Sáng kiến kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc lớp 4

-->

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết trong chương trình Tiểu học, ngoài các môn học
chính như: Toán, Tiếng Việt... học sinh còn được học các môn học khác: Mỹ
thuật, Kỹ thuật, Thể dục và Âm nhạc... trong đó môn Âm nhạc chiếm một vai
trò khá quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và tư duy của trẻ, âm nhạc
không chỉ giúp các em biết thưởng thức nghệ thuật mà còn sáng tạo nghệ
thuật. Học sinh biết hòa mình vào thế giới thiên nhiên bằng những giai điệu
đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc. Dạy Âm nhạc nói chung và phân môn
"Tập đọc nhạc" nói riêng ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng kết hợp các
hoạt động như vận động phụ họa, gõ đệm theo phách, nhịp, các trò chơi âm
nhạc... Để hấp dẫn lối cuốn các em vào bài học, tạo cho tiết học thêm vui
tươi sinh động. Qua đó học sinh lĩnh hội được các kiến thức thuộc về văn hóa
âm nhạc một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Trong cuộc sống nếu như không có âm nhạc chúng ta cảm thấy buồn tẻ
và khô khan, nhưng có âm nhạc tinh thần con người như được bồi bổ, tăng
thêm sức sống mãnh liệt hơn. Để nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần
giáo dục thế hệ trẻ ngay từ những bước đầu tiên, chúng ta cần chú ý phát
triển toàn diện nhân cách của trẻ thông qua các môn học. Chất lượng giảng
dạy có đạt hiệu quả hay không? Học sinh có ham thích học âm nhạc nói
chung, phân môn tập đọc nhạc nói riêng hay không? Đó là những vấn đề mà
tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học,
đặc biệt là học sinh lớp 4.
Kính mong Ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí, các bạn đồng
nghiệp giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành xuất sắc đề tài này.

1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta lµ đào tạo những con người
phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi
hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ
giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức
khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải
giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết
làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có
thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất
là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất
quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi
hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung
giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm
nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường
phổ thông, đặc biệt là ở bậc Tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành
cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một
thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện
hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Để nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học, tất cả giáo viên tiếp tục thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp
bồi dưỡng giáo viên; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên. Biết cụ thể hóa các nội
dung của cuộc vận động vào thực tiễn trong quá trình công tác để đào tạo bồi
dưỡng và giáo dục học sinh. Tại khoản 2, điều 27 Luật giáo dục 2005 đã chỉ
rõ: Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra mục tiêu trọng
tâm là: Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì

dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để
2


toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục đã thực hiện đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng.
Bởi vì giáo viên là nhân tố có vị trí nòng cốt trong việc thực hiện các chủ
trương và quan điểm đổi mới, thường xuyên tổ chức hội thảo,chu kỳ bồi
dưỡng thường xuyên, học tập và bồi dưỡng các mô đun.... để trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên góp phần hoàn thành tốt mục
tiêu giáo dục Tiểu học.
Trong việc giảng dạy các môn học ở Tiểu học, môn học nào cũng quan
trọng, nó luôn hỗ trợ qua lại lẫn nhau để thúc đẩy nhau.Trong đó môn Âm
nhạc là một môn học mà tất cả các em học sinh đều rất yêu thích. Tuy nhiên,
trong môn Âm nhạc lớp 4 có phần tập đọc nhạc là một nội dung khó, các em
đọc được nốt nhạc song việc nhận biết thành thạo các nốt nhạc trên khuông
nhạc chưa cao, hay nhầm lẫn tên nốt, đọc sai cao độ, nhiều học sinh còn ngại
học tập đọc nhạc.
Bản thân tôi là giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp
giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua
thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là năm học mà các em
được học chương trình sách giáo khoa Âm nhạc mới. Tôi nhận thấy rằng
trước một bài hát, một bài tập đọc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản
nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng
như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc,
người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn
giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất
kiến thức bài học.

Trong thực tế, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn Âm nhạc ở Tiểu học đang còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Những năm
trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy,
không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện
dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ,
chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng.
Do đó kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc
3


học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Sau nhiều năm công tác tôi nhận
thấy chất lượng học tập đọc nhạc ở các nhà trường Tiểu học nói chung và
trường Tiểu học nói riêng chưa đạt kết quả cao. Bởi vậy nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng chung của môn Âm nhạc, có đọc được nhạc
mới khắc sâu được trường độ và cảm nhận bài hát được tốt hơn. Qua nhiều
năm giảng dạy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm dạy phần tập đọc
nhạc với nội dung là: Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy "Tập
đọc nhạc cho học sinh lớp 4.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Là một giáo viên chuyên, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, tôi nhận
thấy việc dạy tập đọc nhạc cho học sinh là rất cần thiết, để nâng cao được chất
lượng của bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ và năng lực. Giáo
viên phải nắm vững kiến thức, biết vận dụng phương pháp dạy học một cách
phù hợp ,có hiệu quả nhất, biết khai thác tận dụng những ưu điểm của sách
giáo khoa, đồ dùng dạy học, nắm được sở thích, khả năng tiếp thu của từng
học sinh để có phương pháp dạy học mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó người giáo viên luôn xác định được sách giáo khoa chỉ là
tài liệu tham khảo mang tính chất gợi ý, đòi hỏi giáo viên trực tiếp giảng dạy
phải biết lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng

học sinh ở từng vùng miền, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về nâng
cao chất lượng dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học .
- Cơ sở lý luận.
- Cơ sở thực tiễn.
- Tìm hiểu thực tế.
- Kinh nghiệm thực hiện.
- Kết quả thực hiện.
- Bài học kinh nghiệm.

4


IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học
...
Tổng số: 57 em
Nam: 32 em
Nữ: 25 em
Dân tộc: 25 em
V. PHẠM VI , GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

* Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối lớp 4 - Trường Tiểu
học ....................................
* Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trong thời
gian 2 năm, năm học 2014-2015 và năm học 2015- 2016.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp
giảng dạy kết hợp với các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

5


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Như chúng ta đã biết, ở bậc Tiểu học, tên môn học trước đây vẫn gọi là
môn Hát. Đến cải cách giáo dục những năm 1980 có bộ sách giáo khoa từ lớp
1 đến lớp 5. Năm 2001 Bộ GD&ĐT ban hành chương trình Tiểu học theo
quyết định số 43/2001/QĐ - Bộ GD&ĐT ngày 19/11/2001 trong mục kế
hoạch giáo dục có ghi: "Nghệ thuật là môn học ở các lớp 1,2,3 Âm nhạc là
môn học ở lớp 4,5. Tùy theo từng đối tượng cụ thể để có các nội dung giảng
dạy thích hợp. Khi dạy âm nhạc nhưng chỉ học hát cũng là lĩnh vực âm nhạc,
đó là nhạc hát thanh nhạc âm nhạc cho giọng người".
Ngoài việc dạy ba dạng bài hát là ca khúc thiếu nhi, các bài dân ca, bài
hát nước ngoài, rồi việc giáo viên phải giới thiệu cho học sinh phần phát triển
khả năng âm nhạc còn có nội dung tập đọc nhạc là một nội dung khó trong
chương trình môn học. Mục tiêu của dạy tập đọc nhạc là giúp học sinh hiểu
biết thêm về âm nhạc thông qua việc ghi nhớ nốt nhạc, thể hiện cao độ và
trường độ để diễn đạt giai điệu của bài. Tập đọc nhạc giúp học sinh nhận thấy
mối liên hệ giữa nốt nhạc và âm thanh, ngoài ra còn phát triển tai nghe, cảm
thụ âm nhạc và hỗ trợ việc học hát của các em.

Để chuẩn bị cho học sinh tập đọc nhạc ở lớp 4 đạt hiệu quả thì chương
trình lớp dưới cũng đã giành một ít thời lượng để cho các em tiếp cận với các
nốt nhạc dưới dạng trò chơi. Các em đã biết về khuông nhạc, khóa Son, tên
nốt nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông. Phần tập đọc nhạc lớp 5 được
xem là một phân môn. Trước khi vào học các bài tập đọc nhạc, các em được
ôn lại cao độ , trường độ, vị trí các hình nốt trên khuông thông qua việc luyện
tập cao độ và luyện tập tiết tấu, tập nói tên nốt nhạc sau đó mới nghe giai điệu
của bài và tập đọc từng câu ngắn.
Tất cả các bài tập đọc nhạc đều có lời ca, không quá dài 16 nhịp, với
âm hình tiết tấu đơn giản dễ phù hợp với các em học sinh lớp 4. Thông qua
việc dạy tập đọc nhạc ở Tiểu học nói chung và của lớp 4 nói riêng giúp học
sinh hình thành mở rộng và phát triển năng khiếu cho các em. Ngoài ra còn
hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh. Bước đầu
giúp các em làm quen với một số kỹ năng đơn giản về ca hát và thói quan tập
đọc đúng nốt nhạc, tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học tập đọc nhạc.
6


Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho
đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tập thể,
tính chính xác, tính khoa học.
Qua giảng dạy môn Âm nhạc và phân môn tập đọc nhạc sẽ giúp học
sinh phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới
cái tốt, cái đẹp, góp phần thư giãn đầu óc cho các em, làm cân bằng nội dung
của các môn học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

1. Khái quát tình hình nhà trường
Trường Tiểu học ........... nằm trên địa bàn ............., thu hút 400 học
sinh từ các tiểu khu 13, 14, 15, 16, 17, 18, bản Dôm, Kho lay và một số tiểu

khu lân cận khác về học tại trường, do vậy có nhiều đối tượng học sinh dân
tộc như: Kinh, Thái, Mường, Tày, HMông...
Trường được sự quan tâm chỉ đạo của uỷ ban nhân dân thị trấn ..... và
chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục- ®µo
t¹o huyện ......., sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của hội phụ huynh học sinh và
các lực lượng xã hội đều chăm lo đến sự nghiệp giáo dục.
Là một trường có phong trào học tập, văn hoá văn nghệ khá tốt. Các
hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học ,qua các
đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc.
* Tổng số giáo viên toàn trường: 22 Đ/c.
* Tổng số lớp là 14 lớp
a) Thuận lợi.
*Đối với giáo viên:
Đội ngũ giáo viên có bề dày kinh nghiệm, trình độ đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn, đều đạt giáo viên giỏi cấp trường, cấp
Huyện, nhiều giáo viên đạt cấp Tỉnh, có lòng yêu nghề, mến trẻ và luôn có
hướng vươn lên.
Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình giảng dạy, ham học hỏi, sáng tạo
trong hình thức dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh.
7


Bên cạnh đó các giáo viên trong tổ khối luôn đoàn kết, tạo điều kiện
giúp đỡ nhau, nhiệt tình trao đổi để tìm ra những phương pháp dạy học mang
lại hiệu quả cao nhất.
* Đối với học sinh:
Các em học sinh có truyền thống hiếu học, chất lượng học sinh ngày
càng được nâng cao. Đối tượng học sinh là con em cán bộ, con nông thôn,
con em các dân tộc Kinh, Thái, H Mông, Tày, Mường. Nhiều học sinh gia
đình ở xa, điều kiện đi lại còn vất vả xong các em đều cố gắng khắc phục, nêu

cao ý thức trong học tập.
Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục- đào tạo
. Đảng bộ, UBND Thị trấn , sự ủng hộ nhiệt tình của hội phụ huynh
học sinh, sự tạo điều kiện của các cấp, các ngành... Đó là những thuận lợi đã
góp phần thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường đạt kết quả cao.
b) Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, trường còn gặp không ít những khó khăn
về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, một số phụ huynh còn
chưa thật sự quan tâm tới con em mình. Trình độ nhận thức của học sinh
không đồng đều, tiếp thu chậm.
c) Nội dung chương trình phân môn Tập đọc nhạc lớp 4.
* Chương trình:
Học sinh lớp 4 được học 8 bài Tập đọc nhạc, những bài này đều viết ở
giọng Đô trưởng, nhịp 2 gồm 5 âm: Đô - Rê- Mi - Son - La. Về trường độ,
Tập đọc nhạc lớp 4 sử dụng các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn.
Nội dung chương trình phân môn Tập đọc nhạc được biên soạn căn cứ
vào trình độ chung của học sinh trong cả nước để các em học tập và thực hành
kĩ năng.
* Quy trình dạy Tập đọc nhạc
Tuy thời lượng tập đọc nhạc không dài bằng dạy hát ( dạy Tập đọc nhạc
thường trong khoảng 15-20 phút ) nhưng đây là phân môn cơ bản và tương
đối khó, vì vậy quy trình dạy được thực hiện như sau:
- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc
8


- Tập nói tên nốt
- Luyện tập tiết tấu
- Luyện tập cao độ
- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài
- Ghép lời ca
- Củng cố, kiểm tra.
2. Thực trạng về việc tập đọc nhạc của học sinh lớp 4 trường Tiểu
học .............
a) Giáo viên
Qua quá trình giảng dạy cũng như đi khảo sát thực tế tôi tự đánh giá:
Giáo viên dạy môn âm nhạc luôn tâm huyết với nghề, có trình độ
chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm nên đúc kết được nhiều
kinh nghiệm trong giảng dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, xây dựng kế
hoạch bài học chu đáo, biết vận dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi
mới, phát huy tính tích cực của học sinh.
b) Học sinh
Qua thực tế giảng dạy phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4, với kết quả khảo
sát chất lượng đầu năm học, chất lượng tập đọc nhạc còn nhiều hạn chế như:
- Một số học sinh còn nói sai tên nốt, chưa nắm chắc về vị trí nốt nhạc
- Nhận biết về trường độ, cao độ chưa đúng
- Đọc cao độ còn luyến tự do
- Tập viết nốt nhạc chưa chính xác
- Chưa phân biệt được rõ các cách gõ đệm
- Ghép lời ca chưa chuẩn
- Chất lượng của phân môn tập đọc nhạc chưa cao
III. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN:

9


1. Khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh đầu năm.
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm 2014 - 2015


Khối
lớp

Tổng
số HS

4

57

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

(A+)

(A)

Chưa hoàn
thành (B)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số


Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

34

60

23

40

0

0

2. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân chủ quan:
- Học sinh còn thiếu đồ dùng, sách vở học tập.
- Chưa giành nhiều thời gian vào học tập.
- Nhiều phụ huynh chưa thật sự quan tâm tới con em mình, còn cho
rằng đây là môn phụ không thật cần thiết.
b. Nguyên nhân khách quan:
- Giáo viên chưa có nhiều thời gian bồi dưỡng cho học sinh.

- Một số học sinh nhận thức chậm, năng khiếu kém, còn ngại học tập
đọc nhạc, chưa thật hứng thú trong học tập.
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, là một giáo viên chuyên trực tiếp
giảng dạy môn Âm nhạc tôi xin đề xuất một số kinh nghiệm để nâng cao chất
lượng dạy "Tập đọc nhạc" cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học ..................
IV. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY" TẬP ĐỌC
NHẠC" CHO HỌC SINH LỚP 4.

1. Cơ sở để đưa ra những kinh nghiệm:
Trong thực tế giảng dạy bộ môn này tôi nhận thấy khả năng tập đọc
nhạc của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế.Với mục tiêu giáo dục là đào tạo
những con người phát triển toàn diện, vì vậy nghiên cứu khoa học rất cần thiết
để đạt được mục tiêu đó. Đặc biệt ở Tiểu học học sinh lớp 4 là lớp gần cuối
cấp các em giàu cảm xúc, thích sinh hoạt tập thể, rất dễ xúc động trước cái
10


hay, cái đẹp biểu hiện trong cuộc sống. Phân môn "Tập đọc nhạc" rất quan
trọng trong việc hỗ trợ kiến thức, cung cấp giá trị nghệ thuật cao, để làm giàu
kiến thức âm nhạc. Do vậy giáo viên là người hình thành ở các em những cơ
sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những mầm non
có năng khiếu để sớm có điều kiện bồi dưỡng các em thành nhân tài của đất
nước. Chính vì thế, hơn lúc nào hết người giáo viên phải biết tìm tòi những
biện pháp phù hợp với từng học sinh, đúc rút thành những kinh nghiệm giảng
dạy để hướng dẫn học sinh đạt hiệu quả hơn.
Với sự tìm tòi, tham khảo cùng với sự tham gia góp ý của đồng nghiệp,
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: Một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng dạy "Tập đọc nhạc" cho học sinh lớp 4.
2. Một số kinh nghiệm thực hiện:
* Thứ nhất: Tiến hành phân loại học sinh

Giáo viên tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh,
từ đó giáo viên có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng ,phụ đạo cho từng đối tượng học
sinh. Tìm học sinh học tốt, bầu làm cán sự âm nhạc trong nhóm để giúp đỡ
các bạn học còn chậm.
* Thứ hai: Hướng dẫn học sinh nói tên nốt nhạc trên khuông
Giáo viên yêu cầu học sinh nói tên nốt ( Gồm tên nốt và hình nốt) để
học sinh làm quen với tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
Ví dụ: Bài Tập đọc nhạc số 1: "Son la son"

Học sinh đọc: (Son đen, la đen, son trắng, la đen, la đen, son trắng, mi
đen, son đen, mi trắng, mi đen, rê đen, đồ trắng.)
11


Với cách thực hiện như vậy sẽ giúp học sinh nhớ tên nốt nhạc, các em
sẽ không ghi tên nốt nhạc vào sách vở.

* Thứ 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc gam
Đây là bước khá quan trọng trong quy trình dạy phân môn "Tập đọc
nhạc", tâm lý nói chung học sinh lớp 4 là muốn khám phá ngay ra cao độ của
bài tập đọc nhạc, nếu không thực hiện tốt bước này, các em sẽ thiếu độ chính
xác về cao độ, từ đó dẫn tới đọc bài tập nhạc không chính xác, chênh vênh.
Bởi vậy giáo viên sử dụng đàn lấy cao độ chính xác gồm những nốt nhạc có
trong bài được sắp xếp từ thấp đến cao, điều chỉnh cao độ phù hợp với cữ
giọng của học sinh. Hướng dẫn học sinh đọc theo chiều đi lên, đi xuống, đọc
trục âm, đọc liền bậc...đọc từng nốt trong bài tập đọc nhạc chưa có sự kết hợp
với tiết tấu.
* Thứ 4: Hướng dẫn học sinh luyện tiết tấu
Trong mỗi bài tập đọc nhạc lớp 4 đều có những âm hình tiết tấu chủ
đạo, song có những tiết tấu tương đối khó, đòi hỏi phải nắm chắc về giá trị

của hình nốt để thực hiện có hiệu quả. Giáo viên cần phân tích và luyện cho
học sinh để các em nắm chắc được tiết tấu.
Ví dụ: Tiết 29 Bài TĐN số 8: "Bầu trời xanh" một đoạn trích của nhạc
sĩ Nguyễn Văn Quỳ.

12


Tiết tấu: Đơn đơn đơn đơn, đen đen, đơn đơn, đơn đơn,trắng
Ở tiết tấu chủ đạo của bài tập này, giáo viên cần phân tích 4 móc đơn
ngân dài bằng 2 nốt đen (Tương đương hai phách ), khi đọc phải đọc liền
nhau, đọc cao độ của 4 nốt nhưng phải giữ được trường độ là 2 phách. các em
học sinh khi đọc tiết tấu này thường hay nhầm đọc tiết tấu của hình nốt đen,
bởi vậy giáo viên cần đọc mẫu cho học sinh nhiều lần, phân tích kĩ để học
sinh phân biệt được sự khác nhau của trường độ nốt đen, nốt đơn, luyện đọc
theo nhóm, cá nhân, thay đổi nhiều cách luyện đọc để không gây nhàm chán
cho học sinh và hiệu quả luyện đọc tiết tấu không cao.
* Thứ 5: Hướng dẫn học sinh đọc từng câu
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thể hiện chính xác, rõ ràng để học
sinh nắm vững kiến thức, được tiếp thu bài thoải mái không cứng nhắc nhưng
lại dễ nhớ, dễ đọc. Với bước này giáo viên cho các em đọc từ một đến hai lần,
sau đó giáo viên đàn từng câu yêu cầu cả lớp đọc hoặc chỉ định một số em
đọc khá đọc cho cả lớp cùng nghe, uốn nắn sửa sai , nhắc nhở, tuyên dương
kịp thời cho học sinh. Không để học sinh tiếp thu bài một cách thụ động
,khuyến khích học sinh phát huy tính tích cực của mình, phần nhạc cụ chỉ hỗ
trợ thêm cho học sinh.
* Thứ 6: Hướng dẫn học sinh ghép lời ca
Giáo viên có thể lựa chọn với nhiều hình thức như đọc bài tập nhạc thật
chuẩn xác rồi ghép với lời ca, hoặc có thể đọc từng khuông nhạc sau đó ghép
với từng câu hát

Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 6:" Múa vui" (Nhạc và lời: Lưu Hữu phước)

Chúng ta có thể áp dụng cả hai hình thức trên
Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 7: "Đồng lúa bên sông"
13


Bài tập nhạc có 2 khuông nhạc và tương ứng là 2 câu hát, ta sẽ áp dụng
hình thức đọc và ghép lời từng câu một, vì học sinh lớp 4 bước đầu các em
được tiếp cận với phân môn " Tập đọc nhạc" bởi vậy các em tiếp thu nhanh
nhưng cũng mau quên, vì vậy ta phải sử dụng phương pháp sao cho phù hợp
để học sinh nắm chắc kiến thức.
* Thứ 7: Hướng dẫn học sinh đọc hoàn chỉnh cả bài tập đọc nhạc
Giáo viên lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp, không nên cứng
nhắc, không nên để mọi tiết học đều giống nhau, dễ gây nhàm chán cho học
sinh không cuốn hút và đạt hiệu quả cao trong giờ học.
Ví dụ: Tiết 20 Tập đọc nhạc số 5: " Hoa bé ngoan" một đoạn trích của
nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.

14


Giáo viên chọn hình thức luyện đọc theo tổ, nhóm hoặc chia 2 dãy cùng
một lúc một dãy đọc nhạc ,một dày ghép lời và đổi bên các dãy thực hiện...
Ví dụ: Tiết 29 Tập đọc nhạc số 7: " Bầu trời xanh" (Nhạc và lời:
Nguyễn Văn Quỳ)

Giáo viên có thể cho học sinh luyện đọc theo dãy bàn ngang hoặc theo
từng đôi 1em đọc nhạc - 1em ghép lời, sau đó đổi lại phần thực hiện.
* Thứ 8: Hướng dẫn học sinh kết hợp một số trò chơi, để rèn luyện

tên nốt nhạc, cao độ, rèn tiết tấu, trường độ
Trong thực tế giảng dạy một số học sinh khả năng ghi nhớ vị trí nốt
nhạc cũng như rèn luyện tiết tấu còn hạn chế, vì vậy giáo viên có thể có thể sử
dụng các trò chơi để khắc phục những hạn chế các em còn mắc phải
15


+ Các trò chơi nhằm rèn luyện tên nốt nhạc, cao độ:
Ở lớp 3 khi cho học sinh tiếp cận vị trí nốt nhạc trên khuông, có sử
dụng trò chơi "Bàn tay khuông nhạc", đây là thủ pháp để hướng dẫn học
sinh ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông. Chính vì vậy lên lớp 4 vẫn tiếp tục
sử dụng thủ pháp này nhưng yêu cầu cao hơn, học sinh không chỉ nói tên nốt
nhạc mà phải đọc cao độ nốt nhạc. Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc
như một qui tắc kết hợp chỉ trên" khuông nhạc bàn tay"
Ví dụ: Nốt mi, son,si nằm ở dòng 1,2,3
Nốt pha, la ,đố nằn ở khe 1,2,3
Nốt đồ, rê nằm ở ngoài khuông nhạc, đồ khác rê có dòng kẻ phụ
nằm ngang
Giáo viên hướng dẫn học sinh từ một trò chơi nhưng cũng rất hiệu quả ,
từ nốt nhạc trên "Bàn tay khuông nhạc" học sinh dễ làm quen với nốt nhạc
ở trên dòng kẻ.
Giáo viên hướng dẫn trò chơi "Gắn nốt nhạc trên khuông" cũng rất
có tác dụng để học sinh ghi nhớ vị trí nốt nhạc, giáo viên sử dụng giấy màu,
bìa cứng và nam châm cắt thành những nốt nhạc để sử dụng lâu dài, sử dụng
được nhiều bài. Cho học sinh chơi gắn nốt nhạc theo từng câu, hoặc gắn các
nốt trong bài tập đọc nhạc.
Giáo viên có thể cho học sinh thi "Viết nốt nhạc trên khuông" nhằm
giúp cho các em nhớ vị trí nốt nhạc, viết chính xác các hình nốt.
+ Các trò chơi nhằm rèn luyện tiết tấu, trường độ:
Cho học sinh nghe và phân biệt âm thanh dài, ngắn: Giáo viên dùng

đàn, hoặc thổi kèn từng nốt có độ dài khác nhau ( 3 phách, 4 phách, 6 phách).
Học sinh nghe, gõ nhẹ ngón tay xuống bàn nhẩm theo phách, sau đó nêu kết
quả.
Cho học sinh nghe giai điệu đoán đúng câu nhạc, câu hát. Giáo viên sử
dụng đàn giai điệu từng câu nhạc ngắn cho học sinh thực hiện.
Giáo viên cho học sinh gõ phách cho bài tập nhạc, ðây là một trong các
cách gõ cơ bản nhất vì: Phách là đơn vị đo trường độ cơ bản trong âm nhạc .
Khi bắt nhịp vào những chỗ ngân dài, giáo viên đều tính theo phách. Đối với
16


học sinh gõ phách dễ hơn gõ nhịp. Gõ phách yêu cầu kĩ năng cao hơn vì học
sinh thể hiện được độ mạnh, nhẹ của từng phách.
* Thứ 9: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy âm nhạc.
Giáo viên sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế các bài giảng điện
tử, trình chiếu và dạy cho học sinh.
Với biện pháp này giáo viên phải tốn nhiều thời gian để thiết kế, lên kế
hoạch và tìm tài liệu, hình ảnh minh họa cho mỗi bài giảng của mình sao cho
phù hợp.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.

1. Giáo viên.
Qua nghiên cứu, thực hành, cải tiến phương pháp dạy học, tôi nhận thấy
rằng phân môn tập đọc nhạc là một trong những nội dung quan trọng của môn
Âm nhạc, nội dung này giúp các em thấy được mối liên hệ giữa nốt nhạc và
âm thanh, ngoài ra còn phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và hỗ trợ cho việc
học hát của các em.
Với lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn trau dồi những kiến thức
đã được học, luôn tìm tòi sáng tạo trong công tác chuyên môn để nỗ lực thực
hiện phương pháp dạy tập đọc nhạc nói riêng cũng như môn Âm nhạc nói

chung.
Sau thời gian nghiên cứu, tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng,
thực tế qua quá trình giảng dạy bản thân tôi tránh được những thắc mắc, lúng
túng khi giảng dạy Âm nhạc, tích luỹ được nhiều kiến thức sâu rộng hơn, bên
cạnh đó hoạt động của thầy và trò diễn ra hào hứng sôi nổi, hiệu quả tiết học
được nâng cao hơn.
2. Học sinh
Với các kinh nghiệm đã được áp dụng vào giảng dạy phân môn "Tập
đọc nhạc" trong năm học, so sánh kết quả khảo sát đầu năm và kết quả đạt
được cuối năm học. Kết quả đạt được trong năm học 2014-2015 như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm 2014- 2015
Khối
17

Tổng

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn


(A+)

(A)

thành (B)

lớp


số HS

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

4

56

34

60

23


40

0

0

Bảng 2: Kết quả cuối năm 2014- 2015

Khối
lớp

Tổng
số HS

4

57

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

(A+)

(A)

Chưa hoàn
thành (B)


Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

45

80

11

20

0

0


Sang năm học 2013- 2014 , tôi tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm này
và bổ xung thêm sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy. Kết quả khảo sát
chất lượng đầu năm của học sinh còn thấp, sau khi áp dụng sáng kiến đã cho
thấy kết quả nhận thức của học sinh đã thay đổi rõ rệt.
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm 2013- 2014

Khối
lớp

Tổng
số HS

5

92

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

(A+)

(A)

Chưa hoàn
thành (B)

Tổng
số


Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

55

60

37

40

0

0

Bảng 2: Kết quả cuối năm 2013- 2014

Khối

lớp

Tổng
số HS

5

92

18

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

(A+)

(A)

Chưa hoàn
thành (B)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số


Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

75

82

17

18

0

0


Như vậy so sánh kết quả khảo sát đầu năm với kết quả học tập cuối
năm tôi nhận thấy: Nhờ áp dụng một số kinh nghiệm vào giảng dạy phân môn
tập đọc nhạc, nên chất lượng dạy và học đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả bài
thực hành tập đọc nhạc ở các tiết học, học sinh đã có hứng thú học hơn, các
em thấy được cái hay, cái đẹp, sự phong phú đa dạng trong âm nhạc, điều đó
khiến các em từ chỗ còn ngại học đến ham học và từ tiếp thu bài thụ động giờ
đây các em đã thực sự chủ động, tự sáng tạo đổi mới làm cho nội dung phân

môn tập đọc nhạc nói riêng và môn Âm nhạc nói chung thêm phong phú và
hấp dẫn. Thông qua các trò chơi, cách sử dụng công nghệ thông tin vào giảng
dạy, đã củng cố các nốt nhạc, cách nhận biết đúng vị trí, tên nốt, rèn phát triển
tai nghe, nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và hỗ trợ cho việc học hát của
các em, do vậy phong trào văn nghệ cũng được nâng cao và diễn ra sôi nổi,có
nhiều tiết mục hay đặc sắc phục vụ trong các hội thi được đánh giá cao, nhiều
em đã được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu của mình, tạo tâm lý yêu thích
môn âm nhạc và thúc đẩy các em học tập các môn khác tốt hơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
I. KẾT LUẬN.

* Ý nghĩa:
Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy âm nhạc trong trường tiểu học, xuất
phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của
phân môn, người giáo viên mang vai trò chủ đạo trong việc tổ chức dạy học,
bên cạnh việc truyền thụ kiến thức chính xác còn phải lựa chọn và đưa vào
thực tế những phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp thì mới thu được
kết quả như mong muốn. Giáo dục Âm nhạc cùng với giáo dục các môn học
khác sẽ lập nên một nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ năng
lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai của đất nước.
* Tác dụng:
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học. Người giáo viên không nói
thay, làm thay học sinh. Bởi vậy giáo viên phải nắm vững nguyên tắc đổi mới
phương pháp dạy học đó là:
19


Phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học theo hướng tích hợp các nội dung, các phân môn.

Lấy người học làm trung tâm.
Tăng cường thực hành, tăng cường hoạt động nhóm.
Ngoài ra, người giáo viên phải hiểu rõ quan điểm đổi mới phương pháp
dạy học Âm nhạc đó là:
Phải làm cho môn Âm nhạc gần gũi, thân thiện với học sinh, không
để các em chán học âm nhạc.
Người thầy cần phát huy tính sáng tạo, chủ động tìm những biện pháp
có hiệu quả để dạy môn âm nhạc vừa nhẹ nhàng, sinh động hấp dẫn vừa có
tác dung giáo dục thẩm mỹ.
Dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học phải khác cách dạy ở các trường
nhạc chuyên nghiệp (đặc biệt là dạy tập đọc nhạc). Mỗi bài nên kết hợp 2
hoặc 3 phân môn theo hướng tích hợp.
Chú trọng thực hành âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn ca
hát và tập đọc nhạc. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo
nghệ thuật.
Giáo viên phải sử dụng có hiệu quả đồ dùng và thiết bị dạy học.
Tổ chức cho học sinh thi biểu diễn trong lớp và trong trường.
Phương pháp dạy học Âm nhạc theo tinh thần đổi mới đã bắt đầu
định hình, nhưng vẫn phải luôn luôn có những tìm tòi, những sáng kiến mới
để môn học trở thành niềm vui và đầy hấp dẫn với các em học sinh.
Ngoài ra giáo viên có thể tham khảo các tài liệu liên quan đến môn Âm
nhạc.
Để giảng dạy có kết quả tốt, người giáo viên không nói thay làm thay
học sinh, không được đặt học sinh vào vai trò thụ động ngồi nghe thuyết trình.
Một triết gia Hy Lạp cổ đã nói rằng: Dạy học không phải là chất đầy vào
một cái thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa. Lời dạy đó là
phương châm hành động cho mỗi giáo viên, để áp dụng vào soạn giảng đánh
giá học sinh để đào tạo ra một thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên đáp
ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
20



II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
như sau:
- Giáo viên phải nắm chắc mục tiêu môn Âm nhạc và các phân môn
trong môn Âm nhạc.
- Tích cực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm để học hỏi kinh nghiệm.
- Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học hợp lý. Làm thêm một số đồ dùng
dạy học đơn giản như nhạc cụ gõ phách, hình nốt nhạc, ... từ những nguyên
vật liệu dễ kiếm, dễ tìm.
- Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về âm nhạc.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.

Từ những kết quả đã đạt được, cũng như những bài học và kinh nghiệm
của bản thân. Tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:
- Với nhà trường: Hỗ trợ thêm kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ dùng
phục vụ cho việc giảng dạy môn Âm nhạc cũng như các hoạt động văn hóa
văn nghệ ở trường.
- Với phòng GD&ĐT: Thời gian bồi dưỡng hè, nên cho các giáo viên
chuyên nhạc được tập huấn riêng, để học hỏi thêm về cách sử dụng các loại
nhạc cụ, đồng thời rèn luyện thêm về các bài hát, các bài tập đọc nhạc cũng
như các phân môn khác của môn Âm nhạc.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm và một số đề xuất mà tôi đã
đưa ra. Kính mong các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, các đồng chí
ban lãnh đạo chuyên môn Phòng giáo dục xem xét và giúp đỡ để tôi triển khai
có hiệu quả, hoàn thành tốt sáng kiến của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày 22 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Âm nhạc và phương pháp dạy học Âm nhạc
ở Tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục . Năm 2006.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dạy lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Năm 2007.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.
Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2006.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách Âm nhạc lớp 5. Nhà xuất bản Giáo
dục. Năm 2005.
Và một số tài liệu khác.

22


23


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
NHÀ TRƯỜNG
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CÁC CẤP
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

24




Tải File Word Nhờ tải bản gốc