So sánh sức mạnh hải quân nga và mỹ năm 2024

VOV.VN - Hệ thống S-350 của Nga thường được so sánh với hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất về một số tính năng nhưng các tên lửa S-350 nhanh hơn và có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp.

Hệ thống phòng không S-350 Vityaz của Nga đã bắn hạ một số máy bay chiến đấu của Ukraine ở chế độ hoàn toàn tự động trong chiến dịch quân sự đặc biệt, một nguồn thạo tin thông báo với Sputnik. Nguồn tin này cho biết, "lần đầu tiên trên thế giới, Vityaz cho thấy khả năng phát hiện tự động, truy dấu và phá hủy các mục tiêu trên không của Ukraine trong các điều kiện chiến đấu".

S-350 Vityaz là hệ thống tên lửa đất đối không di động đi vào hoạt động trong quân đội Nga năm 2019. Hệ thống này được thiết kế để phá hủy các mục tiêu đạn đạo và khí động, trong đó có máy bay chiến đấu, UAV và tên lửa hành trình như Tomahawk của Mỹ và Storm Shadow của Anh.

So sánh sức mạnh hải quân nga và mỹ năm 2024

Hệ thống tên lửa đất đối không S-350. Ảnh: Zumlik

Hệ thống Vityaz bao gồm một giàn phóng tự đẩy, radar, hệ thống quét không gian điện tử và một vị trí chỉ huy. Hệ thống tên lửa đất đối không này được đặt trên khung gầm bánh lốp đặc biệt BAZ-69092-012, có thể được đặt trong cảnh báo chỉ chưa đầy 5 phút. Hệ thống này có thể tấn công đồng thời 16 mục tiêu khí động và 12 tên lửa đạn đạo.

Hệ thống S-350 được trang bị các tên lửa tầm trung 9M96 và tầm ngắn 9M100, được phóng theo phương thẳng đứng. Khi hoạt động, container phóng có thể phóng một tên lửa lên độ cao 30 mét, đưa nó nhắm vào mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống khí động. Hệ thống này có thể phá hủy các mục tiêu khí động trọng phạm vi lên tới 120km và ở độ cao 30km. Đối với tên lửa đạn đạo, các con số lần lượt là 30km và 25km.

Chuyên gia quân sự Alexander Mikhailov nhận định với truyền thông Nga rằng mặc dù Vityaz có thể được so sánh với hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất về một số tính năng nhưng các tên lửa S-350 nhanh hơn và có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp.

Ông cho biết hệ thống S-350 có thể tấn công các mục tiêu bay ở độ cao 10 mét trong khi Patriot không thể bắn hạ các vật thể di chuyển dưới 100 mét.

Chuyên gia quân sự Yury Knutov thì cho rằng, chỉ cần 1 tiểu đoàn Vityaz là đủ để đẩy lùi cuộc không kích quy mô lớn của đối phương.

Theo ông, nhìn chung, S-350 Vityaz có thể được cải thiện bằng việc thay thế một số thành phần. Điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu của nó. Ông đánh giá, S-350 là một bước đột phá và là một hệ thống độc đáo mà chỉ Nga sở hữu./.

Tạp chí Business Insider vừa có bài viết so sánh cán cân sức lực lượng tàu ngầm Nga - Mỹ và có nhận định đầy bất ngờ.

Lực lượng 2 bên

Bài viết cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Hải quân Mỹ có tổng cộng 14 tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo cùng 280 tên lửa chứa đầu đạn hạt nhân, mỗi quả tên lửa này có thể quét sạch một thành phố.

Ngoài ra còn có 4 tàu ngầm trang bị tên lửa có vệ tinh dẫn đường với 154 quả Tomahawk/1 chiếc và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Tất cả các tàu ngầm của Mỹ được sản xuất với công nghệ tối tân với vũ khí hạng nặng.

So sánh sức mạnh hải quân nga và mỹ năm 2024
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Trong khi đó, Nga chỉ có vẻn vẹn 60 tàu ngầm nhưng không phải vì thế mà chúng thất thế. Các tàu ngầm của Nga không thua kém về khả năng tàng hình so với các đối thủ phương Tây, đặc biệt là các tàu chạy bằng diesel được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng".

Cùng với đó, Nga cũng đang phát triển các loại vũ khí mới cho tàu ngầm, bao gồm cả loại ngư lôi hạt nhân có sức công phá bằng cả trăm triệu tấn thuốc nổ thông thường và có thể tàn phá một thành phố. Đặc biệt, các kíp thủy thủ của Nga được đánh giá cao và trình độ ngày càng nâng lên.

Sau khi viết về cán cân Nga - Mỹ, tạp chí Business Insider cho rằng sự cải tiến công nghệ và xây dựng nhanh chóng các cơ sở đóng tàu của Nga khiến cho đại dương trở nên nguy hiểm hơn cho các tàu ngầm của Mỹ. Tuy nhiên, hạm đội ngầm Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong.

