Thời gian làm việc đối với công việc nặng nhọc, độc hại

Đối với những lao động làm công việc độc hại, nặng nhọc pháp luật hiện hành có những quy định, chế độ riêng cho những lao động này đặc biệt là thời giờ làm việc để đảm bảo quyền lợi cho những lao động này.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Quy định về công việc độc hại, nặng nhọc

Việc xác định người danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; ngoài tên gọi chức danh nghề có kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động trong danh mục nghề , công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm 2019 bao gồm như:

Ngành: Thông Tin Liên Lạc, Ngành: Phát Thanh – Truyền Hình , Ngành: Sản Xuất Xi Măng, Ngành: Sành Sứ, Thuỷ Tinh, Nhựa Tạp Phẩm, Giấy, Gổ…Ngành: Sản Xuất Giấy, Ngành: Chăn Nuôi, Chế Biến, Gia Súc, Gia Cầm, Ngành: Da Giày, May, Dệt, Ngành: Trồng Trọt, Khai Thác, , Ngành: Thương Mại, Ngành: Y Tế, Ngành: Nông Nghiệp – Lâm Nghiệp, Ngành: Dược, Ngành: Thuỷ Lợi, Ngành: Cơ Yếu, Ngành: Văn Hoá Thông Tin, Ngành: Hàng Không, Ngành: Thuỷ Sản, Ngành: Dầu Khí, Ngành: Sản Xuất, Chế Biến Muối Ăn…

Thời giờ làm việc được quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động năm 2019 như sau: “1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan”.

Thời giờ làm việc như trên là thời giờ làm việc bình thường. Về thời giờ làm việc, người lao động có thể thỏa thuận với công ty về thời giờ làm việc cụ thể ngoài ra nếu công việc của công ty thường xuyên phải kéo dài thời gian làm việc đến đêm nên người lao động vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, thời gian mà họ làm thêm thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chi trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định về tính tiền lương tăng ca. Cụ thể Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm: “1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c] Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Ngoài việc trả tiền lương làm thêm giờ thì để đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì công ty sẽ bồi dưỡng bằng hiện vật đồng thời có thể đưa ra chế độ khác để hỗ trợ [ tăng lương….] cho họ. Và Điều 2, thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng “1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau: a] Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; b] Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế [sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động]. 2. Mức bồi dưỡng: a] Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau: Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng. b] Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:

Pháp luật lao động hiện hành không có quy định chung về thời giờ làm việc cho nhóm người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Tuy nhiên, đối với từng nhóm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có tính chất đặc biệt [hàng không, dầu khí, đường sắt, thợ lặn, bức xạ hạt nhân...], đều có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

17:17, 07/09/2021

Bên cạnh những công việc văn phòng, hành chính,…nơi có môi trường làm việc tốt thì không ít người lao động đang làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đối với những đối tượng này, Nhà nước luôn có các chính sách đãi ngộ riêng nhằm bù đắp những tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vì đây là những công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể làm suy giảm khả năng lao động.

Quyền lợi của NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm [Ảnh minh họa]

1. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

“Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động”

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào hướng dẫn về việc chi trả tiền lương, phụ cấp độc hại cho người lao động, mức phụ cấp, cách tính chuẩn cho khoản phụ cấp này.

Thực tế, nếu người lao động làm những công việc thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐ-TB&XH ban hành [tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực ngày 01/3/2021] thì mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ tùy theo sự thỏa thuận giữa người lao động và cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Mặt khác, quy định về xây dựng thang lương, bảng lương tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 cũng không nhắc đến yếu tố nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại trong thang lương, bảng lương.

So với quy định trước đây, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại VI, V, VI. Tuy nhiên, Thông tư mới chỉ quy định chung tất cả các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà không chỉ rõ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì tương ứng với điều kiện lao động nào.

Như vậy, ngoài việc thỏa thuận với cơ quan đơn vị nơi mình đang làm việc trong hợp đồng lao động, hiện nay vẫn chưa có cơ sở để tính mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm cụ thể cho từng trường hợp.

2. Thời gian làm việc:

Theo Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 thì Người lao động được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Thời gian làm việc cụ thể sẽ được áp dụng theo quy định riêng của mỗi ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

3. Về nghỉ hằng năm:

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:

- 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trong khi đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

4. Một số quyền lợi, chế độ khác:

*** Đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi [khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019].

*** Đối với người lao động cao tuổi

Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn [khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019].

*** Đối với người lao động là người khuyết tật

Người sử dụng lao động không được phép sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó [khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019].

*** Đối với người học nghề, tập nghề trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Người chưa đủ 18 tuổi sẽ không được người sử dụng lao động tuyển dụng để học nghề, tập nghề đối với những công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao [khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019].

5. Chế độ hưu trí:

Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

6. Chế độ ốm đau:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ ốm đau với số ngày:

- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm [điều kiện bình thường là 30 ngày];

- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - dưới 30 năm [điều kiện bình thường là 40 ngày];

- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên [điều kiện bình thường là 60 ngày];

7. Chế độ bệnh nghề nghiệp:

Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

 - Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.

Bảo Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề