Nghị quyết 02 của Bộ chính trị về xây dựng khu vực phòng thủ

Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác diễn tập khu vực phòng thủ

[ Cập nhật vào ngày 5/8/2019 ]

Trong quá trình xây dựng khu vực phòng thủ [KVPT], tỉnh luôn coi trọng công tác diễn tập, xem đây là bước tập dợt, kiểm tra của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương nhằm đối phó với những tình huống đe dọa đến sự mất còn của chính quyền địa phương cả trong thời bình lẫn thời chiến. Đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần được chúng ta tiếp tục quan tâm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Trên cơ sở kinh nghiệm của các đợt diễn tập những năm trước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2019, chỉ đạo các cơ quan chức năng mà nòng cốt là Bộ CHQS và Công an tỉnh khẩn trương, tích cực, chuẩn bị tốt cuộc diễn tập tỉnh và thành phố Vị Thanh năm 2019. Cuộc diễn tập nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực vận hành cơ chế của cấp ủy, chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng tỉnh [thành phố] thành KVPT vững chắc trong tình hình mới, Nghị định 152/NĐ-CP, Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng KVPT. Thông qua diễn tập, góp phần nâng cao năng lực làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền của lực lượng vũ trang địa phương và các, ban, ngành, đoàn thể; rèn luyện bản lĩnh, năng lực tổ chức, chỉ huy, hiệp đồng tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương; hoàn chỉnh hệ thống văn kiện, kế hoạch tác chiến của KVPT, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch xây dựng và hoạt động của KVPT. 

Qua các đợt diễn tập cấp huyện, cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang địa phương, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị diễn tập của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trong quá trình chuẩn bị và thực hành diễn tập, các lực lượng tham gia đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo Nghị quyết Trung ương 8, Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định 52/NĐ-CP, Nghị định 02/NĐ-CP của Chính phủ sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Ban Chỉ đạo diễn tập đã giao cho Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành chuẩn bị ý định diễn tập, chỉ đạo xây dựng đầy đủ các loại văn kiện theo quy định, chặt chẽ, đảm bảo đúng nguyên tắc, phương châm, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, sát tình hình thực tiễn địa bàn; nhiều nội dung được áp dụng công nghệ thông tin, trình chiếu minh họa, giúp khung tập và Đại biểu tham quan hiểu được bản chất của vấn đề; xây dựng các vấn đề huấn luyện, kết cấu tình huống tương đối phù hợp, sát thực tế tình hình của địa phương; nhận định và tổ chức xử lý kịp thời, giải quyết nhanh, gọn, đạt hiệu quả, đặc biệt là xử trí tình huống đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, hành động các bộ phận phù hợp với đối tượng giả định, thông qua diễn tập đã thống nhất về nhận thức, quan điểm chỉ đạo, phương pháp điều hành, phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể trong đó cơ quan quân sự, công an làm nòng cốt trong tham gia xử trí tình huống.  

Quá trình diễn tập, các lực lượng tham gia chấp hành nghiêm kế hoạch, thực hiện tốt chương trình, nội dung các vấn đề huấn luyện; các vai tập và khung tập, nhất là cán bộ các ban, ngành, đoàn thể nắm vững nguyên tắc, thể hiện rõ từng cương vị, nắm chắc nội dung, phương châm, phương pháp, vận dụng, xử trí tốt các tình huống đặt ra, có tính sáng tạo, đạt kết quả tốt. Qua đó, đã làm nổi bật vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, công tác tham mưu của các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang đối với công tác quân sự, quốc phòng, an ninh và cơ chế hoạt động của KVPT. Từ kết quả các cuộc diễn tập cấp huyện, rút ra một số kinh nghiệm, tạo cơ sở để tiếp tục nghiên cứu xây dựng văn kiện khu vực phòng thủ năm 2019 đi vào chiều sâu, đáp ứng nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương trong tình hình mới.

1. Phải luôn bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ, xác định đây là một trong những nội dung thường xuyên, trọng yếu của cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng khu vực phòng thủ. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm sâu sát công tác xây dựng lực lượng, xây dựng tiềm lực, thế trận khu vực phòng thủ, chú trọng đúng mức đến công tác phòng thủ dân sự theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm chủ động xử trí, kịp thời khắc phục hậu quả khi có tình huống xảy ra.

2. Làm tốt công tác chuẩn bị diễn tập, từ chuẩn bị về con người, kế hoạch diễn tập, cơ sở vật chất bảo đảm cho diễn tập, chú trọng việc tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ diễn tập, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng thành viên tham gia diễn tập. Đồng thời, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, cơ quan, ban ngành, đoàn thể làm tham mưu, trong đó lực lượng quân sự, công an làm nòng cốt.

3. Để nội dung diễn tập sinh động, sát thực tế, cần phải đưa những vấn đề thực tiễn, tình hình cụ thể ở địa phương vào nội dung tập; qua đó, kịp thời rút ra những vấn đề cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng KVPT sát với đặc điểm địa bàn. Quá trình tập, các thành viên khung tập phải chú trọng kết hợp nhuần nhuyễn trong công tác chỉ đạo, đạo diễn, dẫn dắt diễn tập giữa nội dung thuyết minh với trình chiếu, tránh gây sự dàn trải, không tập trung trong quá trình diễn tập. Đồng thời, trong quá trình tổ chức chuẩn bị và thực hành diễn tập, phải thường xuyên trao đổi, tranh thủ ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Bộ CHQS tỉnh để nắm chắc ý định diễn tập, tránh sai sót, làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung diễn tập.

4. Phát huy vai trò nòng cốt của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh; coi trọng việc phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ diễn tập và trong xử trí tình huống thực hành diễn tập. Tổ chức thực hiện cuộc diễn tập phải đảm bảo tính toàn diện, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhất là đảm bảo đúng ý định diễn tập, sát với thực tế diễn biến tình hình.

5. Trong xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí cần tính toán cụ thể, tỉ mỉ, thiết thực và tiết kiệm, tận dụng tối đa hệ thống trang thiết bị, phương tiện sẵn có để tránh gây tốn kém không cần thiết ngân sách địa phương. Đồng thời, phải có kế hoạch sử dụng tốt những trang thiết bị đã mua sắm phục vụ diễn tập trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị sau diễn tập.

Thành công của các cuộc diễn tập KVPT của tỉnh, huyện trong các năm qua, là kết quả của nhận thức đúng đắn, sâu sắc và sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, sự tích cực, chủ động vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập. Đây là những bài học kinh nghiệm, là cơ sở quan trọng để Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, phương án tác chiến, bảo đảm cho huấn luyện, SSCĐ và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường tiềm lực QPAN; xây dựng KVPT tỉnh ngày càng vững chắc, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Phan Lam Sơn Theo Sưu tầm: Bài viết đăng trên Tờ tin Chiến sĩ Hậu Giang - BCHQS tỉnh

Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới

  • Trích yếu: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới
  • Số hiệu: 02-NQ/TW
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Lĩnh vực: Cơ cấu - Tổ chức
  • Ngày ban hành: 12/06/2021
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2021
  • Cơ quan BH: Bộ Chính trị
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Đính kèm: Tải về

QPTD -Thứ Năm, 02/08/2018, 09:11 [GMT+7]

Tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vững chắc là chủ trương chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này.

Trên cơ sở nhận thức rõ vị trí, vai trò của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về nhiệm vụ quan trọng này; trọng tâm là Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị, Nghị định 152/2007/NĐ-CP, ngày 10-10-2007 của Chính phủ và sau đó là Nghị định 02/2016/NĐ-CP, ngày 05-01-2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152,… cùng hệ thống các văn bản, hướng dẫn. Đồng thời, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Thượng tướng Nguyễn Phương Nam động viên các lực lượng tham gia diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Ninh năm 2017. [Ảnh: qdnd.vn]

Nổi bật là, nhận thức của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương và toàn dân về xây dựng khu vực phòng thủ không ngừng được nâng cao; công tác xây dựng các tiềm lực, nhất là tiềm lực chính trị - tinh thần, “thế trận lòng dân” có nhiều chuyển biến tích cực. Việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân, trọng tâm là xây dựng thế trận quân sự, an ninh của khu vực phòng thủ được chú trọng, phát triển theo chiều sâu, ngày càng vững chắc. Cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương làm tham mưu theo chức năng và tổ chức thực hiện thường xuyên được coi trọng, vận hành tương đối hiệu quả. Chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ từng bước được nâng lên, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống quốc phòng - an ninh trên địa bàn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác kiện toàn, đổi mới hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo về khu vực phòng thủ các cấp và các bộ, ngành Trung ương có mặt còn hạn chế, thiếu đồng bộ; mức đầu tư ngân sách của một số địa phương cho nhiệm vụ quan trọng này còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển, điều kiện kinh tế hiện có. Công tác xây dựng lực lượng, nhất là xây dựng lực lượng thường trực, dự bị động viên, dân quân tự vệ và các mặt bảo đảm cho động viên quốc phòng, động viên chiến tranh còn bất cập; việc xử lý tình huống quốc phòng - an ninh ở một số địa bàn còn lúng túng, chưa thực sự hiệu quả, phải dựa vào sự hỗ trợ của quân khu và Bộ, v.v. Trong khi đó, trên từng khu vực, địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược trọng điểm, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hòng gây mất ổn định chính trị bên trong, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài, v.v. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tăng cường đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với thường xuyên củng cố quốc phòng - an ninh; trong đó, hết sức coi trọng nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ, với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt.

Trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ; xác định đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược quan trọng này ở từng địa bàn, địa phương và cả nước. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, trực tiếp là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của khu vực phòng thủ, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, nguyên tắc, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là nguyên tắc: Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với sự nghiệp quốc phòng; trong đó, có nhiệm vụ xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ. Trên cơ sở đó, xây dựng, ban hành nghị quyết lãnh đạo của cấp mình về xây dựng khu vực phòng thủ cho từng năm và từng thời kỳ, với nhiều chủ trương, giải pháp, khâu đột phá phù hợp, hiệu quả. Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ phải theo hướng: “… vững mạnh toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng, thế trận, trên các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế,… quốc phòng, an ninh và đối ngoại; trong đó, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; lấy xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện làm nền tảng, gắn bó chặt chẽ, liên hoàn với các thành phần, thế trận của khu vực phòng thủ cấp huyện, tỉnh”1. Để thực hiện tốt chủ trương, mục tiêu trên, cùng với xây dựng chương trình hành động bảo đảm khoa học, phù hợp với tính chất, đặc điểm và điều kiện của địa phương, thì yêu cầu đặt ra đối với các tỉnh, thành phố phải tập trung lãnh đạo toàn diện; trong đó, chú trọng vào công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, đầu tư ngân sách xây dựng các hạng mục của khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang, thế trận quân sự, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và kết hợp kinh tế với quốc phòng, v.v. Gắn kết chặt chẽ giữa kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng quân sự các cấp, với bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cho cấp ủy, bí thư và cán bộ chủ trì các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị thuộc quyền. Chú trọng xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, cơ sở địa phương vững mạnh toàn diện, gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị [khóa XII] về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là tư tưởng quân sự, quốc phòng của Người về xây dựng căn cứ địa, khu vực phòng thủ,… tạo chuyển biến mạnh mẽ cho cán bộ, đảng viên và toàn dân cả về nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, coi trọng khâu kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và tổng kết đánh giá thực trạng, vướng mắc, xác định rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ trong điều kiện mới.

Nâng cao hiệu quả vận hành cơ chế của khu vực phòng thủ - khâu then chốt nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này trong tình hình mới. Trong những năm qua, ở hầu hết các địa phương, việc vận hành cơ chế: xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của tỉnh [thành] ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền; cơ quan quân sự phối hợp với cơ quan công an, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương làm tham mưu và tổ chức thực hiện, về cơ bản đã đi vào nền nếp, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc trên từng địa bàn và cả nước. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh [thành phố] với nhau và với cấp trên chưa thực sự tạo được hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực cho xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ; việc phát huy vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một số sở, ban, ngành chưa thực sự hiệu lực, hiệu quả. Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết, nghị định của Trung ương, nhất là Quyết định 168-QĐ/TW, ngày 04-3-2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Chính trị với các cơ quan, tổ chức Trung ương trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ, Nghị định 02/2016/NĐ-CP của Chính phủ về khu vực phòng thủ,… để triển khai các biện pháp bảo đảm vận hành cơ chế thông suốt, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả. Theo đó, đối với “khâu” lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh [thành] ủy phải được thể hiện bằng các nghị quyết, chỉ thị; việc xây dựng, ban hành nghị quyết về khu vực phòng thủ cần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả thời bình cũng như thời chiến và được điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với những vấn đề thực tiễn đặt ra. Tập trung vận hành thống nhất, hiệu quả cơ chế lãnh đạo theo từng cấp độ, nhất là cơ chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo giữa Đảng ủy Quân khu, Đảng ủy Quân sự tỉnh [thành phố] đối với Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ cùng cấp và cụ thể hóa mối quan hệ giữa Đảng ủy Quân khu với các tỉnh [thành] ủy, tỉnh [thành] ủy với cấp ủy, Ban Chỉ huy Quân sự các sở, ban, ngành trực thuộc, các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng, đơn vị chủ lực đứng chân trên địa bàn. Trong vận hành “khâu” quản lý, điều hành của chính quyền tỉnh [thành phố], trực tiếp là của Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ phải bằng các chỉ thị, hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật,… tạo hành lang pháp lý thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung Nghị quyết của tỉnh [thành] ủy. Cơ quan Quân sự địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an cùng cấp [theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP, ngày 12-7-2010 của Chính phủ], cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương tham mưu cho tỉnh [thành] ủy, ủy ban nhân dân tỉnh [thành phố] theo chức năng và trực tiếp tổ chức thực hiện thông qua các chương trình hành động, quy chế, kế hoạch, việc làm cụ thể. Với tư cách là lực lượng nòng cốt, trung tâm phối hợp, hiệp đồng trong xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố], cơ quan Quân sự và Công an chỉ hướng dẫn, giúp đỡ các sở, ban, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện; tuyệt đối không làm thay, dẫn đến thụ động, trông chờ, thiếu chủ động, sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ thấp. Quá trình thực hiện cơ chế, cần tạo được sự đồng tình, ủng hộ cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn thể nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động khu vực phòng thủ.

Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang, trọng tâm là vai trò của Quân đội nhân dân trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ. Trên cơ sở bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, quân khu và điều kiện thực tiễn địa phương, các cơ quan, đơn vị Quân đội cần chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh thông qua việc thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư trên từng khu vực, địa bàn, tạo cơ sở để phát triển vững chắc các tiềm lực của khu vực phòng thủ. Đồng thời, chủ động rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án, dự án khu kinh tế quốc phòng, công trình lưỡng dụng ở các địa bàn trọng điểm; điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng một số đề án không còn phù hợp với thế trận phòng thủ chung và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên từng hướng chiến lược. Cơ quan quân sự địa phương các cấp - bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ - cần tập trung tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xây dựng thế trận quân sự gắn với thế trận hậu cần khu vực phòng thủ theo hướng: cơ bản, hệ thống, liên hoàn, có trọng điểm, có chiều sâu, từng bước vững chắc, phù hợp với nghệ thuật tác chiến của bộ đội địa phương và lực lượng chủ lực cơ động đứng chân trên địa bàn. Quá trình xây dựng, cần thực hiện đúng quy trình, từ khâu khảo sát, quy hoạch, lập dự án, thiết kế, thẩm định, phê duyệt đến triển khai thực hiện, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu đưa vào hoạt động từng hạng mục công trình và ngụy trang giữ bí mật, phục vụ nhiệm vụ cả trước mắt cũng như lâu dài. Để khắc phục việc ngân sách chưa thể bảo đảm ngay một lúc, các địa phương cần ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thiết yếu, quan trọng trước, như: Sở chỉ huy, căn cứ chiến đấu, khu vực phòng thủ then chốt,… từng bước hoàn thiện các công trình còn lại theo kế hoạch, lộ trình đã xác định. Ngoài ra, cơ quan quân sự các tỉnh, thành phố cần chủ động khảo sát, xây dựng kế hoạch động viên quốc phòng, kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh của từng địa phương,... để đưa vào diễn tập, kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện.

Cùng với đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa bàn, các quân khu cần phối hợp, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh về mọi mặt, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Chú trọng đổi mới nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ các cấp; tập trung diễn tập các trạng thái khẩn cấp về quốc phòng, động viên quốc phòng, thiết quân luật, chống khủng bố, đánh chiếm lại mục tiêu, giải thoát con tin trong chống bạo loạn lật đổ, v.v. Gắn kết chặt chẽ giữa diễn tập phòng thủ dân sự, phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn với diễn tập tác chiến khu vực phòng thủ cấp tỉnh, thành phố cũng như với cấp chiến dịch, chiến lược trên từng hướng, địa bàn nhằm nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và xử trí các tình huống có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, điều chỉnh phương án phòng thủ dân sự, quyết tâm tác chiến phòng thủ tỉnh, thành phố, quân khu cho phù hợp với yêu cầu xây dựng, bảo vệ địa bàn.

Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ngày càng vững chắc là chủ trương chiến lược và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Vì thế, cùng với phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, địa phương từ Trung ương đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị toàn quân cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này trong tình hình mới.

Thượng tướng NGUYỄN PHƯƠNG NAM, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam
________________

1 - Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề