Tác dụng của phương pháp liệt kê là

Ngữ pháp Việt Nam có rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ… Trong đó biện pháp liệt kê thường được sử dụng rất nhiều trong văn học cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Vậy phép liệt kê là gì? Có những loại phép liệt kê nào? Hay tác dụng của phép liệt kê là gì

Khái niệm phép liệt kê là gì?

Trước khi tìm hiểu tác dụng của phép liệt kê thì hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này trước tiên nhé. Liệt kê có nghĩa là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hoặc cụm từ cùng loại nhằm diễn tả, biểu đạt được đầy đủ và sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng với mục đích làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt chứ không phải là sự văn vở, kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp mà ta thường thấy trong cách nói hay cách viết của một số người. 

Bạn cần phân biệt giữa hai hiện tượng trên để:

– Học tập cách diễn đạt nhằm tạo hiệu quả cao theo phép liệt kê.

– Khắc phục được những lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong văn nói cũng như văn viết.

Phép liệt kê xuất hiện trong nhiều văn bản khác nhau. Dấu hiệu nhận biết là có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường sẽ cách nhau bằng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta nơi đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, đất nước ta.”

Trong câu văn ở ví dụ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê. Các cụm danh từ như: “dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta” đều cùng làm chủ ngữ của câu nhằm thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về lòng biết ơn của toàn Đảng, toàn dân cũng như toàn quân ta đối với Bác Hồ kính yêu – vị cha già của dân tộc.

Tác dụng của phép liệt kê

Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì? Các phép liệt kê thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh ý, chứng minh cho một nhận định nào đó của tác giả. Trong văn học thì phép tu từ liệt kê được sử dụng phổ biến như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm, biểu đạt cho đoạn thơ, đoạn văn nào đó.

Tác dụng của nghệ thuật liệt kê sẽ được thể hiện cụ thể hơn trong Ví dụ: Trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, Người đã sử dụng phép liệt kê để nhấn mạnh đến tinh thần yêu nước của nhân dân da, chứng minh cho lòng yêu nước đó là bất tử. Cụ thể như sau: “…Nó kết đã thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước, hại nước và cướp nước”.

Xem thêm:

Phân loại phép liệt kê

Tác dụng của phép liệt kê cũng phụ thuộc theo từng loại liệt kê. Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu mà có 4 kiểu liệt kê chính bao gồm:

Mỗi cặp từ được liệt kê thường sẽ được liên kết với nhau bằng những từ như “và”, “với”, “cùng”… Những cặp từ này thường sẽ có một vài điểm chung để có thể phân biệt với các từ hay các cặp từ khác.

Ví dụ: Giá sách của Mai có rất nhiều loại sách hay như sách đại số với hình học, sách văn và thơ, sách tiếng Anh và tiếng Pháp, truyện tranh và tiểu thuyết…

Phép liệt kê không theo cặp hay còn được gọi với cái tên là phép liệt kê các phần tử. Chỉ cần thỏa mãn điều kiện là các từ, cụm từ mô tả có một điểm chung nào đó như sự vật, con người, thiên nhiên, mối quan hệ… Giữa các từ sẽ ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

Ví dụ: Trên kệ sách của Trang có nhiều loại sách khác nhau như sách văn học, sách toán học, sách ngoại ngữ,, sách hóa, sách lịch sử…

Phép liệt kê tăng tiến là phải sắp xếp theo đúng một thứ tự hay trình tự nhất định, theo tự nhiên hoặc hợp các quy luật nào đó. Thường thì kiểu này sẽ liệt kê theo thứ tự từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già…

Ví dụ: Trong phòng Hương bao gồm những người sau nhân viên Hương, Hòa, phó phòng là anh Tấn và trưởng phòng là anh Đoàn.

Trong bí dụ trên ta có thể thấy chức vụ của các nhân viên được sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao, theo đúng như cấp bậc trong phòng.

Phép liệt kê không tăng tiến thì không quan trọng đến vị trí các từ hay cụm từ cần liệt kê trong câu. Câu vẫn có ý nghĩa và người đọc, người nghe thì vẫn hiểu ý nghĩa của toàn bộ câu là gì.

Ví dụ: Gia đình Lan đang sống bao gồm các thành viên: bố mẹ Lan, anh trai Lan, em gái Lan, ông bà nội Lan và Lan.

Những điều lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê

Liệt kê là một trong những phép tu từ cơ bản, đơn giản, dễ nhận biết và cũng dễ sử dụng nhất. Vậy thì để tác dụng của phép liệt kê được phát huy tối đa nhất thì bạn nhất định phải cần biết những lưu ý dưới đây:

  • – Tất cả các từ được liệt kê đều phải chung một chủ đề nào đó hoặc có cùng một nghĩa chung tổng quát nhất định.

  • – Với phương pháp liệt kê tăng tiến, người dùng cần xác định được đúng thứ tự theo vị trí từ thấp đến cao.

  • – Giữa các từ, cụm từ cần phải ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc là các từ kết hợp như là “ với”, “và”.

  • – Biện pháp liệt kê thường xuất hiện rất nhiều trong văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết… những hiếm khi được xuất hiện trong thơ ca.

  • – Khi phân tích, kiểm tra nếu xác định các từ, cụm từ đó có liên quan về mặt ngữ nghĩa với nhau thì đó chính là phép liệt kê. Ngược lại nếu như không liên quan với nhau thì có thể là biện pháp tu từ khác.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến phép liệt kê là gì, tác dụng của phép liệt kê. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có thể sử dụng biện pháp tu từ này sao cho đúng nhất.

Đừng quên truy cập giamaynenkhi.net của chúng tôi để cập nhật cho mình nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Trong văn học cũng như trong cuộc sống hằng ngày, biện pháp liệt kê thường được sử dụng rất nhiều. Vậy phép liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Tác dụng của liệt kê là gì? Để giúp các em học sinh hiểu hơn, mời các bạn tham khảo bài viết này để biết thêm một cách chi tiết.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Phép liệt kê là gì?

Liệt kê thực chất là sắp xếp nối tiếp hàng loạt những từ hay cụm từ cùng loại. Mục đích để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm của con người.

Phép liệt kê còn được coi là một biện pháp tu từ. Do đó, nó được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt trong câu. Tác dụng của liệt kê không phải là sự kể lể dài dòng thường thấy trong cách nói, cách viết của nhiều người. Chúng ta cần phân biệt hai hiện tượng này để có thể:

  • Học tập cách diễn đạt có hiệu quả khi sử dụng phép liệt kê
  • Khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong văn nói, văn viết

– Ví dụ 1:

Trong một tác phẩm của Nguyễn Tuân có đoạn: “Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.”

Có thể bạn quan tâm:  Giáo án dạy thêm Ngữ văn 7 cả năm đầy đủ chi tiết nhất

Chúng ta thấy rằng các cụm danh từ: chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là “chở”. Mục đích nhằm gây ấn tượng mạnh cho người đọc về sự đa dạng của các sản vật ở vùng biên giới.

–  Ví dụ 2:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”.

Trong đoạn thơ trên có các cụm danh từ: cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút đều là những danh lam thắng cảnh đẹp ở hồ Hoàn Kiếm. Tác dụng của liệt kê lúc này đó là kể ra, liệt kê ra cho người đọc biết được những cảnh đẹp, đồng thời khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong lòng mọi người.

Các kiểu liệt kê thường gặp

Phép liệt kê cũng có nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu lại có những đặc điểm riêng. Do đó, chúng ta có thể xét dựa trên 2 yếu tố là theo cấu tạo và theo ý nghĩa.

  • Nếu xét theo cấu tạo, ta có thể phân biệt:

– Kiểu liệt kê theo từng cặp: Là kiểu liệt kê có các cặp từ đi liền với nhau, được kết nối bằng các từ như cùng, với, và… Những cặp từ này đồng loại với các cặp từ liệt kê khác trong câu, tuy nhiên chúng vẫn có điểm khác biệt nhất định.

– Kiểu liệt kê không theo từng cặp: Là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng với nhau. Mỗi thành phần được liệt kê sẽ phân tách nhau bởi dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy.

  • Nếu xét theo ý nghĩa, ta có thể phân biệt:

– Kiểu liệt kê tăng tiến: Là kiểu liệt kê theo một trình tự hoặc một quy luật nhất định. Ví dụ như từ nhỏ tới lớn, từ thấp đến cao, từ xa đến gần,…

– Kiểu liệt kê không tăng tiến: Các thành phần được liệt kê có mối quan hệ bình đẳng. Kể cả khi ta đảo lộn vị trí thì người đọc, người nghe vẫn hiểu được nội dung mà câu văn muốn truyền tải.

Người nói, người viết có thể dựa vào 2 yếu tố trên để phân biệt và sử dụng các phép liệt kê sao cho phù hợp và đa dạng. Giúp làm phong phú thêm cách diễn đặt trong văn nói, văn viết.

Tác dụng của liệt kê trong văn học

Tác dụng của liệt kê thường là để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, nó được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn. Nhờ có phép liệt kê mà tác giả có thể truyền tải đến người đọc những cảm xúc chân thật nhất.

Như trong tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp liệt kê để nhấn mạnh về trang sử vẻ vang và lòng tự hào của dân tộc Việt Nam kiên cường. “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”.

Tham khảo thêm bài viết – Câu đơn là gì

Luyện tập sử dụng phép liệt kê

Bài 1: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê?

  • Vườn nhà em có trồng rất nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa lan và cả hoa mai nữa.
  • Bằng tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập của nước nhà.

Có thể bạn quan tâm:  Nhân hóa là gì? Ví dụ minh họa cụ thể

Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê?

Chúng tôi thích nhất là giờ dạy văn của cô Thanh Lan. Cô không chỉ là giáo viên dạy văn mà đồng thời còn là chủ nhiệm của lớp tôi. Cô Lan dạy giỏi, nhiệt huyết, đầy lòng đam mê và rất yêu thương, quan tâm đến các học sinh. Mỗi bài giảng của cô đều đem lại nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Các bạn trong lớp tôi ai cũng yêu mến và quý cô. Mỗi giờ lên lớp, giọng cô truyền cảm, đôi mắt trìu mến luôn chăm chú quan sát học sinh, thả hồn vào từng bài giảng. Ngoài đời, cô còn rất quan tâm đến học trò của mình. Cô hay tìm hiểu, trò chuyện và chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt trong lớp.

Có thể thấy, tác dụng của liệt kê đó là giúp truyền đạt cảm xúc và nhấn mạnh ý. Nếu sử dụng khéo léo nó sẽ làm bài văn, câu từ của chúng ta được chau chuốt hơn. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng phép tu từ này sẽ khiến chúng ta dễ mắc lỗi trùng lặp từ. Vậy nên khi sử dụng các bạn học sinh cần hết sức chú ý.

Video liên quan

Chủ Đề