Sở sánh sự khác biệt giữa sản xuất và kinh doanh thương mại

Các doanh nghiệp hiện nay tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm cả doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Vậy sự khác nhau khi quản trị doanh nghiệp đối với hai loại hình này là gì?

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được sản xuất và thông qua quá trình lưu thông được đem bán trên thị trường. Quá trình sản xuất cần có năng suất cao và lưu thông đòi hỏi sự chuyên môn hóa giúp nhà sản xuất bán được hàng hóa nhanh chóng và dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại ra đời để đảm bảo tính chuyên môn hóa này.

Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguồn lực và tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hóa

Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết [nhân lực – tài lực – vật lực] tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguồn lực và tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hóa

Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng... vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

Xem thêm bài viết: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả

Điểm khác biệt trong hai loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tuy có những chức năng, xu hướng vận dụng khái niệm [sản xuất, thương mại] và phương pháp quản trị tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều khác biệt.

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:

Bảng so sánh sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Sự khác biệt giữa quản trị doanh nghiệp thương mại và quản trị doanh nghiệp sản xuất là gì?

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Quản trị doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông [đối với Công ty cổ phần]/thành viên góp vốn [đối với Công ty TNHH], Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.

Quản trị doanh nghiệp sản xuất

Quản trị doanh nghiệp sản xuất quan trọng nhất ở quản lý quy trình sản xuất. Quy trình này có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy [ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc], với các công việc tuần tự sau:

-       Bộ phận sản xuất kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.

-       Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.

-       Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.

-       Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.

-       Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.

-       Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.

-       Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.

Quản trị doanh nghiệp thương mại

Quản trị doanh nghiệp thương mại là gì? Đó là hoạt động quản trị các bên: nhà cung cấp, bộ phận mua hàng, nhập kho, và các kênh phân phối…

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thương mại.

Vì thế, tìm hiểu về quy trình quản doanh nghiệp thương mại, điều cần thiết là tìm hiểu về hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có sự tham gia của Bộ phận Kế hoạch – Mua hàng, bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo.

Trên đây là phân tích về sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp thương mại và quản trị doanh nghiệp sản xuất. Cho dù loại hình doanh nghiệp là gì thì nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần áp dụng phương pháp quản trị tiên tiến, khoa học và hiện đại. Việc thiếu cái nhìn dài hạn và thiếu minh bạch thông tin đều là những nguyên nhân khiến cho quản trị doanh nghiệp trở nên yếu kém tại các công ty.

Cơ sở khách quan để hình thành và phát triển thương mại là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến mức mà sản xuất xã hội trở thành sản xuất hàng hoá.

Thương mại là một phạm trù kinh tế, một lĩnh vực hoạt động của con người liên quan đến các hành vi mua bán các hàng hoá, dịch vụ. Gắn liền với việc mua bán hàng hoá, dịch vụ là các hoạt động xúc tiến thương mại.

Kinh doanh thương mại là sự đầ tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

Thương mại và kinh doanh thương mại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi nói đến thương mại , là nói đến sự trao đổi hàng hoá thông qua mua bán trên thị trường, ở đâu có nhu cầu thì ở đó có hoạt động thương mại .Tham gia hoạt động thương mại có các doanh ngiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Về thực chất hoạt động của doanh nghiệp thương mại là hoạt động dịch vụ. Doanh nghiệp thương mại làm dịch vụ cho cả người bán và người mua.

Thương mại  thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho các bộ phận kinh tế, các ngành thành một thể thống nhất, nhu cầu của người tiêu dùng được thoả mãn. Hoạt động thương mại giúp cho quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia phát triển.

Thương mại đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.

Thương mại tác động trực tiếp tới vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Thương mại càng phát triển làm cho vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất của doanh nghiệp thương mại ngày càng được nâng cao và các mối quan hệ của các doanh nghiệp thương mại ngày càng được mở rộng.

Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong khâu lưu thông hàng hoá. Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, kinh doanh thương mại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh thương mại thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy nhu cầu, đảm bảo cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại.

Như vậy để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại là vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một trong những hoạt động góp phần cho thương mại phát triển là xúc tiến thương mại.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • khái niệm thương mại
  • thị trường thương mại là gì
  • thương mại là gì
  • ,

    Doanh nghiệp thương mại là gì? Phân biệt doanh nghiệp thương mại với sản xuất

    Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và của nền kinh tế, các doanh nghiệp thương mại mọc lên ngày càng nhiều và đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy doanh nghiệp thương mại là gì, nó có những chức năng gì? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!

    Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc khái niệm doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp [DN]sản xuất là gì. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và xem nó là hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên thực chất giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy những điểm khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và thương mại là gì?Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

    I. Doanh nghiệp thương mại là gì?

    Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu doanh nghiệp thương mại là gì? Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập một cách hợp pháp, nhằm mục đích chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Một tổ chức kinh tế được xem là doanh nghiệp thương mại là gì nếu phải có đủ hai điều kiện sau:

    • Phải được thành lập theo đúng luật đã được quy định;
    • Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lại lợi nhuận.

    Doanh nghiệp thương mại gồm các loại hình sau:

    • Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: là các doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng trong đời sống và sản xuất cụ thể.
    • Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau.
    • Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa: các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại
    • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.
    • Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường.

    Doanh nghiệp thương mại là gì?

    II. Nhiệm vụ doanh nghiệp thương mại là gì?

    Các doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đều có chung những nhiệm vụ chính như ở dưới đây:

    • Hoạt động kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của thị trường;
    • Thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng những mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, tất cả các bên đều cùng có lợi;
    • Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh;
    • Bảo vệ môi trường, sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;
    • Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê một cách thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước đúng hạn.

    III. Chức năng doanh nghiệp thương mại là gì?

    1. Chuyển lưu hàng hóa

    Các doanh nghiệp thương mại là gì có chức năng tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng và đảm bảo thỏa mãn được đầy đủ những nhu cầu của khách hàng dù là những khách hàng khó tính nhất. Doanh nghiệp thương mại là gì là người cung ứng hàng hóa cho khách hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa ví dụ như cách sử dụng như thế nào, với mục đích gì, đối tượng sử dụng, thời gian và địa điểm cụ thể của việc mua bán và chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hợp lý mà đại đa số khách hàng có thể chấp nhận được.

    2. Tiếp tục quá trình sản xuất bằng khâu lưu thông

    Quá trình sản xuất hàng hóa theo nghĩa rộng bao gồm 4 khâu chính: Sản xuất, phân phối, trao đổi [lưu thông] và tiêu dùng hàng hóa. Bốn khâu này có môi quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản và quan trọng nhất.

    Kinh doanh thương mại là gì nằm ở khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại là gì phải thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm đúng cách, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, lắp ráp và còn chịu trách nhiệm cả việc bảo hành sản phẩm… Đây chính là chức năng tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp, đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của người tiêu dùng.

    Chức năng doanh nghiệp thương mại là gì?

    3. Điều hòa cung - cầu, dự trữ hàng hóa

    Một chức năng khác của kinh doanh thương mại là gì là mua bán hàng hóa vào để cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng và số lượng, ở những nơi thuận tiện nhất cho khách hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại là gì có thể thỏa mãn được một cách kịp thời những nhu cầu hàng hóa của khách hàng. Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng [kho, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý, trạm…] mà doanh nghiệp thương mại là gì có thể đảm bảo thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết nhanh chóng, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa.

    IV. Yêu cầu về doanh nghiệp thương mại

    • Doanh nghiệp thương mại khi bắt đầu hoạt động trước tiên cần phải đăng ký kinh doanh đúng với mục đích hoạt động chính của mình với cơ quan pháp luật của Việt Nam.
    • Doanh nghiệp thương mại là gì phụ thuộc trực tiếp vào số lượng lợi nhuận của mình để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó cần có sự quản lý và cân đối để phù hợp nhất, từ đó mới có thể hoàn thành tốt được công việc này.
    • Doanh nghiệp thương mại gắn kết lợi nhuận của mình trực tiếp với nhân viên trong công ty.
    • Trách nhiệm với xã hội: Doanh nghiệp thương mại là gì đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và phân phối hàng hóa với khách hàng và người tiêu dùng. Chính vì thế cần đảm bảo được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm như đăng ký trong kinh doanh và sản xuất. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp thương mại cần phải có nghĩa vụ đóng các loại thuế với cơ quan nhà nước đúng hạn và đầy đủ.

    V. Vai trò của doanh nghiệp thương mại

    • Doanh nghiệp thương mại là gì có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông và tạo điều kiện để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp thương mại là gì thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt được việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao được mức hưởng thụ của người dân.
    • Doanh nghiệp thương mại là gì có một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

    Vai trò của doanh nghiệp thương mại

    VI. Phân biệt doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất

    Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại là gì mặc dù có những chức năng, nhiệm vụ cùng với phương pháp quản trị tương đồng với nhau, mục đích chính cũng là để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất lại hoàn toàn nhau.Cùng theo dõi tiếp ởngay phần dưới đây để được bật mí nhé:

    Như ở phần 1 chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp thương mại là gì, bây giờ chúng ta tìm hiểu tiếp về khái niệm doanh nghiệp sản xuất là gì để so sánh xem nó có gì khác nhau nhé!

    Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp, là loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích chính là sử dụng các nguồn lực cần thiết như nhân lực – tài lực – vật lực tạo ra các sản phẩm để đem trao đổi trong thương mại nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

    Dưới đây là bảng so sánh doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

    Phân biệt doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất

    VII. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ thông tin về doanh nghiệp thương mại là gì, vai trò và chức năng của doanh nghiệp thương mại cũng như bảng so sánh giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin ở bài viết giúp bạn đọc phần nào hiểu hơn về doanh nghiệp thương mại cũng như hoạt động sản xuất. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!

    Xem tiếp: Giải đáp mọi thắc mắc xung quanh vốn chủ sở hữu là gì?

    Tag:

    Luật thương mại thương mại điện tử chiết khấu thương mại nhượng quyền thương mại thương mại là gì doanh nghiệp thương mại hoạt động thương mại thương mại

    Bài viết nhiều người đọc

    • Doanh thu thuần là gì? Tổng hợp những vấn đề liên quan đến doanh thu thuần

    • Mô tả công việc nhân viên kho và các kỹ năng nhất định phải có

    • Ý tưởng kinh doanh sáng tạo - Chìa khóa thành công kinh doanh

    • Cách tìm nguồn hàng sỉ giá rẻ tận gốc và uy tín

    • Kinh doanh thương mại là gì? Những điều cần biết về kinh doanh thương mại

    • Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

    • Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu giấy phép kinh doanh online cực đơn giản

    • Doanh số là gì? Doanh thu và doanh số có phải là một như nhiều người nghĩ?

    123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

    123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

    Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

    Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

    Giá trị cốt lõi:

    • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
    • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
    • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

    Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

    Video liên quan

    Chủ Đề