Bạn nghĩ gì về xây dựng nếp sống văn minh ở Việt Nam

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hóa - thể thao trong xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương. [Ảnh: Quốc Thanh]

[Thanhuytphcm.vn] - “Cần chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, đây là việc khó nhất nhưng cần thiết nhất, tạo nền tảng chuyển biến nhận thức trong cộng đồng, xã hội” – Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM Phạm Đức Hải nhấn mạnh về nhiệm vụ quan trọng của Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM tại buổi giám sát phối hợp của Thường trực HĐND và Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM về việc thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị” vào chiều 17/8.

Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm đình trệ nhiều hoạt động, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM đã nỗ lực rất nhiều trong việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2020 của TP. Trong đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký xây dựng và kiểm tra công nhận đạt chuẩn văn hóa, ước thực hiện 6 tháng đầu năm đạt 97,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so với hơn 300.000 doanh nghiệp tại TP thì tỷ lệ đăng ký xây dựng Doanh nghiệp văn hóa vẫn còn khiêm tốn, đòi hỏi đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhất là ở các Khu Công nghiệp - Khu Chế xuất, các nơi có tổ chức Công đoàn.

Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM cũng đã hoàn thành biên soạn dự thảo “Tài liệu tuyên truyền văn hóa giao tiếp - ứng xử trong cộng đồng”, tiếp thu góp ý từ các sở ngành, quận huyện để điều chỉnh và hiện trong quá trình xin ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giao tiếp - ứng xử để có thể hoàn thiện và triển khai rộng rãi trong tháng 9 tới.

Việc xây dựng và thực hiện Quy ước trên địa bàn TP có nhiều tích cực, nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền quận huyện, phường xã thị trấn góp phần phát huy dân chủ cơ sở, xây dựng Gia đình văn hóa, Khu phố, Ấp văn hóa ở cộng đồng dân cư, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hiện nay, hầu hết các Quy ước đã bám sát vào tình hình thực tế và đời sống địa phương, nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội mang tính tự quản cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, nếp sống văn minh đô thị. Năm 2019, toàn TP có 1.381/1.990 khu phố, ấp có xây dựng Quy ước cộng đồng, đạt tỷ lệ 63,39%; phấn đấu đến cuối năm 2020 nâng tỷ lệ Quy ước khu phố, ấp được phê duyệt đạt từ 95% trở lên…

Bên cạnh việc không ngừng hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa trên địa bàn, Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM cũng đã ký kết liên tịch với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Du lịch, Thành đoàn TPHCM trong việc định hướng thẩm mỹ từ học đường, xây dựng sản phẩm văn hóa chất lượng phục vụ du lịch, trong đó tập trung phát triển văn hóa - nghệ thuật truyền thống…

Đề xuất với đoàn giám sát, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM Nguyễn Thị Thanh Thúy góp ý TP cần đưa nội dung đào tạo nhân lực văn hóa - thể thao vào văn kiện chính thức của Đại hội Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2020 – 2025 nhằm tạo động lực và nền tảng đẩy mạnh phát triển lĩnh vực văn hóa - thể thao trong thời gian tới với những cơ chế chính sách đặc thù cho ngành [nhất là chế độ đãi ngộ].

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM Phạm Đức Hải phát biểu tại buổi giám sát

Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM Huỳnh Thanh Nhân cho rằng cần rà soát lại nhu cầu của các địa phương, đánh giá sự cần thiết của các thiết chế văn hóa tại chỗ để tránh tình trạng xây dựng tràn lan, lãng phí và phát huy được cao nhất chức năng các thiết chế văn hóa tại địa phương.

Đánh giá cao nỗ lực của Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM trong giai đoạn khó khăn vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM Phạm Đức Hải mong rằng Sở sẽ phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan thường trực, chủ trì và phối hợp mà tăng tốc, tạo chuyển biến rõ ràng hơn trong việc thực hiện chủ đề năm 2020: “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. Trong đó, cần quan tâm cùng UBND TPHCM giám sát hiệu quả các chương trình, công trình thực hiện; chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, đưa Quy ước đi vào đời sống thực chất của cơ sở; tạo chuyển động trong nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp về việc xây dựng môi trường làm việc văn hóa.

“Thiết chế văn hóa là biểu tượng của một TP văn hóa, phát triển. Vì thế, cần thúc đẩy các dự án xây dựng thiết chế văn hóa quan trọng của TP. Sở cũng cần đưa ra quy hoạch thiết chế văn hóa tổng thể để TP có thể xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa”, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TPHCM Phạm Đức Hải đề nghị.

Đồng chí Phạm Đức Hải cũng mong rằng Sở Văn hóa - Thể thảo TPHCM vận dụng hiệu quả hơn các chính sách, cơ chế đã ban hành. Đồng thời chủ động hơn trong việc tham mưu chế độ chính sách cho ngành văn hóa - thể thao, tích cực đeo bám giải quyết các vướng mắc nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa – thể thao chất lượng cao.

Ngọc Tuyết

Tin liên quan

Có văn minh mới có lịch sự; có lịch sự mới có văn minh. Chỉ xin nói về lịch sự trong sinh hoạt, nếp sông cá nhân giữa cộng đồng. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy để làm cho con người sống lịch sự hơn. Ăn mặc không rách rưới: áo quần sạch sẽ, gọn gàng, đầu tóc, mặt mày sạch sẽ, ngay ngắn; không chen lấn, xô đẩy kiểu mạnh ai nấy làm; trên xe bus, biết nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, cụ già, đàn bà mang thai, em nhỏ...; đó là lịch sự trong ứng xử, trong nếp sống. Kẻ bất lịch sự bị chê cười. Ai cũng cảm thấy sống lịch sự là đẹp.

