Qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng nhà văn O Hen-ri muốn gửi gắm chung ta điều gì

O Hen-ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, và sáng tác rất nhiều. Có những năm, số lượng các truyện ngắn của ông sáng tác lên rất cao: 65 truyện năm 1904, 50 truyện năm 1905... Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt. Một số truyện khác thường nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo, thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. 

"Chiếc lá cuối cùng" là một truyện giàu tình yêu thương của các nghệ sĩ nghèo. Đặc biệt, nhân vật Bơ-men là nhân vật tiêu biểu cho tình yêu thương cao cả ấy. Tìm hiểu nhân vật Bơ-men, ta càng hiểu sức sống lâu dài của truyện Chiếc lá cuối cùng.

Chiếc lá cuối cùng là thế giới của những họa sĩ nghèo. Đó là không gian chật hẹp của Gri-niz bị chia nhỏ, chật chội. Đã chật chội lại mọc rêu và cô quạnh hoang tàn. Đó là không gian thích hợp cho những người nghèo cư ngụ. Họ gồm có ba họa sĩ: cụ Bơ-men và hai cô họa sĩ trẻ.

Thời gian họ quen nhau không lâu, thế mà ở họ lại sáng lên tình yêu thương ruột thịt hiếm có. Họ thu thập không cao nhưng có chung một lòng yêu nghệ thuật, ước mơ sáng tác một tác phẩm để đời. Mùa đông băng giá là điều kiện để bệnh bệnh viêm phổi, tên phá hoại này so tài với mọi đối thủ. Hắn đánh vào Giôn-xi, cô họa sĩ nhỏ bé, thiếu máu khiến cô ta lăn ra bất động. Nghèo, không tiền thuốc, không thân nhân ở gần, cô chỉ có một niềm tin đớn đau là cô đơn chuẩn bị cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Và cô bệnh nhân ấy yên trí là mình không thể khỏi đã bình thản lạnh lùng làm cái việc nhìn qua cửa sổ, trong tư thế nằm trên giường bệnh đếm từng chiếc lá thường xuân, đang rụng dần trong gió lạnh. Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời của cô. Cô rơi vào tình trạng bi quan đến mức có những ý nghĩ lạ lùng: "Những chiếc lá trên cây thường xuân, khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi. Em biết điều đó đã ba ngày nay rồi. Ông bác sĩ không nói với chị sao?"

May sao, Giôn-xi còn có Xiu luôn cận kề chăm sóc, an ủi cô: "Chị muốn ở bên cạnh em kia. Vả lại chị không muốn em cứ nhìn mãi những chiếc lá thường xuân vớ vẩn đó nữa". Xiu đi tìm cụ Bơ-men, mời cụ ngồi làm mẫu để vẽ và trình bày tâm trạng của Giôn-xi. Cụ đã ngoài sáu mươi và có một bộ râu như Môi-dơ của Mi-ke-lăng-giơ loăn xoăn trừ cái đầu như đầu thần Xa-tia lòa xòa xuống cái thân hình một tiểu yêu. 

Bơ-men là người thất bại trong nghệ thuật. Cụ đã già rồi mà tấm vải vẽ vẫn còn trống trơn. Cụ chưa vẽ được gì, chẳng phải cụ không có tài, mà chính là cụ băn khoăn, trăn trở gần suốt cuộc đời, chưa biết vẽ gì cho xứng đáng là một kiệt tác: Trên giá vẽ ở góc buồng là một tấm vải trống trơn, từ hai mươi lăm năm nay vẫn cứ chờ đợi mãi nét vẽ đầu tiên của bức tranh kiệt tác.

Có ước mơ chân chính, suy nghĩ đã nhiều nhưng vẫn còn đó sự trăn trở!Biết vẽ gì? Ngay lúc Giôn-xi tuyệt vọng, gần tuyệt mệnh là lúc cụ uống rượu nặng quá độ. Xiu tìm thấy cụ sặc sụa mùi rượu dâu loại nặng trong gian buồng tối om om của cụ ở tầng dưới. Có lẽ vì cụ thất vọng, trăn trở mãi mà vẫn không đặt bút vẽ được bức tranh kiệt tác. 

Bên cạnh ước vọng cao quý về nghệ thuật, cụ còn có một tình cảm đặc biệt đối với hai cô họa sĩ như là tình cha con. Thực vậy, cụ là một ông già nhỏ nhắn dữ tợn, hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai, và tự coi minh là một con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng bên.

Với cá tính ấy, tình thương ấy, khi nghe kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xy cụ phản ứng thật quyết liệt: "Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết vì một cây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá ư? Tôi chưa bao giờ nghe thấy một chuyện như thế cả". Tuy nhiên, đó chỉ là một thoáng, sự thực, cụ đang thai nghén một tác phẩm kiệt xuất, cụ sắp làm một việc đầy ý nghĩa hi sinh.

Một ngày mới lại về, Giôn-xi thều thào ra lệnh kéo chiếc màn để cô nhìn ra ngoài. Tất nhiên, Xiu không muốn nhưng vẫn làm theo. Nhưng ô kìa, sau trận mưa và những cơn gió phũ phàng... vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Tuy ở gần và cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa, đã nhuộm màu vàng úa, tuy vậy, chiếc lá dũng cảm vẫn bám vào cành... 

Một ngày qua cho đến hoàng hôn chiếc lá đơn độc vẫn bám lấy các cuống của nó ở trên tường và rồi màn đêm cùng với mưa và gió bấc lồng lộn đập mạnh vào cửa sỗ mưa rơi lộp độp... Chiếc màn xanh lại được kéo lên khi buổi sáng lại về. Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Và Giôn-xi chợt hiểu ra có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy để em thấy rằng mình đã tệ như thế nào và hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ lại trỗi dậy trong cô: cùng với niềm hi vọng ấy nhựa sống lại lên men, nghị lực và mầm sống lại hồl sinh, khiến bác sĩ phải thốt lên: được năm phần mười rồi.

Như vậy, điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là màu xanh của chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng trên chiếc tường đối diện với phòng của họ. 

Chiếc lá đó chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi. Bởi vì đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Và đã tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính mang chức năng sinh thành và tái tạo. Nó thức dậy niềm tin và cuộc sống. Nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ tái tạo.

Do vậy, hình tượng Bơ-men đã tạo được ấn tượng sâu sắc. Bơ-men đã đánh bại được tử thần, trả lại màu xanh cho chiếc lá úa, trả lại màu hồng cho đôi má Giôn-xi, trả lại niềm tin và nghị lực cho tâm hồn yếu đuối. Ước mơ một đời chưa thực hiện, thai nghén và thực hiện tác phẩm bằng cả con tim yêu thương mà phẫn nộ, phẫn nộ với sự mềm yếu của bất kì ai. 

Nhưng điều quan trọng hơn cả là cụ Bơ-men - con người tốt - có lòng yêu thương đối với Giôn-xi trong điều kiện có thể của mình. Thương yêu chân thành đến độ hi sinh, sáng tác trong giá lạnh để bảo vệ niềm hi vọng cho Giôn-xi. Đó là lòng yêu người yêu nghệ thuật của cụ Bơ-men.


Bài văn phân tích cụ Bơ-men trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri số 3

Chiếc lá cuối cùng: Câu truyện là một bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương và sự sống con người.
Cô bé bán diêm: tình yêu thương giữa con người với con người.

Reactions: Đ.Hà Linh☆

"CBBD" cho ta thấy một bức tranh về tình cảnh xót xa của em bé giữa góc phố tối mùa đông, ngay trong lúc mọi người đang ấm áp bên trong thời khắc giao thừa-> xã hội vô cảm. Đến phút cuối, em chết, nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười và đi đến một nơi hạnh phúc hơn "CLCC" thể hiện tấm lòng nhân ái của cụ Bơ-men tạo nên một bức tranh nghệ thuật nhân sinh cao cả để cứu sống Giôn-xi.

=> Cả hai gửi đến một thông điệp vàng: hãy sống biết yêu thương, san sẻ. Đó là ngọn đèn sáng chiếu rọi để ta vượt lên khó khăn, một ngọn lửa ấm áp tình người, và chúng ta xứng đáng được nhận lấy giá trị thiêng liêng ấy

Reactions: Đ.Hà Linh☆

Mình nghĩ còn có cả trân trọng giá trị mà cuộc sống đem lại và cách chúng ta nên nhìn nhận, đối mặt với cái chết nữa: Ở cô bé bán diêm, nếu bạn để ý thì em không đốt diêm lên để sưởi ấm, nếu không thì em đã đốt hết cả bao rồi. Em ấy biết chắc mình sẽ không qua được đêm giao thừa, em chọn thắp sáng ba cây diêm để hồi tưởng lại về những khoảnh khắc đẹp nhất khi mình còn sống và ra đi có lẽ một cách thanh thản hơn. Ở chiếc lá cuối cùng, cụ Bơ-men chắc chắn phải trân trọng những giá trị cuộc sống mang lại, nhất là đối với người họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết như Giôn-xi, thì ông mới sẵn sàng bước ra ngoài đêm lạnh giá, dành hết tâm huyết của mình và chấp nhận đánh đổi sự sống chỉ để Giôn-xi khỏi bệnh và tiếp tục công việc của mình. Ngoài ra, nhân đây tác giả cũng phản ánh một hiện thực đời sống và lên án xã hội của thời bấy giờ. Ở trong cô bé bán diêm là những con người đã đưa đẩy từ một cuộc sống hạnh phúc, ra ngoài đường lạnh giá để kiếm những đồng tiền mà ít số đó em sẽ được hưởng; sau đó là sự vô cảm của những người nhìn thấy em chết cóng ở ngoài đường nhưng không hỏi han, giúp đỡ, lý do đằng sau của sự vô cảm đó, ngoài sự thiếu tình thương, lòng nhân hậu ra còn là vì họ không dám gánh thêm một đứa trẻ nữa trên vai, sợ ảnh hưởng đến công việc, gia đình và địa vị của họ, tức cũng một phần do xã hội lúc ấy ép buộc.

Ở chiếc lá cuối cùng thì những nhân vật chính đã phải sống trong căn hộ xập xệ, thiếu thốn về đủ mặt, phải rất khó khăn để kiếm sống. Điều kiện y tế, an sinh xã hội không đảm bảo, sự chênh lệch giàu nghèo, ưu ái dành cho một số nhóm người, nhóm nghề... đã đẩy Giôn-xi vào bệnh tật, đã khiến cụ Bơ-men mãi vẫn phải lầm lụi mà không kiếm được công việc tử tế. Như vậy là cũng ngầm lên án xã hội rồi đó.

Last edited: 27 Tháng mười 2019

Reactions: Đ.Hà Linh☆ and Phạm Đình Tài

bạn nào giúp mình với:
nêu thông điệp mà tác giả đã gửi gắm qua văn bản Chiếc lá cuối cùng và Cô bé bán diêm.

Theo mình thì ngoài những thông điệp mà các bạn trên đã nêu trên thì chuyện Chiếc lá cuối cùng còn 1 thông điệp mà ít ai để ý , đó là : giôn- xi khi biết tin mình bị bệnh , sẵn sàng phó mặc bản thân cũng như sự sống cho chiếc lá trường xuân ; thế nhưng khi thấy chiếc lá ấy [ lá giả do cụ Bơ men vẽ] không rụng sau trận bão thì lại cố gắng tiếp tục và sống tốt => tác giả muốn gửi 1 thông điệp nhỏ nhưng ý nghĩa " khi gặp khó khăn , trở ngại đùng từ bỏ , đừng phó mặc bản thân vào sự may rủi không chắc chắn ; hãy cố gắng vượt qua nó vì nếu bạn thử có khả năng sẽ thất bại ,nhưng nếu bạn không thử thì bạn đã thất bại từ lúc chưa bắt đầu "

Reactions: YHNY1103, chocolate cakes, Đ.Hà Linh☆ and 1 other person

- Trong bài Chiếc lá cuối cùng, tác giả gửi gắm thông điệp về tình yêu cuộc sống, sống có nghị lực, có niềm tin, có ước mơ và khát vọng, đồng thời tác giả ca ngợi sự hi sinh cao đẹp và nhân văn của con người. - Trong bài Cô bé bán diêm, tác giả gửi thông điệp về sức mạnh của lòng thương cảm, tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Như vậy, cả hai văn bản đều gửi đến chúng ta thông điệp về sống giàu tình yêu thương giữa người với người để vượt qua gian khó.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề