So sánh nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia trong thương mại quốc tế

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ [GATS] là một hiệp định của Tổ chức thương mại Thế giới [WTO]. Hiệp định được thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó. Các nguyên tắc trong Hiệp định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nước Thành viên WTO. GATS quy định một tập hợp các nghĩa vụ chung mà tất cả các quốc gia thành viên phải tuân thủ trong đó có nguyên tắc đối xử tối huệ quốc [MNF].

Đây là nguyên tắc cơ bản của WTO dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.

Theo quy định của GATS, các nước thành viên WTO phải đối xử với các nhà cung cấp dịch vụ đến từ các nước thành viện khác theo cách thức như nhau. Mỗi thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

Tuy nhiên, nguyên tắc MFN có một số ngoại lệ sau:

  • Theo cam kết riêng của từng nước trong WTO: đây là trường hợp nước gia nhập thành công trong đàm phán thực hiện nghĩa vụ này trong một số dịch vụ hoặc trường hợp cụ thể trong một số năm.
  • Theo các Thỏa thuận khu vực hoặc các Hiệp định thương mại tự do: các cam kết trong những Văn kiện này được ưu tiên áp dụng và do đó các nước thành viên áp dụng những Thỏa thuận hay Hiệp định này có thể cho nhau hưởng đối xử ưu đãi ở mức cao hơn so với các nước thành viên WTO không tham gia Thỏa thuận hay Hiệp định này.

Tài liệu "So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc" có mã là 250770, file định dạng doc, có 8 trang, dung lượng file 72 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Luật. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 8 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử được quy định thế nào? Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong hai quy định: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia.

Ngày 07 tháng 11 năm 2006, sau gần 12 năm đàm phán tại Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền mà các hiệp định của WTO dành cho, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với tư cách là thành viên tham gia các hiệp định cũng như các cam kết bổ sung đối với các thành viên khác của WTO trước khi được các nước thành viên chấp nhận cho Việt Nam gia nhập WTO trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đầu tư, mua sắm chính phủ, chống trợ cấp v.v…

Nghĩa vụ quan trọng nhất của một thành viên của WTO là thực hiện đầy đủ các nguyên tắc hoạt động cơ bản của WTO, đó là không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường thương mại tự do hơn, tăng cường cạnh tranh công bằng, khuyến khích phát triển kinh tế và tính dễ dự báo trong thương mại. WTO coi các nguyên tắc cơ bản này là triết lý nền tảng cho hoạt động của mình nhằm thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả các nước không chỉ là thành viên của WTO mà còn có tác động đến cả các quốc gia chưa phải là thành viên và để giúp các nước này tích cực tham gia vào một sân chơi thương mại tự do.

Không phân biệt đối xử được xem là nguyên tắc đầu tiên khi nhắc tới nghĩa vụ của các thành viên WTO. Nguyên tắc này được ghi nhận trong tất cả các hiệp định của WTO. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong GATS bao gồm hai nội dung chính là: Đối xử tối huệ quốc nêu tại Điều II và Đối xử quốc gia nêu ở Điều XVII. Ngoài ra nguyên tắc không phân biệt đối xử được nhắc đến ở một số điều khoản khác như Điều VII[3], VIII[1], X[1], XII[2].

+ Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc [MFN]

“Tối huệ quốc” có nghĩa là “nước [được] ưu đãi nhất”, “nước [được] ưu tiên nhất”. Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được “ưu tiên nhất”.

Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào. Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc ngày càng trở nên phổ biến và được chấp nhận rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế, nó đặt ra cho các thành viên nghĩa vụ bảo đảm bình đẳng về các điều kiện cạnh tranh trong cùng dịch vụ giữa các nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên. Nội dung của quy chế MFN của GATS được xác định theo các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, một quốc gia thành viên có thể sử dụng các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ dưới hình thức luật pháp, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, hoạt động quản lý hoặc bất kỳ một hình thức nào được xác lập bởichính quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương và các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyền trung ương giao cho.

Các biện pháp đó có thể bao gồm: [i] việc mua, thanh toán hay sử dụng dịch vụ; tiếp cận hay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà các dịch vụ được các thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến; [iii] sự hiện diện, bao gồm cả thương mại, của những người thuộc một thành viên để cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên viên khác.

Thứ hai, một thành viên phải dành chế độ đãi ngộ MFN ngay lập tức và vô điều kiện cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ nước thành viên nào. Điều đó có nghĩa là một thành viên có nghĩa vụ dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn cả về hình thức và thực tiễn cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của tất cả thành viên ngay khi thành viên đã dành sự đãi ngộ đó cho bất kỳ thành viên nào mà không đòi hỏi thêm bất kỳ điều kiện nào khác ngoài những điều kiện đã quy định và áp dụng cho một thành viên nhằm đảm bảo cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ trong cùng một phân ngành dịch vụ và cùng phương thức cung cấp dịch vụ3 của tất cả các thành viên đều được hưởng điều kiện cạnh tranh tương tự tại một quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, điều này không làm cản trở quyền của một thành viên tự đặt ra các điều kiện liên quan đến bản thân dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh kinh tế – xã hội và pháp luật quốc gia, miễn là các điều kiện do thành viên đó đặt ra được áp dụng chung cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên.

Tuy nhiên, GATS cũng đưa ra một số ngoại lệ cho thành viên không phải có nghĩa vụ áp dụng MFN như cho phép một thành viên có thể duy trì các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử với điều kiện là các biện pháp đó đáp ứng 3 điều kiện: [i] các miễn trừ MFN không được vượt quá thời hạn 10 năm; [ii] trong mọi trường hợp, các ngoại lệ MFN phải được xem xét lại theo định kỳ 5 năm tại các vòng đàm phán tiếp theo; [iii] các miễn trừ MFN thuộc phạm vi đàm phán về tự do hoá thương mại.

Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó, các ngoại lệ phải được quy định tại Phụ lục về miễn trừ tại Điều II 4; hoặc cho phép một thành viên được miễn trừ quy chế MFN khi thành viên đó dành cho các nước lân cận những thuận lợi nhằm thúc đẩy sự trao đổi dịch vụ được cung cấp và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới5; hoặc cho phép một thành viên gia nhập hoặc tham gia một hiệp định tự do hoá thương mại dịch vụ được ký với một hoặc một số thành viên khác, trong đó các thành viên cùng nhau thoả thuận những cơ chế và biện pháp tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các thành viên ký kết hiệp định này ở mức độ cao hơn các cam kết trong WTO6; hoặc cho phép một thành viên có thể liệt kê trong Phụ lục của GATS các biện pháp liên quan đến dịch vụ tài chính, viễn thông cơ bản, vận tải đường biển trái với Điều II [1] trong một thời gian nhất định.

+ Nguyên tắc đối xử quốc gia [NT]

“Ðãi ngộ quốc gia” nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa. Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau. Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng [không kém ưu đãi hơn] với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước.

Khác với quy chế MFN, quy chế NT không được áp dụng một cách tự động đối với tất cả các ngành dịch vụ mà nó chỉ áp dụng đối với ngành và phân ngành đã được một thành viên đưa vào danh mục cam kết của nước đó và tùy thuộc vào các hạn chế đối với từng phương thức cung cấp dịch vụ. Đây là điểm khác biệt với quy chế NT được quy định trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại [GATT 1994] và là đối tượng mà các nước xin gia nhập muốn đưa ra các hạn chế mở cửa thị trường thương mại dịch vụ trong một số ngành dịch vụ vẫn cần bảo hộ theo lộ trình nhất định sau khi gia nhập WTO.

GATS tạo điều kiện cho các thành viên có thể chủ động trong việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường thương mại dịch vụ phù hợp với mục tiêu chính sách quốc gia. GATS không can thiệp vào mục tiêu chính sách quốc gia mà GATS đưa ra một bộ khung các quy tắc để đảm bảo rằng các quy định của quốc gia thành viên về thương mại dịch vụ được quản lý một cách khách quan, hợp lý và không tạo ra các rào cản đối với thương mại. Ngoài ra, GATS đảm bảo cho các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển và kém phát triển có thêm nhiều ưu đãi trong việc thực hiện tự do hoá dần dần việc mở cửa thị trường dịch vụ theo ý mình và có thể từ chối các bước tự do hoá trong những lĩnh vực mà họ không muốn hoặc chưa muốn đưa vào cam kết.

Quy chế NT của GATS được xác định theo 4 tiêu chí sau đây:

[i] một thành viên có đưa ngành hoặc phân ngành dịch vụ đang gây tranh cãi vào danh mục cam kết của mình hay không và theo các tiêu chuẩn hay điều kiện gì;

[ii] các biện pháp tác động đến việc cung cấp dịch vụ;

[iii] xác định dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự; và

Xem thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mới nhất và chuẩn nhất năm 2022

[iv] dành sự đãi ngộ không kém thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho dịch vụ và người cung cấp dịch vụ trong nước.

Khác với quy chế MFN, GATS không đưa ra ngoại lệ trong việc áp dụng quy chế NT. Điều XVII [2 và 3] đưa ra những giải thích rõ hơn việc việc áp dụng sự đối xử không kém thuận lợi bao gồm sự đối xử tương tự về hình thức hoặc khác biệt về hình thức mà một thành viên dành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình trong cùng điều kiện cạnh tranh.

Mặc dù khi gia nhập GATS, bất kỳ thành viên nào cũng phải đưa ra các cam kết về không phân biệt đối xử đối với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh cụ thể, GATS cho phép các thành viên duy trì các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về không phân biệt đối xử của họ theo GATS nhằm: [i] bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng; [ii] bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người và động vật, thực vật; [iii] bảo đảm tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quy định của Hiệp định, kể cả các biện pháp chống lại các hành vi lừa dối, gian lận hoặc để lại hậu quả của việc không thanh toán hợp đồng dịch vụ; bảo vệ bí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tin cá nhân và đảm bảo tính bảo mật và an toàn lý lịch hoặc tài khoản cá nhân; hoặc các thành viên có thể đưa ra các biện pháp phân biệt miễn là sự đối xử khác biệt nhằm: [i] đảm bảo thực hiện việc đánh thuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quả đối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các thành viên khác; hoặc [ii] với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, có giá trị ràng buộc đối với thành viên đó.

Phụ lục về dịch vụ tài chính cho phép các thành viên có thể áp dụng các biện pháp cần thiết vì lý do thận trọng để bảo vệ nhà đầu tư, người gửi tiền, người ký hợp đồng hoặc những người cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, hoặc để đảm bảo sự thống nhất và ổn định của hệ thống tài chính.

Hoặc trong trường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọng, hoặc bị đe doạ gặp khó khăn nghiêm trọng, một thành viên được phép thông qua hoặc duy trì các hạn chế thương mại dịch vụ tạm thời trong những lĩnh vực dịch vụ đã cam kết cụ thể, trên cơ sở vẫn áp dụng quy chế MFN giữa các thành viên và không nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể.

Video liên quan

Chủ Đề