Quy trình sử dụng máy siêu âm điều trị

Siêu âm trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng rộng rãi. Với cách thức này, người bệnh cải thiện được tình trạng đau, giúp vết thương mau chóng hồi phục, thuốc dẫn truyền qua da một cách thuận lợi hơn.

Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?

Siêu âm trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, sử dụng tác nhân vật lý là sóng siêu âm giúp làm lành vết thương, đồng thời dẫn truyền thuốc qua da. Thông thường tần số sóng được sử dụng là từ 0.7 đến 3.3, tác dụng kích thích quá trình hấp thu năng lượng tại các mô mềm của cơ thể. Tai người sẽ không nghe được các sóng này.

Vậy sóng siêu âm được tạo ra như thế nào? Tại đầu phát của máy siêu âm, một dòng điện xoay chiều cao tần được sử dụng để tác động lên tinh thể ở vị trí này. Tinh thể chịu sự tác động của dòng điện xoay chiều sẽ giãn nở với mức độ tương ứng. Khi đó, dưới tác động của sự giãn nở, vật chất sẽ bị ép lại. Đến khi tinh thể co lại, vật chất sẽ loãng ra.Chính sự thay đổi đó tạo nên sóng siêu âm trong vật lý trị liệu.

Ngoài ra, để áp dụng kỹ thuật này, người ta còn sử dụng thêm một loại gel, tác dụng dẫn truyền sóng âm. Nguyên nhân là vì, có sự phản xạ âm giữa đầu phát và không khí, chính vì thế người ta mới lót giữa da và đầu phát lớp gel này. Thông qua đó, siêu âm sẽ truyền qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào bên trong cơ thể.

Vậy siêu âm trị liệu mang đến tác dụng gì cho người bệnh? Dưới đây là một số công dụng của phương pháp này:

  • Tác dụng nhiệt: Nhiệt mà siêu âm trị liệu mang lại giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tình trạng đau nhức. Đồng thời, nhiệt giúp hoạt động của các tế bào linh hoạt hơn, mạch máu được giãn nở giúp tuần hoàn ổn định. Quá trình đào thải của cơ thể được hoàn thiện, giảm tình trạng viêm.
  • Tác dụng cơ học: Sóng siêu âm giúp cho các ion nội – ngoại bào tăng khả năng vận động, chúng di chuyển liên tục. Nhờ đó, tính thấm và hoạt tính của màng tế bào cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

    Tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu

Nhìn chung, siêu âm trị là phương pháp mang lại nhiều tác dụng cho ngành y học. Sử dụng nhiệt nông, sâu giúp làm dịu những cơn co thắt, đau nhức cho người bệnh. Phương pháp giúp các vùng tổn thương nhanh chóng phục hồi, phù hợp điều trị những chấn thương, viêm ở các mô mềm, loét da, gãy xương,…

Nhờ những tác dụng vượt trội kể trên, siêu âm trị liệu trở thành phương pháp được nhiều người quan tâm. Các trường hợp sử dụng vật lý trị liệu bằng siêu âm như:

  • Người bị tổn thương khớp, xương hoặc phần mềm sau khi trải qua chấn thương.
  • Người đang gặp vấn đề thần kinh ngoại vi, tuần hoàn ngoại vi.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, cơ, thoái hóa.
  • Người mắc các bệnh lý về nội tạng.
  • Người đang bị đau, co thắt tại một số bộ phận trên cơ thể.

Mặc dù có nhiều công dụng và phù hợp điều trị cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, siêu âm trị liệu cũng có một số trường hợp không thể áp dụng. Điển hình, các bộ phận không thể sử dụng phương pháp này như mắt, não, tim, cơ quan sinh dục, tủy hoặc khu vực đang bị chảy máu, có vết thương hở, khối u, nhiễm trùng, hay viêm tắc tĩnh mạch.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bị gãy xương, viêm cần phải thận trọng. Siêu âm trị liệu ít gây tác dụng phụ như sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, người bệnh có thể bị bỏng.

Dưới đây là các thông số kỹ thuật của phương pháp này:

  • Tần số: Tùy vào độ sâu tại các mô cần điều trị mà tần số được sử dụng linh hoạt. Thông thường, với độ sâu khoảng 5cm, tần số được sử dụng là 1MHz. Trường hợp độ sâu của mô từ 1 – 2 cm thì tần số thường được sử dụng là 3MHz.
  • Chu kỳ xung: Lựa chọn dựa theo mục tiêu điều trị, có thể là 100% hoặc 20%.
  • Cường độ: Tương tự như chu kỳ xung, cường độ cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích điều trị. Cường độ đảm bảo sao cho người bệnh được thoải mái nhất có thể, đồng thời phát huy tác dụng điều trị hiệu quả nhất.

    Các thông số của kỹ thuật siêu âm trị liệu

  • Thời gian điều trị: Thông thường, thời gian thực hiện siêu âm trị liệu sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ từ 5 đến 10 phút. Trường hợp điều trị chữa lành tổn thương của xương thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, sử dụng cường độ điều trị thấp.
  • Số lần điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định số lần điều trị dựa trên tình hình thực tế của người bệnh.

Trước khi thực hiện phương pháp siêu âm trị liệu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sàng lọc người bệnh. Thông qua các biểu hiện, triệu chứng, chuyên gia sẽ đưa ra kế hoạch, mục tiêu điều trị cụ thể.

Khi đã xác định được phương pháp này là hình thức can thiệp phù hợp, người bệnh sẽ bước vào quá trình trị liệu. Cách tiến hành như sau:

  • Người bệnh được người thực hiện thao một lượng gel lên khu vực cần điều trị.
  • Sau đó, người thực hiện sẽ lựa chọn đầu âm điện tích, thông số tương thích, phù hợp với mục tiêu điều trị.
  • Tiến hành đưa đầu âm lên khu vực cần tác động, khởi động máy và bắt đầu di chuyển đầu âm.
  • Kết thúc thời gian điều trị, người thực hiện sẽ tháo chất dẫn âm rời ra khỏi đầu âm và người bệnh. Kiểm tra, đánh giá sự thay đổi.

Siêu âm trị liệu là một trong các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng rộng rãi. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đối với đối tượng phù hợp thông qua thăm khám sàng lọc. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp điều trị và chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

1.1. Khái niệm.

Âm là những giao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở. Tai người có thể nghe được những sóng âm trong phạm vi giải tần từ 20-20.000Hz. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm, trên 20.000Hz gọi là siêu âm là 2 vùng âm mà tai người không thể nghe được. Trong điều trị người ta dùng siêu âm có tần số từ 0,7-3MHz, trong chẩn đoán có thể dùng tần số tới 10MHz.

1.2. Nguồn tạo ra siêu âm.

Trong y học siêu âm được tạo ra từ một máy tạo ra dòng điện siêu cao tần. Dòng điện siêu cao tần này được đưa ra đầu phát, nó tác động lên các bản thạch anh hoặc gốm đa tinh thể, các vật liệu này sẽ phát ra sóng âm có tần số bằng tần số của dòng điện.

1.3. Các tính chất của siêu âm.

– Sóng siêu âm là sóng dọc: tức là giao động cùng chiều với chiều lan truyền sóng. Siêu âm chỉ truyền trong môi trường giãn nở [trừ chân không]. Sóng âm tạo nên một sức ép làm thay đổi áp lực môi trường. Tại một vị trí nào đó trong môi trường, ở nửa chu kỳ đầu của sóng áp lực tại đó tăng, trong nửa chu kỳ sau lại giảm gây ra hiệu ứng cơ học của siêu âm. Sự chênh lệch áp suất giữa hai pha này là rất lớn, và tỷ lệ với tần số siêu âm. Nước và tổ chức cơ thể chịu sự biến thiên áp suất dễ bị phá huỷ ở pha giãn nở, gây nên hiệu ứng tạo lỗ.

– Tốc độ lan truyền của siêu âm phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ môi trường truyền âm, không phụ thuộc vào tần số. Tốc độ truyền âm trong không khí là rất thấp khoảng 342m/s, trong cơ thể khoảng 1540m/s.

– Năng lượng siêu âm: là động năng dao động và thế năng đàn hồi của các phần tử trong môi trường [đơn vị là W], được tính theo công thức sau:

– Cường độ siêu âm: là năng lượng siêu âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng:

Như vậy cường độ siêu âm tỷ lệ thuận với bình phương của tần số và bình phương của biên độ sóng.

– Chùm siêu âm có 2 vùng: trường gần [hay vùng Fresnel] là vùng mà các chùm tia siêu âm đi song song nhau, và trường xa [hay vùng Fraunholer] là vùng mà chùm tia siêu âm bị phân kỳ. Tác dụng điều trị chủ yếu ở trường gần. Độ dài của trường gần phụ thuộc vào bán kính đầu phát và tần số siêu âm:

– Sự hấp thu và độ xuyên sâu của siêu âm: năng lượng của siêu âm dưới dạng cơ học khi vào tổ chức tạo nên hiệu ứng sinh học khi được tổ chức hấp thu và năng lượng sẽ bị giảm dần theo độ sâu trong tổ chức. Hệ số hấp thu được tính theo công thức:

Như vậy, cùng một môi trường hệ số hấp thu tỷ lệ thuận với bình phương tần số siêu âm. Nguồn siêu âm có tần số càng lớn thì năng lượng càng cao nhưng hệ số hấp thu lớn nên khả năng xuyên sâu càng giảm. Trong thực hành người ta sử dụng độ sâu hiệu quả là độ sâu 1/2 giá trị, tức là độ sâu mà ở đó cường độ siêu âm chỉ còn 1/2 so với ban đầu.

– Sự phản xạ của siêu âm sinh ra ở ranh giới giữa 2 môi trường, năng lượng bị phản xạ phụ thuộc vào trị số kháng âm riêng rẽ của những môi trường khác nhau. Trong cơ thể thực tế chỉ có sự khác nhau giữa tổ chức mềm và xương. Sự phản xạ của siêu âm giữa một số môi trường như sau:

          Đầu phát – Không khí:           100%

          Đầu phát – chất gel                  60%

          Cơ – Xương                       34,5%

Do sự phản xạ âm giữa đầu phát và không khí là 100% nên trong điều trị cần lót giữa đầu phát và da một lớp gel hoặc mỡ để truyền âm vào cơ thể

2. Tác dụng điều trị của siêu âm.

2.1. Tác dụng cơ học:

Tác dụng đầu tiên của siêu âm trong tổ chức là tác dụng cơ học, do sự lan truyền của sóng siêu âm gây nên những thay đổi áp lực tương ứng với tần số siêu âm, tạo nên hiện tượng gọi là “xoa bóp vi thể”. Với tần số càng lớn [3MHz], sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số thấp [1MHz]. Sự thay đổi áp lực gây ra:

– Thay đổi thể tích tế bào.

– Thay đổi tính thấm màng tế bào.

– Tăng chuyển hóa.

Tác dụng cơ học phụ thuộc vào cường độ siêu âm [W/cm2] và chế độ liên tục hay xung.

2.2. Tác dụng nhiệt:

Sự sinh nhiệt trong tổ chức do tác dụng của siêu âm là do hiện tượng cọ xát chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Đối với siêu âm, có thể tác động tới độ sâu 1/2 từ 3-5cm.

Để tăng nhiệt độ mô mềm ở độ sâu trên 8cm, cần dùng siêu âm với cường độ lớn hơn 1,5w/cm2. ở độ sâu dưới 8cm có thể dùng siêu âm cường độ 1w/cm2. Khi nghiên cứu tác dụng sóng ngắn, vi sóng và siêu âm để làm tăng nhiệt độ khớp háng thì thấy chỉ có siêu âm mới có thể làm tăng nhiệt độ tới mức có hiệu lực điều trị.

So với các tác nhân vật lý khác, siêu âm có thể làm tăng nhiệt độ ở mô sâu hơn và phạm vi chống chỉ định hẹp hơn. Siêu âm liên tục 1,5w/cm2 sau 5 phút thấy tổ chức phần mềm tăng 3,30C, bao khớp háng tăng 6,30C, xương tăng 9,30C. Nhiệt độ tăng nhiều tại ranh giới giữa các tổ chức có trị số phản xạ âm khác nhau. Siêu âm liên tục làm tăng nhiệt độ nhiều hơn siêu âm chế độ xung, điều này cần chú ý khi điều trị các tổ chức như khớp, vùng xương gần sát da, vì vậy nên sử dụng siêu âm xung. Với cường độ trên 4w/cm2 có thể dẫn tới hiện tượng tạo lỗ. Cấu trúc tế bào bắt đầu xuất hiện những phá huỷ, có thể gây tổn thương màng xương, sụn khớp.

2.3. Tác dụng sinh học:

Từ tác dụng cơ học và tác dụng sinh nhiệt dẫn đến hàng loạt tác dụng sinh học tạo nên hiệu quả siêu âm điều trị là:

– Tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức.

– Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các thụ cảm thể thần kinh.

– Tăng tính thấm của màng tế bào.

– Kích thích quá trình tái sinh tổ chức.

– Tác dụng lên hệ thần kinh ngoại vi.

– Giảm đau.

3. Liều điều trị.

Liều điều trị phụ thuộc vào các yếu tố sau:

– Tần số càng cao thì năng lượng càng lớn.

– Cùng một thời gian, nếu chế độ liên tục thì liều sẽ lớn hơn chế độ xung. Chế độ xung có thể tính theo 1:5 [20%] tức là 2ms có siêu âm và 8ms nghỉ.

– Cường độ siêu âm là năng lượng siêu âm truyền qua một đơn vị diện tích môi trường [W/cm2], còn công suất siêu âm là tích của cường độ với diện tích vùng bức xạ có hiệu lực điều trị [W]. Ví dụ đầu phát có diện tích 5cm2, công suất phát là 1w/cm2 thì công suất là 5cm2x1w/cm2=5w. Với chế độ liên tục cường độ siêu âm không nên vượt quá 0,6w/cm2. Với chế độ xung, có thể sử dụng các liều:

          < 0,3 w/cm2           là liều nhẹ.

          0,3-1,2 w/cm2           là liều trung bình.

          1,2-3 w/cm2           là liều mạnh.

– Thời gian điều trị càng lâu thì liều càng lớn, tối đa 15 phút tuỳ diện tích và chế độ.

– Đợt điều trị: thường mỗi ngày một lần, các trường hợp mạn tính có thể 2-3 lần mỗi tuần. Trung bình 10-15 lần một đợt.

4. Chỉ định và chống chỉ định.

4.1. Chỉ định:

– Tổn thương xương, khớp và cơ sau chấn thương: bầm tím, bong gân, sai khớp, gãy xương.

– Viêm khớp dạng thấp mãn, thoái khớp, bạnh Bachterew, viêm bao hoạt dịch, viêm cơ.

– Đau thần kinh ngoại vi, đau lưng do thoát vị đĩa đệm…

– Rối loạn tuần hoàn: bệnh Raynaud, Buerger, Sudeck, phù nề.

– Các vết thương, vết loét, sẹo xấu, sẹo lồi.

– Siêu âm dẫn thuốc.

4.2. Chống chỉ định:

– Không điều trị siêu âm các cơ quan dễ tổn thương: mắt, tim, thai nhi, não, tủy, tinh hoàn.

– Không siêu âm vào cột sống ở vùng mới mổ cắt cung sau đốt sống.

– Vùng da mất cảm giác.

– U, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nhiễm khuẩn, đái tháo đường, người mang máy tạo nhịp…

5. Thực hành điều trị.

– Siêu âm trực tiếp qua da: đặt đầu siêu âm tiếp xúc với da thông qua một môi trường trung gian để dẫn truyền siêu âm [thường dùng chất gel, dầu, mỡ thuốc, vaselin…].

– Siêu âm qua nước: nước là môi trường truyền âm tốt, nên người ta có thể dùng làm môi trường trung gian truyền âm: cả đầu phát và bộ phận cơ thể đều ngập trong nước, hướng đầu phát vuông góc với da và cách da khoảng 1-5cm. Thường dùng cho những vùng cơ thể lồi lõm dùng kỹ thuật qua da khó khăn như ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân…

– Siêu âm dẫn thuốc: siêu âm có hiệu ứng cơ học làm tăng tính thấm của các chất qua màng sinh học, lợi dụng tính chất này người ta pha thuốc vào môi trường trung gian để siêu âm đẩy thuốc vào cơ thể, gọi là siêu âm dẫn thuốc.

Trong thực hành, kỹ thuật phát siêu âm có hai cách:

+ Cố định đầu phát siêu âm: thường dùng với vùng điều trị nhỏ. Chỉ dùng liều thấp

Chủ Đề