trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã minh họa nét phong cách đẹp của người Sài Gòn qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn trước năm 1945, với dáng vẻ và trang phục tự nhiên khỏe khoắn, vừa ý tứ vừa mạnh dạn, có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của Sài Gòn.


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Tác giả của văn bản Sài Gòn tôi yêu là ai

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế