Nhược điểm của kế hoạch Nava mà Pháp -- Mĩ đề ra ở Đông Dương (1953) là gì

Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường Đông Dương có chuyển biến căn bản theo hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đặc biệt là với các đòn tiến công chiến lược của quân ta trên các địa bàn trọng điểm: Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Cămpuchia, Tây Nguyên đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó và làm phá sản bước đầu mưu đồ tập trung lực lượng của kế hoạch Nava. Trên chiến trường Điện Biên Phủ, từ chỗ không có kế hoạch Nava, nhưng trước các đòn tiến công của ta buộc thực dân Pháp phải huy động một lực lượng lớn binh lực để tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Nhận định đây là trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, là thời cơ thuận lợi cho ta sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Vì vậy, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm: “Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành thắng lợi”.

 
Đại tướng thăm hầm tướng De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tháng 4/2004. Ảnh: P.V  

Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh dài gần 18 km, rộng từ 6 - 7 km, nằm gần biên giới Việt - Lào, trên một đầu mối giao thông quan trọng, có đường đi sang Lào. Thực hiện mưu đồ đối với Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã huy động một lực lượng lớn quân viễn chinh gồm 16.200 lính tinh nhuệ; 48 khẩu pháo, cối các loại từ 75 đến 120 li; xây dựng và mở rộng 2 sân bay với hàng trăm máy bay [trong đó có 43 máy bay ném bom]. Tập đoàn cứ điểm được bố trí thành 3 phân khu: Bắc - Trung - Nam, với 49 cứ điểm liên hoàn, với hệ thống công sự và hàng rào dây thép gai kiên cố. Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc đi trước để chuẩn bị chiến trường đã đề nghị phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh” nhằm tranh thủ địch vừa tăng cường lực lượng, đứng chân chưa vững, ta tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ trong “3 đêm 2 ngày”. Đại tướng Vi Quốc Thanh - Trưởng phái đoàn quân sự Trung Quốc khuyên ta: “Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng cường thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng không còn điều kiện công kích quân địch nữa”. Để chuẩn bị và bảo đảm cho thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã huy động hàng chục vạn dân công, hàng vạn thanh niên xung phong, ngày đêm vượt qua đèo cao, núi dốc, vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù để vận chuyển lương thực, vũ khí cho bộ đội đánh giặc và phá bom nổ chậm của địch, mở đường đến các trận địa. Hàng chục khẩu pháo các loại và hàng vạn bộ đội đã bí mật vào vị trí tập kết, sẵn sàng chờ mệnh lệnh “khai hỏa” vào 17 giờ ngày 25/01/1954.

Cuối tháng 12/1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi lên đường ra mặt trận, tại Thủ đô kháng chiến ở Tân Trào, Đại tướng đã đến chào Bác Hồ. Bác Hồ hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường,có gì trở ngại không?”. Đại tướng trả lời: “Các đồng chí Tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị đều đã có mặt trên đó. Sẽ tổ chức cơ quan tiền phương của Bộ tư lệnh để chỉ đạo chiến trường toàn Quốc, kể cả Bộ đội tình nguyện ở Lào và Cămpuchia. Anh Nguyễn Chí Thanh và anh Văn Tiến Dũng ở lại khu căn cứ, phụ trách mặt trận đồng bằng Bắc bộ. Chỉ trở ngại là ở xa có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ chính trị”. Nghe vậy, Bác Hồ nói với Đại tướng: “Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Chia tay Đại tướng, Bác Hồ căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Thực sự đây là vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm hết sức nặng nề của Đại tướng đối với Đảng, nhân dân và quân đội ta.

Mọi công việc chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần cho trận đánh được triển khai theo phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh” đã hoàn tất. Nhưng trước ngày nổ súng Đại tướng nhận thấy địch không ngừng củng cố công sự ngày càng vững chắc, không còn ở thế phòng ngự dã chiến như ban đầu. Về phía ta, Đại tướng cho rằng có 3 khó khăn nổi lên. Một là: Bộ đôi chủ lực của ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là Tiểu đoàn địch tăng cường có công sự vững chắc, nhưng cũng có những trận không thành công, bộ đội thương vong nhiều. Hai là: Trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng, nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh - pháo binh với quy mô lớn đầu tiên mà lại chưa qua diễn tập. Ba là: Bộ đội ta từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, chủ lực của ta chưa có kinh nghiệm tấn công ban ngày trên địa bàn bằng phẳng với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng, trận đánh lại diễn ra trên bình diện với chiều dài khoảng 18 km và rộng từ 6 -7 km. Mặc dù mấy vạn quân đã dàn trận, đạn dã lên nòng, sẵn sàng “Dội lửa” lên đầu kẻ thù vào 17 giờ ngày 25/01/1954 như kế hoạch đã định. Nhưng Đại tướng quyết định dừng lại cho lui quân về vị trí tập kết, kéo pháo ra để chuẩn bị trận địa đánh theo phương án mới. Trao đổi với Đại tướng Vi Quốc Thanh - Trưởng phái đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc về quyết định của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “Đánh chắc, tiến chắc””. Với trách nhiệm trước Đảng, trước lời căn dặn của Bác Hồ và nhất là trách nhiệm trước sinh mệnh của cán bộ, chiến sỹ trên chiến trường; Sau 11 ngày đêm theo giỏi, suy nghĩ và tính toán, với nhãn quan thiên tài quân sự, với bản lĩnh và kinh nghiệm, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi đến kết luận: Đánh theo cách này nhất định thất bại và quyết định chuyển sang phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”. Với cách đánh này, quân ta sẽ đánh dần từng bước, tiêu diệt từng bộ phận quân địch theo lối “Bóc vỏ”, dồn địch vào tình thế ngày càng bị động, khốn quẩn để tiêu diệt chúng.

Quyết định thay đổi phương châm và kế hoạch đã được triển khai, sau đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo về Trung ương Đảng bằng thư hỏa tốc. Quyết định của Đại tướng được Bác Hồ và Bộ Chính trị nhất trí và tiếp tục động viên hậu phương đem toàn lực chi viện cho tiền tuyến đánh thắng. Thay đổi phương châm tác chiến từ phương châm: “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” là một “Quyết định lịch sử” của một vị tướng tài năng quân sự kiệt xuất, giàu bản lĩnh, kinh nghiệm và đầy bản chất nhân văn. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đó là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”. Nhưng đây là quyết định sáng suốt và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi cuộc chiến tranh. Đánh giá về quyết định lịch sử này, tướng Lê Trọng Tấn, trong dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên, nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ”. Còn tướng Vương Thừa Vũ nhận xét: “Nếu theo cách đánh cũ, thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể bị kéo dài thêm tới 10 năm”. Trong tác phẩm “Võ Nguyên Giáp, một sự đánh giá”, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Peter MacDonald [người Anh] đã viết: “Điều làm Điện Biên Phủ nổi tiếng chính là ở cách đánh, ở tiến trình phát triển cuộc chiến cũng như kết cục và những hệ quả mà nó dẫn đến... Tất cả những điều đó đã khiến Điện Biên Phủ trở thành trận đánh quyết định của mọi thời đại và đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp vào sử sách”.

Thắng lợi của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi to lớn nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. “Được ghi vào lịch sử Việt Nam như một trong những chiến công chói lọi nhất, một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỷ XX. Được ghi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa nô dịch thuộc địa”. Thắng lợi đó bắt nguồn từ đường lối kháng chiến đúng đắn của Đảng, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, sáng tạo của quân đội và nhân dân ta, gắn liền với tên tuổi và sự đóng góp kiệt xuất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thắng lợi đó buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, mở ra bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam, miền Bắc được giải phóng, tiến lên cách mạng XHCN và trở thành hậu phương vững chắc để tiếp tục thực hiện thắng lợi “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” - Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân 1975.

Trương Văn Nhỏ

[Bqp.vn] - Cách đây 65 năm, tại Điện Biên Phủ - một cánh đồng lòng chảo trên miền rừng núi Tây Bắc Việt Nam, đã diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với đội quân xâm lược Pháp. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành một trong những chiến công chói lọi bằng vàng như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc; là kết quả sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nắm chắc tình hình, kịp thời đề ra chủ trương chiến lược đúng đắn; lựa chọn mục tiêu tác chiến phù hợp, có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 giành thắng lợi quyết định đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định về chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Giữa năm 1953, để cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn trên chiến trường Đông Dương, với sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng làm cơ sở thực hiện “một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh”. Trước âm mưu và hành động mới của địch, cuối tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, xác định phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch. Hướng Tây Bắc được chọn là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể có thể thay đổi cho phù hợp. Phương châm tác chiến được Bộ Chính trị xác định là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.

Trên cơ sở phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến đã được xác định, ta đã từng bước khắc chế, buộc địch phải thay đổi Kế hoạch Nava. Ý đồ của địch là tập trung lực lượng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với bộ đội chủ lực ta, nhằm đè bẹp chiến tranh du kích và uy hiếp vùng tự do. Tuy nhiên, ta không đưa lực lượng đối đầu với địch ở đồng bằng mà chủ động mở các cuộc tiến công chiến lược lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Cam-pu-chia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào, buộc địch phải bị động đối phó. Khối cơ động chiến lược của Pháp bị chia nhỏ, phân tán trên nhiều chiến trường. Như vậy, ta đã điều được lực lượng địch, thu hút chúng đến những chiến trường có lợi cho ta, bảo vệ được vùng tự do và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Mặt khác, ta đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa tác chiến tập trung của các binh đoàn chủ lực với chiến tranh du kích rộng khắp, giữa mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch và với chiến trường hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Thực hiện Kế hoạch Nava, thực dân Pháp muốn chủ trương chuẩn bị một trận “tổng giao chiến” mang tính quyết định trên một chiến trường do chúng lựa chọn. Tuy nhiên, bằng cuộc tiến công lên Tây Bắc, ta đã buộc địch phải điều chỉnh kế hoạch, vội vã ném những đơn vị tinh nhuệ nhất của chúng xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Đây là vị trí cô lập, xa căn cứ hậu phương của địch, mọi sự tiếp tế đều dựa vào đường hàng không, nếu bị triệt phá thì khó duy trì khả năng chiến đấu. Mặt khác, thời tiết và địa hình rừng núi ở Điện Biên Phủ hạn chế việc phát huy ưu thế về không quân, pháo binh. Trong khi đó, lực lượng ta gồm những đơn vị chủ lực có ưu thế tuyệt đối về chính trị - tinh thần và đã có sự chuẩn bị về nhiều mặt, bên cạnh đó là hậu phương rộng lớn với khí thế cách mạng sôi nổi, sẵn sàng chi viện tiền tuyến đánh giặc.

Trước hình hình đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan về nhiều mặt thuận lợi, khó khăn, thế và lực của cả ta và địch, Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một quyết tâm đầy bản lĩnh vì ta chấp nhận giao chiến ở nơi kẻ thù có lực lượng mạnh nhất, và thắng lợi ở trận chiến này sẽ có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến tranh.

Như vậy, ta đã chủ động tạo ra thời cơ và chủ động nắm lấy thời cơ, buộc địch phải bị động giao chiến trên một chiến trường do ta lựa chọn. Thắng lợi vang dội Điện Biên Phủ đã chứng minh chủ trương chiến lược và sự lựa chọn mục tiêu tác chiến của ta là đúng đắn, phù hợp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Hai là, kịp thời thay đổi phương châm tác chiến - yếu tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/11/1953, Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh do Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái dẫn đầu lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi với đoàn có Cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh trong đoàn cố vấn Trung Quốc và cán bộ phiên dịch. Sau thời gian nắm bắt tình hình, cân nhắc hai phương án: bao vây đánh dần từng bước hay tiến công tiêu diệt nhanh, Đoàn đưa ra chủ trương “nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch”, tranh thủ thời cơ địch chưa kịp xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm, đánh sớm và đánh nhanh để giành thắng lợi.

