Phân NPK được xếp vào nhóm phân hóa học vi

Ngày hỏi:31/10/2019

Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT được quy định như thế nào?

  • Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT [Có hiệu lực từ 01/01/2020] thì nội dung này được quy định như sau:

    Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất

    a] Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này;

    b] Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên [không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp] và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này;

    c] Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên [không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp] và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích, có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Quy chuẩn này.

    Trân trọng!


Phân NPK, phân Urê thuộc nhóm phân nào?

A.   Phân hóa học

B.   Phân vi sinh

C.   Phân hữu cơ

D.   Phân chuồng

Các câu hỏi tương tự

Những loại phân  bón nào thuộc nhóm phân bón hóa học?

A.Phân vi sinh ,phân rác ,phân lân.

B.Phân chuồng, phân xanh , phân lân , phân đạm.

C.Phân chuồng, phân xanh , phân rác ,phân bắc .

D. Phân đạm , phân lân , phân kali , phân  NPK.

Câu 11. Các loại phân bón dưới đây thuộc nhóm phân bón hữu cơ là

A.   Phân gà, cây bèo dâu, khô dầu dừa, phân bò.

B.   phân trâu, urê, phân NPK, cây muồng muồng.

C.   phân NPK, DAP [diamon photphat], phân bò.

D.   than bùn, phân rác, urê, phân NPK.

Câu 12. Phân trâu bò, cây muồng muồng, cây trầu bà, khô dầu dừa, thuộc nhóm:

A.Phân hóa học               B. Phân vi sinh          C. Phân hữu cơ          D. Phân chuồng

Câu 13. Ưu điểm của biện pháp hóa học là:

A.Làm ô nhiễm môi trường.                                   B.Giết chết các sinh vật ở ruộng.

C.Gây ngộ độc cho người, vật nuôi, cây trồng.      D. Hiệu quả cao

Câu 14. Bón phân hợp lí cho cây lúa thì cây lúa sẽ:

A. Cho năng suất cao                           B. Dễ bị thối rễ

C. Phát triển kém                                  D. Dễ bệnh cháy lá

Câu 15. Phân đạm có đặc điểm gì?

A. Khó vận chuyển, bảo quản                        B. Dễ hòa tan trong nước

C. Không hòa tan trong nước                          D. Ít chất dinh dưỡng

Câu 16. Căn cứ vào hình thức bón người ta có các cách bón sau:

A. Bón rãi [vãi], bón theo hàng.

B. Bón theo hốc, phun trên lá .

C. Bón rãi [vãi], bón theo hàng, bón theo hốc

D. Bón rãi [vãi], bón theo hàng, bón theo hốc, phun trên lá .

Câu 17.Phần rắn của đất trồng gồm:

A. Chất lỏng, chất khíB. Chất lỏng, chất vô cơ

C. Chất vô cơ, chất hữu cơ D. Chấtkhí, chất hữu cơ

Phân bón NPKPhân bón Đạm Lân Kali, Nitơ, Phosphate, Kali, Phân bón tổng hợp.

⇒ Phân NPK thuộc nhóm phân hóa học

Vote 5* + cảm ơn nha

Cho mk ctlhn nha

Trang chủ » Hóa Học lớp 9 » Thành phần của phân bón hóa học – Phân đơn, phân kép và phân vi lượng

Trong ngành trồng trọt, phân bón hóa học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Vậy phân bón hóa học gồm những nguyên tố nào? Thế nào là phân bón đơn, phân bón kép và phân bón vi lượng? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Một số loại phân bón hóa học

phan-bon-hoa-hoc

Phân bón hóa học

I. Những nhu cầu của cây trồng

1. Thành phần của thực vật

Trong thực vật, nước chiếm tỉ lệ khoảng 90%. Thành phần còn lại khoảng 10% được gọi là chất khô.

Trong chất khô có:

  • 99% là các nguyên tố: C, H, O, N, K, Ca, P, S, Mg
  • 1% là các nguyên tố vi lượng: B, Cu, Fe, Zn, Mn…

2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật

Vai trò của phân bón hóa học

vai-tro-cua-phan-bon-hoa-hoc

a] Các nguyên tố C, H, O: là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật [xenlulozơ, đường, tinh bột]. Thực vật tổng hợp gluxit từ CO2 không khí và H2O với phản ứng quang hợp.

b] Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh. Thực vật lấy N chủ yếu từ muối nitrat.

c] Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật. Thực vật hấp thụ P dưới dạng muối đihiđrophotphat tan.

d] Nguyên tố S: giúp thực vật tổng hợp nên protein. Thực vật hấp thụ S dưới dạng muối sunfat tan.

e] Các nguyên tố Ca, Mg: cần cho thực vật để sản sinh diệp lục cho quá trình quang hợp.

f] Các nguyên tố vi lượng: là những chất cần thiết cho sự phát triển của thực vật.

II. Những loại phân bón hóa học thường dùng

Hiện nay, những dạng phân bón hóa học thường dùng là phân bón đơn và phân bón kép. Ngoài ra, còn có phân bón vi lượng.

1. Phân bón đơn

Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm [N], lân [P], kali [K].

a] Phân đạm

Một số loại loại phân đạm thường dùng trong nông nghiệp:

  • Phân urê [NH2]2CO: chứa 46% N, tan trong nước.
  • Phân amoni nitrat NH4NO3: chứa 35% N, tan trong nước.
  • Phân amoni sunfat [NH4]2SO4: chứa 21% N, tan trong nước.

Phân đạm Cà Mau

phan-dam

b] Phân lân

Một số loại loại phân lân thường dùng trong nông ngiệp:

– Photphat tự nhiên: là phân lân chưa qua chế biến hóa học. Photphat tự nhiên có thành phần chính là Ca3[PO4]2, không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.

– Supephotphat: là phân lân đã qua chế biến hóa học. Supephotphat có thành phần chính là Ca[H2PO4]2, tan trong nước.

Phân lân Supephotphat

phan-lan

c] Phân kali

Một số loại loại phân kali thường dùng trong nông ngiệp:

Hai loại phân kali này đều rất dễ tan trong nước.

Phân kali

phan-kali

2. Phân bón kép

– Phân bón kép là phân bón chứa 2 hay cả 3 nguyên tố dinh dưỡng là đạm [N], lân [P] và kali [K].

– Phân bón kép được tạo ra bằng cách:

Trộn các phân đơn theo một tỉ lệ thích hợp phù hợp với từng loại cây trồng.

  • Ví dụ: phân NPK gồm: NH4NO3, [NH4]2HPO4 và KCl.

Tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

  • Ví dụ: phân KNO3 [đạm và kali], [NH4]2HPO4 [đạm và lân]…

Phân bón kép NPK

phan-kali

3. Phân bón vi lượng

Phân bón vi lượng là phân bón có chứa một số nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu… Cây trồng cần rất ít những nguyên tố này nhưng lại rất quan trọng cho sự phát triển của chúng.

Giải bài tập về phân bón hóa học

Câu 1. Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, [NH4]2SO4, Ca3[PO4]2, Ca[H2PO4]2, [NH4]2HPO4, KNO3.

a] Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón kể trên.

b] Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân đơn và phân kép.

c] Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK?

Bài làm:

a] Tên hóa học của những phân bón:

  • KCl: kali clorua
  • NH4NO3: amoni nitrat
  • NH4Cl: amoni clorua
  • [NH4]2SO4: amoni sunfat
  • Ca3[PO4]2: canxi photphat
  • Ca[H2PO4]2: canxi đihiđrophotphat
  • [NH4]2HPO4: amoni hiđrophotphat
  • KNO3: kali nitrat

b] Những phân bón đơn: KCl, NH4NO3, NH4Cl, [NH4]2SO4, Ca3[PO4]2, Ca[H2PO4]2.

Những phân bón kép: NH4H2PO4, KNO3.

c] Trộn các phân bón đơn KCl, NH4NO3, [NH4]2HPO4theo tỉ lệ thích hợp, ta được phân bón kép NPK.

Câu 2. Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat [phân lân] Ca[H2PO4]2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.

Bài làm:

– Hòa tan mỗi mẫu phân bón vào nước, ta được 3 dung dịch tương ứng.

– Cho dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2 lần lượt vào 3 dung dịch, đun nhẹ và quan sát hiện tượng.

  • Mẫu nào có khí mùi khai thoát ra là NH4NO3

2NH4NO3 + Ca[OH]2 → Ca[NO3]2 + 2NH3 ↑ + H2O

  • Mẫu nào có kết tủa xuất hiện là Ca[H2PO4]2

2Ca[OH]2 + Ca[H2PO4]2 → Ca3[PO4]2 ↓ + H2O

  • Còn lại, mẫu không có hiện tượng gì là KCl.

Câu 3. Một người làm vườn đã dùng 500 g [NH4]2SO4 để bón rau.

a] Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?

b] Tính thành phần % của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.

c] Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.

Bài làm:

a] Nguyên tố dinh dưỡng có trong loại phân này là N.

b] Thành phần % của nguyên tố dinh dưỡng N trong phân bón là:

%N = [28 x 100] /132 = 21,2 %

c] Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau

mN = [500 x 21,2] /100= 106,05 g.

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi! Chúc các bạn học tốt và đạt nhiều điểm cao nhé!

Video liên quan

Chủ Đề