Qualitative la gi

Qualitative la gi
Trong Khoa học Xã hội nói chung và Giáo dục nói riêng, những tranh luận xoay quanh vấn đề Research Paradigm vốn đã tồn tại từ lâu và vẫn còn được đề cập cho đến tân bây giờ. Một trong những chủ đề được hay được nói đến khi tranh luận có liên quan đến Phương pháp Định lượng (Quantitative Methods) và Phương pháp Định tính (Qualitative Methods). Bài viết này chỉ đề cập đến một phần nhỏ về sự khác biệt giữa hai phương pháp này từ góc độ phân tích số liệu.

Quantitative research methods thường tập trung thu thập dữ liệu ở dạng số (numeric), hoặc chuyển hóa dữ liệu thành dạng số, để phân tích. Những kết luận trong phân tích số liệu của Quantitative research methods chủ yếu dựa vào cái chung, nghĩa là phần đông, đa số. Ví dụ như để biết được những khó khăn của sinh viên Đại học khi học tiếng Anh, tôi xây dựng một danh sách những khó khăn mà sinh viên có thể hay gặp rồi khảo sát thật nhiều sinh viên. Sau đó dựa vào những câu trả lời của sinh viên, tôi sẽ tổng kết xem những khó khăn chính mà họ hay gặp phải là gì. Khó khăn chính tức là những khó khăn mà phần lớn sinh viên đều gặp phải. Những khó khăn mà sinh viên ít đề cập thì tôi xem như không quan trọng vì nó không mang tính đại diện, vì thế tôi bỏ qua.

Qualitative research methods thường tập trung thu thập dữ liệu ở dạng chữ (text). Những kết luận trong phân tích số liệu của Qualitative research methods chủ yếu dựa vào điểm chung và điểm được cho là quan trọng. Ví dụ như để biết được những khó khăn của sinh viên Đại học khi học tiếng Anh, tôi đã mời một số sinh viên viết cho tôi một đoạn văn, kể về những khó khăn trong quá trình học tiếng Anh ở Đại học của họ. Sau đó tôi tập hợp lại tất cả các bài viết này và phân tích, nhằm tìm ra những khó khăn đó là gì. Trong quá trình tổng hợp những khó khăn mà sinh viên nêu trong bài viết, tôi chú ý đến tầng số xuất hiện của mỗi khó khăn và mức độ quan trọng của nó. Tầng số thì tôi có thể đếm, còn mức độ quan trọng là do tôi nhận xét dựa vào hoàn cảnh của từng bài viết. Căn cứ vào kết quả này, tôi xây dựng ra danh mục những khó khăn mà sinh viên gặp phải.

Diễn giải ở trên cho ta thấy dù là Quantitative hay Qualitative research methods, cách phân tích đều dựa vào những điểm chung, tức số đông. Điểm khác nhau là Quantitative research methods không chú trọng đến phần thiểu số, còn Qualitative research methods thì có cơ hội để phân tích và đánh giá phần thiểu số này.

Các chiến dịch marketing luôn gắn liền với những nghiên cứu, số liệu liên quan đến hành vi, sở thích của khách hàng nhằm tìm ra cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho nhãn hàng. Nghiên cứu trong marketing được chia thành hai nhánh chính gồm Quantitative Research và Qualitative. Vậy Quantitative là gì và cách phân biệt hai khái niệm này thế nào? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Nội dung bài viết1. Khái niệm Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)3. Phân biệt Quantitative Research Và Qualitative

1. Khái niệm Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)

Qualitative la gi

Những mẫu khảo sát về chất lượng đề thi từ một nhóm sinh viên nào đó, hoặc những câu hỏi “Bạn đang xem quảng cáo của nhãn hàng nào” trên YouTube chính là Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là hệ thống các điều tra thực nghiệm về các hiện tượng quan sát được thông qua toán học, kỹ thuật hoặc số liệu thống kê. Nói cách khác, đây là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số, sau đó nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch và giải quyết quan hệ trong lý thuyết.

Thuật ngữ liên quan mật thiết đến Quantitative research là Qualitative – Nghiên cứu định tính. Đây là phương pháp điều tra nhằm mục đích thu thập dữ liệu về hành vi con người và tìm ra lý do ảnh hưởng đến hành vi này. 

Ví dụ: Những khảo sát thường thấy ở một tổ chức, cá nhân nào đó về một vấn đề bất kỳ trong xã hội được gọi là Quantitative research – Nghiên cứu định lượng.

Bạn đang xem: Quantitative là gì

Còn những cuộc phỏng vấn chuyên sâu nhãn hàng, doanh nghiệp được gọi là Qualitative – Nghiên cứu định tính. 

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Qualitative la gi

Mục đích chung của nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính chính là tìm hiểu tâm lý khách hàng

Nghiên cứu định lượng có mục đích là phát triển và sử dụng các giả thuyết, lý thuyết, mô hình toán học liên quan đến các hiện tượng. Trung tâm của nghiên cứu định lượng là quá trình đo lường. Chúng cung cấp các kết nối giữa biểu thức toán học và quan sát thực nghiệm của các mối quan hệ định lượng. Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng khi mô hình nghiên cứu đã cụ thể, rõ ràng và kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết.

1.2. Đặc trưng

Nghiên cứu định lượng chủ yếu là sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận và kiểm dịch lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan.Tính đại diện của mẫu rất quan trọng trong nghiên cứu định lượng. Điển hình như quy mô mẫu và cách lựa chọn mẫu theo tính thuận tiện, ngẫu nhiên hoặc tỷ lệ…Thu thập thông tin trong nghiên cứu định lượng có cấu trúc định trước. Các nhân tố trong mô hình (cảm xúc, niềm tin) đều phải được đo lường hoặc chuyển hóa về các con số.Phân tích thông tin trong nghiên cứu định lượng có tính thống kê.

Xem thêm: Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Mcat Là Gì ? Đỗ Vào Trường Y Tại Mỹ

2. Các bước nghiên cứu định lượng Quantitative research

Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tốXác định biến số (cho các nhân tố)Xác định thước đo cho các biến sốXác định nguồn thông tin và phương pháp thu thậpXác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê)

Qualitative la gi

Quantitative Research Và Qualitative có nhiều điểm khác biệt

3.1. Mẫu số cần có

Nghiên cứu định tính được triển khai nhằm diễn giải hành vi, xu hướng khách hàng dựa trên dữ liệu thu thập được từ họ. Chính vì vậy không cần số lượng mẫu quá lớn (chỉ từ vài đến vài chục mẫu) khi thực hiện nghiên cứu định tính.

Xem thêm: Tỉ Lệ Peg Là Gì - Chỉ Số Peg Là Gì

Ngược lại, Nghiên cứu định lượng cần đưa ra những bảng báo cáo, thống kê với số liệu chính xác hơn. Chính vì vậy, số lượng mẫu của nghiên cứu định lượng phủ rộng vài trăm thậm chí là vài triệu người.

3.2. Hình thức nghiên cứu

Hình thức nghiên cứu của nghiên cứu định lượng thường phổ biến dưới dạng bảng khảo sát, trong đó có các câu hỏi cụ thể. Nghiên cứu định tính thì có hình thức nghiên cứu phức tạp hơn. Người tham gia thường phải trả lời câu hỏi ở dạng mở, nội dung câu hỏi cũng được sắp xếp từ đầu. 

3.3. Nghiên cứu viên

Nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính có hình thức khác nhau nên nghiên cứu viên của hai phương pháp này cũng không giống nhau. Nghiên cứu viên của nghiên cứu định tính cần những chuyên gia am hiểu tâm lý con người, còn nghiên cứu định lượng chỉ cần người hiểu rõ câu hỏi trong khảo sát là được. 

3.4. Mục đích nghiên cứu

Sự khác biệt lớn nhất giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng chính là mục đích mà hai phương pháp này hướng tới. Nghiên cứu định lượng đòi hỏi những số liệu thống kê, biểu đồ rõ ràng giúp doanh nghiệp, nhãn hàng xác định lượng người lựa chọn các đáp án khác nhau, qua đó đưa ra phương pháp kinh doanh thích hợp. 

Ngược lại, nghiên cứu định tính lại muốn khai phá, đào sâu tâm lý con người. Trong bảng câu hỏi của nghiên cứu định tính thường có các câu hỏi “Tại sao khách hàng lại lựa chọn như vậy?” “Dựa vào đâu họ có lựa chọn như thế?”…

Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho các bạn Quantitative là gì và sự khác biệt giữa nó với Qualitative. Chúc các bạn thành công!