Mọi người biết trên kính, dưới nhường. Trẻ em lễ phép, ngoan ngoãn biết “gọi dạ bảo vâng”, thực hiện đúng Năm điều Bác Hồ dạy; niềm nở khi khách đến nhà; thân tình, vui vẻ, hòa nhã trong quan hệ bạn bè, láng giềng.

Tuy đó đây còn có hiện tượng cảnh lộn xộn, chụp giật, xô bồ, bẩn thỉu; còn có loại người gian manh, bất hiếu, bất nghĩa, vô lễ, càn quấy, sống buông thả, nhếch nhác. Tuy đó đây còn bao hiện tượng tiêu cực làm cho bức tranh xã hội bị hoen ố. Nhưng mỗi chúng ta có thể tự hào về đất nước ta, con người Việt Nam đã và đang đổi mới, ngày càng văn minh, lịch sự. Khách du lịch kéo đến Việt Nam ngày một nhiều. Hà Nội là thủ đô hòa bình. Con người Việt Nam lịch sự, mến khách. Xin được nhắc lại câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Thanh lịch là nét đẹp của người Hà Nội, của người dân Việt. Bàn về văn minh, lịch sự, nhắc lại câu ca dao trên, mỗi chúng ta cùng cảm thấy ít nhiều thú vị.

Hiện nay, trên báo chí nhắc nhiều đến xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Điều này cho thấy tính cấp bách của việc xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh đang đặt ra nhiều vấn đề chung của xã hội. Trật tự văn minh đô thị, nếp sống văn hóa người đô thị tự nó không hình thành mà cộng đồng phải góp phần xây dựng. Nếu nông thôn xưa nước ta có “Hương ước” điều chỉnh hành vi dân cư thì ở đô thị phải có ý thức “Trọng luật”, nếu không trật tự xã hội sẽ rối loạn. Thực tế cho thấy, việc xây dựng nếp sống văn minh - văn hóa đô thị không phải là câu chuyện một sớm một chiều, làm theo phong trào hay tập trung đẩy mạnh mang tính chiến dịch mà đây là nội dung thực hiện mang tính chất lâu dài, liên tục. Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân, các quy định pháp lý cần thực thi mạnh mẽ hơn. Cần phải xử phạt nặng hành vi như vứt kẹo cao su, hút thuốc lá nơi công cộng.... Từ những “việc nhỏ” đó sẽ dần hình thành thói quen trọng nguyên tắc, chấp hành các quy định pháp luật, giúp hình thành chuẩn mực văn minh người đô thị.

Các văn kiện của Đảng đã chỉ ra “là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh cao thượng, sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống…”. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa càng đòi hỏi phải phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh đặc trưng để không bị hòa tan hoặc bào mòn trước sự tiếp biến của thời cuộc. Đây được coi là công cụ để chống lại những hành vi phản văn hóa, các sản phẩm độc hại trái với thuần phong mỹ tục, tạo sức đề kháng trước những thông tin tiêu cực, vô văn hoá.

Muốn giữ được nền nếp văn hóa, lối sống văn minh phải xây dựng từ nền tảng gia đình. Trong đó, chúng ta cần đẩy mạnh việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức thế hệ trẻ; có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn, hành vi bạo lực, tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc. Chúng ta cần cổ vũ cái đẹp, phê phán cái xấu. Điều này đã góp phần xây dựng đời sống văn hóa - văn minh, cư xử nhân ái, hòa nhịp cùng tiến bộ của nhân loại, nhằm góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Nếp sống là hành vi ứng xử của con người đã trở thành thói quen, được xã hội thừa nhận. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị là nếp sống theo các chuẩn mực giá trị của văn hóa, đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống của cộng đồng trong môi trường sinh hoạt đô thị. Nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không chỉ tạo ra môi trường văn hóa, bộ mặt văn hóa cho đô thị mà còn góp phần xây dựng con người mới với tác phong và cốt cách văn minh, hiện đại. Ở điểm nhìn khác, nếu không có nếp sống văn hóa - văn minh sẽ không có những con người văn hóa - văn minh và cũng sẽ không có một Hà Nội trật tự, văn minh, hiện đại...  Hiện tại, quy định về nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không thiếu. Nhiều nội dung về nếp sống văn hóa - văn minh đô thị đã được thể chế hóa thành những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, như đã nói, chúng ta có luật, nhưng cư dân đô thị lại chưa có truyền thống "trọng luật". Do vậy tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông, trật tự xây dựng đô thị vẫn diễn ra trên nhiều tuyến phố, nhiều khu dân cư... Vì vậy, để xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị, đổi mới tư duy pháp lý cần được đặt ra một cách mạnh mẽ, kiên quyết hơn. Những quy định cụ thể có sức thuyết phục, việc xử phạt nghiêm khắc các sai phạm sẽ đưa mọi hoạt động của thành phố đi vào kỷ cương. Từ đó sẽ hình thành tư duy trọng nguyên tắc, trọng lý lẽ, trọng pháp luật và từng bước hoàn thiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị trong mỗi cư dân và cả cộng đồng.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-UBND về Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Quy tắc gồm 4 chương và 14 điều nhằm từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực văn hóa nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Nhiều người nói là "hương ước" của người Hà Nội. Đây là nền tảng quan trọng để định hướng xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ứng xử của người dân không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Do vậy, việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị không thể chạy theo phong trào hay tập trung xử lý các "sự vụ". Các cơ quan chức năng cần bền bỉ, kiên trì với nhiều giải pháp để xây dựng những phương thức ứng xử phù hợp với quá trình vận động và phát triển của xã hội.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề