Sau khi bung nút nhầy bao lâu thì sinh

Ra máu báo sắp sinh là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy ngày vượt cạn đã cận kề. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ sinh ngay lập tức mà “cuống cuồng” chuẩn bị đi đẻ, thay vào đó, hãy bình tĩnh và quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác của cơ thể.

Máu báo sắp sinh hay dân gian còn gọi là ra máu cá, huyết hồng là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất. Nhiều mẹ bầu cho rằng ra máu báo sắp sinh nghĩa là sẽ chuyển dạ ngay lập tức trong vài giờ nên “cuống cuồng” đi đến bệnh viện. Thế nhưng, liệu điều này có đúng? Thực tế là mẹ bầu ra máu cá bao lâu thì sinh?

Ra máu báo sắp sinh là như thế nào?

Ở những ngày cuối của thai kỳ, khi ngày dự sinh cận kề, bạn có thể thấy quần lót xuất hiện vài vệt máu hồng đi kèm với chất nhầy được tiết ra từ âm đạo. Đây là hiện tượng ra máu báo sắp sinh hay ra huyết hồng chuyển dạ.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do cổ tử cung bắt đầu mềm, căng và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ làm vỡ một số mạch máu nhỏ, khiến máu lẫn với dịch nhầy.

Nhiều mẹ bầu thắc mắc ra máu cá với bong nút nhầy cổ tử cung có khác nhau hay không. Thực tế, 2 triệu chứng này là khác nhau nhưng thường diễn ra cùng lúc và đều có liên quan đến sự thay đổi của cổ tử cung.

Tuy nhiên, về bản chất thì nút nhầy cổ tử cung là một chất dịch đặc và dính, có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn không cho vi khuẩn và vi trùng xâm nhập trong thai kỳ.

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi như ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ, ra máu báo bao lâu thì đẻ, ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu thăm bao lâu thì sinh… Nguyên do là bởi điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.

Có trường hợp mẹ sẽ chuyển dạ trong vài giờ, vài ngày nhưng cũng có trường hợp phải mất đến 1-2 tuần mẹ mới chuyển dạ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sẽ chuyển dạ sinh con sau khi ra máu báo sắp sinh khoảng 1 tuần.

Không phải thấy máu báo sắp sinh là mẹ sẽ sinh ngay lập tức, đặc biệt là những trường hợp ra máu cá nhưng không thấy đau bụng. Tuy nhiên, mẹ cần chuẩn bị tinh thần và chú ý quan sát các dấu hiệu sắp sinh khác vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Trong giai đoạn này, nếu chưa chuẩn bị xong giỏ đồ đi sinh thì bạn cũng cần gấp rút hoàn thành việc đó. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ đến những vật cần mang theo khi nhập viện, tránh mang thiếu hoặc mang quá nhiều. Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ, gia đình hoặc các mẹ bỉm sữa khác. Đừng quên sắp xếp tất cả đồ đi sinh vào một chiếc túi hoặc vali gọn gàng để bạn dễ dàng tìm thấy khi cần thiết nhé.

Nếu ra máu báo sắp sinh đi kèm với các cơn đau đặc trưng của chuyển dạ như cơn đau xuất hiện 3 phút lần thì cần đi bệnh viện ngay.

Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Máu báo sắp sinh có màu gì?

Đa phần, máu báo sắp sinh thường không ra nhiều. Bạn chỉ ra một lượng máu nhỏ, khoảng 1 – 2 đốm máu đi kèm với dịch nhầy cổ tử cung.

Màu sắc của máu báo sắp sinh cũng rất đa dạng và phần nào có thể phụ thuộc vào việc có đi kèm với việc bong nút nhầy cổ tử cung hay không.

Cụ thể, máu báo sắp sinh có thể có màu hồng nhạt, đỏ, nâu nhạt, nâu sẫm hoặc có dịch màu trắng pha lẫn chút vệt đỏ. Nếu huyết hồng ra cùng lúc với nút nhầy cổ tử cung thì máu có thể lẫn với dịch nhầy, còn nếu xuất hiện riêng lẻ thì máu có thể có màu đỏ tươi.

Không phải ai cũng có dấu hiệu ra máu cá chuyển dạ, có trường hợp hiện tượng này xuất hiện sau khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Do đó, nếu không thấy ra máu hồng mà lại có những dấu hiệu chuyển dạ khác thì mẹ không cần quá lo.

Đối với vấn đề ra máu có phải sắp sinh không? Song song với việc ra máu cá thì bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau bụng dưới giống như đau bụng kinh kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài ngày
  • Xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên và mạnh dần.

Ra huyết hồng sắp sinh: Khi nào cần đi bệnh viện?

Nếu mẹ bầu thấy máu ra nhiều, thấm ướt băng vệ sinh trong 1 – 3 giờ hoặc ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhau tiền đạo
  • Nhau bong non.

Khi thấy ra máu báo sắp sinh, mẹ cũng chú ý quan sát các dấu hiệu chuyển dạ khác. Nếu có các dấu hiệu sau thì cần đi bệnh viện ngay:

  • Xuất hiện cơn co thắt mỗi 3 phút 1 lần [hoặc 3 lần trong 10 phút]. Lúc này cổ tử cung đã mở khoảng 2cm, trung bình sau 8 – 16 giờ bé sẽ chào đời.
  • Đau bụng đi kèm những cơn co thắt liên tiếp và càng tăng, cơn đau không giảm khi thay đổi tư thế.
  • Rò rỉ, vỡ ối: Có chất dịch trong suốt, không có mùi khai chảy từ vùng kín thì cần đi bệnh viện ngay bởi khoảng 80% bà bầu rỉ ối sẽ sinh trong vòng 12 giờ sau đó.

Ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh, ra máu báo bao lâu thì sinh không quan trọng bằng việc ra máu báo sắp sinh đi kèm với những dấu hiệu nào. Nếu máu báo sinh không đi kèm với những triệu chứng bất thường kể trên thì bạn cứ bình tĩnh và chú ý theo dõi thêm chứ không cần “cuống cuồng” đến bệnh viện mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm: Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh để đến bệnh viện kịp thời?

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bong nút nhầy là một trong các dấu hiệu báo cơ thể mẹ đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở. Tuy nhiên, nhiều mẹ không nhận biết đâu là nút nhầy bị bong, đâu là chất dịch bình thường. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của mẹ. Nút nhầy bị bong ra là thời điểm mẹ nên nhờ người nhà chuẩn bị đồ đạc và leo lên xe đến bệnh viện để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đang tới. Đây là dấu hiệu sinh quan trọng không kém so với rỉ ối, vỡ ối, ra máu báo, đau bụng... nên không ai được chủ quan. Tuy nhiên, nhiều mẹ lần đầu mang thai không rõ lúc nào thì nút nhầy bong, nút nhầy trông như thế nào bèn lên mạng hỏi các mẹ thông thái khác và được giải đáp tận tình, dễ hiểu. Em đã sinh con rồi các mẹ ạ, giờ nhớ lại lúc chuyển dạ cảm giác vẫn rõ mồn một. Bữa đó tự dưng đang nằm thấy vùng dưới ra nước. Em lật đật chạy ra phòng vệ sinh để xem có bị sao không thì đúng là nước có lẫn xíu máu báo. Sau đó tầm 1 tiếng bắt đầu đau bụng nhẹ cũng là lúc em đặt chân tới sảnh bệnh viện rồi. Bác sĩ khám trong và bảo mở 3 phân, vô phòng chờ đến khi nào mở hết thì sinh. Cũng may cơ địa em sinh dễ, chỉ rặn đâu 4-5 hơi là con ra. Em nhớ không nhầm thì lúc leo lên bàn đẻ đến lúc bác sĩ khâu tầng sinh môn xong là hết gần 30 phút thôi, quá nhanh gọn luôn! Bạn em hỏi trước khi vỡ ối có dấu hiệu gì không mà đẻ nhanh thế, nghe đồn nút nhầy tử cung bong ra thì phải. Em ngớ người không biết cái nút nhầy đó có phải là chất dịch nhầy nhầy em phát hiện ra trước ngày sinh 4 hôm không nữa. Lên mạng xem thì thấy có một mẹ cũng thắc mắc về vụ này, được nhiều mẹ khác giải đáp. Thấy hay quá nên em chia sẻ về cho các mẹ cùng xem để có thêm kinh nghiệm sinh nở nha. Nghe mẹ bầu thắc mắc về hiện tượng này nhé! Câu trả lời đầy kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa thông thái Nick name Hoai Thu Nguyen chia sẻ: Nút nhầy là dịch màu trắng trong như lòng trắng trứng gà kèm theo ít dịch màu hồng nhạt. Nick name Kaki Nguyen cho biết: Mình mới sinh nè, bung nút nhầy màu nâu thì khoảng hơn 1 ngày là sinh rồi nên mẹ vào bệnh viện sớm đi cho an tâm. Nick name Đinh Thị Bích Đào kể lại: Mình mới sanh hôm 26 Tết. Đau bụng đòi nhập viện, bác sĩ đo cơn gò bảo chưa sanh được cho về. Về nhà 2 giờ sau bong nút nhầy và rỉ ối đi sanh luôn. Nick name Nhung Peach kể rằng: Mình bong trước mất 4 tuần. Ở nhà có cơn co nhưng không đau bụng, lên viện tiêm mũi giảm co thì hết. Đến gần 4 tuần sau đang nằm tự nhiên vỡ ối lên viện 4 giờ sau đẻ xong. Bản chất nút nhầy cổ tử cung và dấu hiệu nhận biết Chất nhầy ở cổ tử cung [hay còn gọi là nút nhầy] là ống chất nhầy dày nằm ở cổ tử cung. Nó tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ hiệu quả. Khi mẹ mang thai, nút nhầy bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công. Nút nhầy trông giống như tinh dịch hoặc nước nhầy ở mũi khi bị cảm. Nó có thể trong suốt, nhuốm chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, có thể đặc và dính. Khi mẹ bị bong nút nhầy thì chất nhầy này có thể ra nhiều một lúc liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới hết. Chất nhầy này cũng thuộc dạng không màu không mùi rất đặc trưng các mẹ nha! Trước khi dạ con bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bong và thoát ra qua đường âm đạo. Nó xóa mở đường để chuẩn bị cho em bé chui ra.

Hình minh họa cho hiện tượng bong nút nhầy ở mẹ bầu

Thời điểm mẹ chuyển dạ thật sự kể từ lúc bị bong nút nhầy Khi phát hiện nút nhầy đã bong, mẹ biết ngay rằng cổ tử cung mình đang mở và giãn ra ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, tương tự như hiện tượng bị tụt bụng sắp sinh thì đây chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức và rõ ràng nhất. Chuyển dạ chính thức là khi mẹ bị vỡ ối hoặc cảm thấy đau và các cơn co thắt diễn ra thường xuyên.Có thể mẹ sắp sinh đến nơi, sắp sinh trong vài ngày tới, thậm chí là vài tuần [tùy cơ địa mỗi mẹ] nếu thấy bong nút nhầy cổ tử cung đấy. Lưu ý khi mẹ bầu bị bong nút nhầy -Khi thấy bị nút nhầy bong mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng, các mẹ đừng lo lắng quá. Nhiều mẹ sợ thai nhi bị nhiễm trùng nên mất ăn mất ngủ. Thực tế thì nút nhầy mất đi thai nhi vẫn an toàn vì bé còn được bảo vệ bởi túi nước ối mà. Các mẹ có thấy là nhiều khi túi ối rỉ, vỡ mà thai vẫn chẳng vấn đề chi đó không ạ? Chỉ cần chú ý một chút là được. -Có thể đi khám nếu thấy cần thiết, còn không thì chẳng sao. Vì bong ra nút nhầy chỉ là báo mẹ sắp sinh thôi chứ chưa biết chắc chắn khi nào đâu. -Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bất cứ khi nào mẹ bầu bị ra máu, tử cung co thắt, đau, gặp bất ổn trong cơ thể... thì phải đi khám ngay không được chủ quan. -Các trường hợp nhất định phải gặp ngay bác sĩ: bị ra máu [hoặc dịch âm đạo] có lẫn máu tươi, màu hồng nhạt chứ không phải màu nâu. Mẹ bị hoa mắt, đau đầu, cơ thể đột nhiên sưng phù lên [triệu chứng của tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ]. Mẹ bị vỡ ối mà nước ối có màu xanh hay nâu... Các mẹ đã hiểu hơn về bong nút nhầy cổ tử cung rồi đúng không? Thực sự thì đây chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ chính thức mà chỉ là dấu hiệu báo mẹ biết cơ thể đã sẵn sàng cho cuộc sinh nở mà thôi. Các mẹ không nên quá lo lắng, cần theo dõi cơ thể và cử động thai máy để chờ đến phút chuyển dạ là ổn.

Video liên quan

Chủ Đề