Thế mạnh thuộc về Mỹ

Cùng với Business Insider, một tạp chí khác của Mỹ là The National Interest cũng có bài viết đánh giá rất cao tàu ngầm Nga nhưng đưa ra kết luận khiến nhiều người bất ngờ. Theo tạp chí này, hiện nay Nga đang chế tạo tàu ngầm thế hệ 5, trong đó có "sát thủ của tàu sân bay" Mỹ.

Sau khi thành công với 2 mẫu tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ 4, Nga đã bắt đầu công việc chế tạo hai mẫu tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 5, tạp chí Mỹ cho biết.

Báo Mỹ mô tả rằng, trong số 2 mẫu này, một mô hình được thiết kế để chuyên đánh chặn tàu ngầm của đối phương, mẫu thứ hai là một "sát thủ tàu sân bay", chuyên dùng để triệt hạ những mục tiêu lớn trên mặt nước như hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn.

Tác giả bài viết lưu ý rằng, Nga đang phấn đấu hồi sinh ngành đóng tàu ngầm với sức mạnh mới. "Sau nhiều năm ngừng hoạt động thời hậu chiến tranh lạnh, Moscow gần đây đã giới thiệu hai loại tàu ngầm mới thuộc thế hệ thứ 4 rất thành công" - National Interest cho biết.

Năm 2013, Hải quân Nga đã nhận được các tàu ngầm chiến lược lớp Borey mang tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava cũng như các tàu ngầm hạt nhân tấn công đầu tiên của đề án Yasen mang nhiều tên lửa hành trình tấn công mặt đất như RK-55 Granat, P-800 Onyx hay Caliber-S…

Những tính năng của các tàu ngầm hạt nhân Nga đã gây ấn tượng với nhiều chuyên viên quân sự Mỹ. Các chuyên gia quân sự Anh cũng đã từng thừa nhận, Mỹ và NATO không biết nhiều về tàu ngầm hạt nhân Nga, những hệ thống vũ khí của chúng còn là điều rất bí ẩn.

Ngay cả một loại tàu ngầm thế hệ cũ của Nga là tàu ngầm đề án 941 "Akula" cũng đã khiến phương Tây phải thán phục. Chiếc tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới này là một điển hình về trình độ kỹ thuật hoàn hảo và độ lặn sâu tới 500 mét, hoạt động độc lập dưới đáy biển suốt 180 ngày đêm.

Con tàu có sức mạnh kinh hoàng với 20 bệ phóng cho 20 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, nhiên liệu rắn R-39 Rif, có tầm phóng 8500km. Mỗi quả tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng (MIRV), mỗi đầu đạn công suất 100kiloton. Tổng cộng con tàu trang bị 200 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá 20.000kiloton.

Đầu năm 2013, Hạm đội phương Bắc của Nga đã tiếp nhận vào biên chế những tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới, trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava và 6 tên lửa hành trình thuộc lớp Borey. Cho đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ được bổ sung 8 tàu ngầm đề án Borey và Borey-A.

Cho đến giữa năm 2014, Nga cũng đã đã cử hành nghi lễ thượng cờ long trọng trên kỳ đài của tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 Severodvinsk, chiếc đầu tiên trong loạt 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc đề án 885 Yasen với các tên lửa hành trình siêu mạnh.

National Interest cho rằng, hiện Nga sở hữu khoảng 70 chiếc tàu ngầm hạt nhân và thông thường, được chế tạo theo công nghệ đỉnh cao nhất của thế giới, đặc biệt là lớp vỏ tàu khử từ bằng Titan.

Vì vậy, sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga là không thể phủ nhận, nhưng chỉ có Hải quân Mỹ với những tàu ngầm đỉnh cao mới đủ sức khắc chế, tạp chí Mỹ khẳng định.

Quân sự Mỹ Nga ai mạnh hơn?

Đứng đầu trong bảng xếp hạng là Mỹ với mức chi tiêu quân sự lên tới 877 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,0712. Để duy trì được vị trí thống trị này, Mỹ phải vượt trội trong các mục vật chất, tài chính và tài nguyên quan trọng.

Nga và NATO ai mạnh hơn?

NATO vượt trội về mọi hạng mục không quân so với Nga. Moscow có khoảng 4.173 máy bay phản lực, bao gồm 772 máy bay chiến đấu, 739 máy bay tấn công mặt đất, 445 máy bay vận tải, 20 máy bay tiếp dầu và 132 đơn vị chuyên dụng được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát.

Hạm đội Biển Đen có bao nhiêu tàu chiến?

"Hạm đội Biển Đen có khoảng 80 tàu chiến vào thời điểm chiến sự bùng phát. 30-35 chiếc trong số đó là mối đe dọa thực sự với chúng tôi vì có tầm bắn xa.

Nga có bao nhiêu tàu quân sự?

Hải quân của Nga xếp thứ 3, với 265 tàu trong biên chế tính tới tháng 3. WDMMW có nhiều tàu thuộc diện "cao tuổi", bao gồm con tàu sân bay duy nhất có tên Đô đốc Kuznetsov.