Ngày 5/1/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch, cùng Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên đường ra mặt trận. Ngày 14/1, tại Hội nghị cán bộ chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì, tất cả đều tán thành chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”, tin tưởng rằng ta có thể nhanh chóng giành thắng lợi trong vài ngày đêm. Thời gian nổ súng được xác định là ngày 20/1/1954. Dự kiến chiến dịch diễn ra trong 2 ngày 3 đêm chiến đấu liên tục. Tuy nhiên, sau bảy ngày, pháo vẫn chưa vào đến vị trí quy định, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định lùi ngày nổ súng tiến công đến 17 giờ ngày 25/1. Đến gần ngày N, thời gian nổ súng tiến công lại được quyết định lùi đến ngày 26/1.

Trong quá trình tổ chức chuẩn bị thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, ta có điều kiện nắm chắc hơn tình hình tập đoàn cứ điểm. Lực lượng địch lúc này đã tăng lên 13 tiểu đoàn, trận địa phòng ngự được xây dựng vững chắc, phía tây có thêm 2 vị trí mới, đồi Độc Lập được tăng cường thêm lực lượng và tổ chức thành cụm cứ điểm, phân khu Hồng Cúm được tổ chức thành cụm cứ điểm mạnh, có khả năng chi viện cho phân khu trung tâm.

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa của địch đã thay đổi, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định “không thể đánh theo kế hoạch đã định… Nếu đánh là thất bại”. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Theo đó, hoãn cuộc tiến công theo kế hoạch, bộ đội toàn tuyến được lệnh rút về vị trí tập kết, kéo pháo ra; mọi công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Sau khi được báo cáo, Bộ Chính trị đã nhất trí cho đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Sau khi thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, công tác chuẩn bị cho một chiến dịch dài ngày phải tổ chức lại với vô vàn khó khăn, thử thách. Nhưng đó là công việc cần thiết để bảo đảm cho thắng lợi của một trận quyết chiến chiến lược. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí với biết bao hi sinh, mất mát, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành toàn thắng vào chiều ngày 7/5/1954. Chiến thắng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo chiến dịch với quyết định thay đổi phương châm tác chiến vô cùng bản lĩnh và sắc sảo của Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng chiến dịch - Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Có thể khẳng định, sự thay đổi đó là một nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.

Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả Ngạn, đến Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam bộ… đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Bên cạnh đó, các lực lượng thanh niên, phụ nữ khắp mọi miền đất nước đều tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian, binh, địch vận… phối hợp với Điện Biên Phủ.

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Trong khi đó, miền Tây Bắc vừa được giải phóng, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, nhân dân ta đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền”. Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy.

Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc.

Bên cạnh tinh thần đại đoàn kết và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn thể dân tộc, đặc biệt là các chiến sĩ xung kích ngoài mặt trận, trực tiếp sống mái với quân thù.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hi sinh. Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân, trong đó có nhiều gia đình cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, Bác Hồ và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó, thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ, tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của chiến dịch.

Bốn là, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại

Phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của một cường quốc có tiềm lực hơn ta gấp nhiều lần là một thử thách cực kỳ to lớn với dân tộc Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, với một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta, vừa mới giành được độc lập với muôn vàn khó khăn chồng chất, chúng ta sẽ tiến hành cuộc kháng chiến như thế nào, lấy đâu sức mạnh để đánh giặc?

Với truyền thống anh dũng chống ngoại xâm trong lịch sử, ý chí quật cường của cả dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam một lần nữa được phát huy cao độ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù xâm lược, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,dựa vào sức mình là chính, với tinh thần tự lực, tự cường, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, từng bước giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc trường kỳ kháng chiến. Bên cạnh đó, chúng ta luôn chú trọng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, làm nhân lên sức mạnh của ta trên con đường đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, Đảng ta luôn coi trọng sự đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia anh em. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó đã làm cho sức mạnh chiến đấu của ba dân tộc được nhân lên gấp bội, còn kẻ thù thì phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên khắp chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi ở mặt trận chính Điện Biên Phủ.

Với quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và luôn kiên định thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nên từ năm 1950, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, và đặc biệt là của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân ta đang tiến hành. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”.

Cùng với chi viện về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn giúp đỡ huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức về tác chiến, cử cố vấn sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 1.700 tấn gạo [bằng 6,8% tổng số gạo dùng trong chiến dịch], 3.600 viên đạn 105 mm cùng 24 khẩu pháo [chiếm 18% tổng số đạn 105 mm dùng trong chiến dịch; một tiểu đoàn DKZ 75, một tiểu đoàn Kachiusa [của Liên Xô] cùng 1.136 viên đạn. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chính bằng sức mạnh ấy, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự hội tụ của nhiều nhân tố hợp thành, nhưng ngọn nguồn sâu xa của những nhân tố đó chính là bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, được thể hiện qua sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bác Hồ, của những vị chỉ huy tài ba, mưu lược cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam, có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bản lĩnh và trí tuệ ấy vẫn luôn là tiềm năng quý giá của dân tộc ta, cần được khơi dậy và phát huy để tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp, đưa sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đi đến thành công.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam nguồn: TTXVN

Page 2

[Bqp.vn] - Cách đây 65 năm, tại Điện Biên Phủ - một cánh đồng lòng chảo trên miền rừng núi Tây Bắc Việt Nam, đã diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với đội quân xâm lược Pháp. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành một trong những chiến công chói lọi bằng vàng như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc; là kết quả sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nắm chắc tình hình, kịp thời đề ra chủ trương chiến lược đúng đắn; lựa chọn mục tiêu tác chiến phù hợp, có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 giành thắng lợi quyết định đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định về chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Giữa năm 1953, để cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn trên chiến trường Đông Dương, với sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng làm cơ sở thực hiện “một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh”. Trước âm mưu và hành động mới của địch, cuối tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, xác định phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch. Hướng Tây Bắc được chọn là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể có thể thay đổi cho phù hợp. Phương châm tác chiến được Bộ Chính trị xác định là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.

Trên cơ sở phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến đã được xác định, ta đã từng bước khắc chế, buộc địch phải thay đổi Kế hoạch Nava. Ý đồ của địch là tập trung lực lượng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với bộ đội chủ lực ta, nhằm đè bẹp chiến tranh du kích và uy hiếp vùng tự do. Tuy nhiên, ta không đưa lực lượng đối đầu với địch ở đồng bằng mà chủ động mở các cuộc tiến công chiến lược lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Cam-pu-chia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào, buộc địch phải bị động đối phó. Khối cơ động chiến lược của Pháp bị chia nhỏ, phân tán trên nhiều chiến trường. Như vậy, ta đã điều được lực lượng địch, thu hút chúng đến những chiến trường có lợi cho ta, bảo vệ được vùng tự do và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Mặt khác, ta đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa tác chiến tập trung của các binh đoàn chủ lực với chiến tranh du kích rộng khắp, giữa mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch và với chiến trường hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Thực hiện Kế hoạch Nava, thực dân Pháp muốn chủ trương chuẩn bị một trận “tổng giao chiến” mang tính quyết định trên một chiến trường do chúng lựa chọn. Tuy nhiên, bằng cuộc tiến công lên Tây Bắc, ta đã buộc địch phải điều chỉnh kế hoạch, vội vã ném những đơn vị tinh nhuệ nhất của chúng xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Đây là vị trí cô lập, xa căn cứ hậu phương của địch, mọi sự tiếp tế đều dựa vào đường hàng không, nếu bị triệt phá thì khó duy trì khả năng chiến đấu. Mặt khác, thời tiết và địa hình rừng núi ở Điện Biên Phủ hạn chế việc phát huy ưu thế về không quân, pháo binh. Trong khi đó, lực lượng ta gồm những đơn vị chủ lực có ưu thế tuyệt đối về chính trị - tinh thần và đã có sự chuẩn bị về nhiều mặt, bên cạnh đó là hậu phương rộng lớn với khí thế cách mạng sôi nổi, sẵn sàng chi viện tiền tuyến đánh giặc.

Trước hình hình đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan về nhiều mặt thuận lợi, khó khăn, thế và lực của cả ta và địch, Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một quyết tâm đầy bản lĩnh vì ta chấp nhận giao chiến ở nơi kẻ thù có lực lượng mạnh nhất, và thắng lợi ở trận chiến này sẽ có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến tranh.

Như vậy, ta đã chủ động tạo ra thời cơ và chủ động nắm lấy thời cơ, buộc địch phải bị động giao chiến trên một chiến trường do ta lựa chọn. Thắng lợi vang dội Điện Biên Phủ đã chứng minh chủ trương chiến lược và sự lựa chọn mục tiêu tác chiến của ta là đúng đắn, phù hợp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Hai là, kịp thời thay đổi phương châm tác chiến - yếu tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/11/1953, Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh do Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái dẫn đầu lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi với đoàn có Cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh trong đoàn cố vấn Trung Quốc và cán bộ phiên dịch. Sau thời gian nắm bắt tình hình, cân nhắc hai phương án: bao vây đánh dần từng bước hay tiến công tiêu diệt nhanh, Đoàn đưa ra chủ trương “nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch”, tranh thủ thời cơ địch chưa kịp xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm, đánh sớm và đánh nhanh để giành thắng lợi.

Ngày 5/1/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch, cùng Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên đường ra mặt trận. Ngày 14/1, tại Hội nghị cán bộ chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì, tất cả đều tán thành chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”, tin tưởng rằng ta có thể nhanh chóng giành thắng lợi trong vài ngày đêm. Thời gian nổ súng được xác định là ngày 20/1/1954. Dự kiến chiến dịch diễn ra trong 2 ngày 3 đêm chiến đấu liên tục. Tuy nhiên, sau bảy ngày, pháo vẫn chưa vào đến vị trí quy định, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định lùi ngày nổ súng tiến công đến 17 giờ ngày 25/1. Đến gần ngày N, thời gian nổ súng tiến công lại được quyết định lùi đến ngày 26/1.

Trong quá trình tổ chức chuẩn bị thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, ta có điều kiện nắm chắc hơn tình hình tập đoàn cứ điểm. Lực lượng địch lúc này đã tăng lên 13 tiểu đoàn, trận địa phòng ngự được xây dựng vững chắc, phía tây có thêm 2 vị trí mới, đồi Độc Lập được tăng cường thêm lực lượng và tổ chức thành cụm cứ điểm, phân khu Hồng Cúm được tổ chức thành cụm cứ điểm mạnh, có khả năng chi viện cho phân khu trung tâm.

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa của địch đã thay đổi, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định “không thể đánh theo kế hoạch đã định… Nếu đánh là thất bại”. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Theo đó, hoãn cuộc tiến công theo kế hoạch, bộ đội toàn tuyến được lệnh rút về vị trí tập kết, kéo pháo ra; mọi công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Sau khi được báo cáo, Bộ Chính trị đã nhất trí cho đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Sau khi thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, công tác chuẩn bị cho một chiến dịch dài ngày phải tổ chức lại với vô vàn khó khăn, thử thách. Nhưng đó là công việc cần thiết để bảo đảm cho thắng lợi của một trận quyết chiến chiến lược. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí với biết bao hi sinh, mất mát, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành toàn thắng vào chiều ngày 7/5/1954. Chiến thắng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo chiến dịch với quyết định thay đổi phương châm tác chiến vô cùng bản lĩnh và sắc sảo của Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng chiến dịch - Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Có thể khẳng định, sự thay đổi đó là một nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.

Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả Ngạn, đến Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam bộ… đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Bên cạnh đó, các lực lượng thanh niên, phụ nữ khắp mọi miền đất nước đều tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian, binh, địch vận… phối hợp với Điện Biên Phủ.

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Trong khi đó, miền Tây Bắc vừa được giải phóng, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, nhân dân ta đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền”. Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy.

Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc.

Bên cạnh tinh thần đại đoàn kết và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn thể dân tộc, đặc biệt là các chiến sĩ xung kích ngoài mặt trận, trực tiếp sống mái với quân thù.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hi sinh. Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân, trong đó có nhiều gia đình cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, Bác Hồ và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó, thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ, tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của chiến dịch.

Bốn là, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại

Phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của một cường quốc có tiềm lực hơn ta gấp nhiều lần là một thử thách cực kỳ to lớn với dân tộc Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, với một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta, vừa mới giành được độc lập với muôn vàn khó khăn chồng chất, chúng ta sẽ tiến hành cuộc kháng chiến như thế nào, lấy đâu sức mạnh để đánh giặc?

Với truyền thống anh dũng chống ngoại xâm trong lịch sử, ý chí quật cường của cả dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam một lần nữa được phát huy cao độ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù xâm lược, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,dựa vào sức mình là chính, với tinh thần tự lực, tự cường, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, từng bước giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc trường kỳ kháng chiến. Bên cạnh đó, chúng ta luôn chú trọng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, làm nhân lên sức mạnh của ta trên con đường đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, Đảng ta luôn coi trọng sự đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia anh em. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó đã làm cho sức mạnh chiến đấu của ba dân tộc được nhân lên gấp bội, còn kẻ thù thì phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên khắp chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi ở mặt trận chính Điện Biên Phủ.

Với quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và luôn kiên định thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nên từ năm 1950, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, và đặc biệt là của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân ta đang tiến hành. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”.

Cùng với chi viện về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn giúp đỡ huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức về tác chiến, cử cố vấn sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 1.700 tấn gạo [bằng 6,8% tổng số gạo dùng trong chiến dịch], 3.600 viên đạn 105 mm cùng 24 khẩu pháo [chiếm 18% tổng số đạn 105 mm dùng trong chiến dịch; một tiểu đoàn DKZ 75, một tiểu đoàn Kachiusa [của Liên Xô] cùng 1.136 viên đạn. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chính bằng sức mạnh ấy, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự hội tụ của nhiều nhân tố hợp thành, nhưng ngọn nguồn sâu xa của những nhân tố đó chính là bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, được thể hiện qua sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bác Hồ, của những vị chỉ huy tài ba, mưu lược cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam, có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bản lĩnh và trí tuệ ấy vẫn luôn là tiềm năng quý giá của dân tộc ta, cần được khơi dậy và phát huy để tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp, đưa sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đi đến thành công.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam nguồn: TTXVN

Page 3

[Bqp.vn] - Cách đây 65 năm, tại Điện Biên Phủ - một cánh đồng lòng chảo trên miền rừng núi Tây Bắc Việt Nam, đã diễn ra trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với đội quân xâm lược Pháp. Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực chiến tranh cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã trở thành một trong những chiến công chói lọi bằng vàng như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc; là kết quả sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó có bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Điều đó được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, nắm chắc tình hình, kịp thời đề ra chủ trương chiến lược đúng đắn; lựa chọn mục tiêu tác chiến phù hợp, có ý nghĩa quyết định giành thắng lợi

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao của Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 giành thắng lợi quyết định đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Trong thắng lợi đó, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam được thể hiện rõ qua những quyết định về chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch.

Giữa năm 1953, để cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn trên chiến trường Đông Dương, với sự giúp sức của Mỹ, thực dân Pháp đề ra và thực hiện Kế hoạch Nava nhằm xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi quyết định về quân sự trong vòng 18 tháng làm cơ sở thực hiện “một giải pháp chính trị thích hợp để giải quyết chiến tranh”. Trước âm mưu và hành động mới của địch, cuối tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bàn nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, xác định phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh sâu vào vùng tự do của ta; trong lúc đó, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch. Hướng Tây Bắc được chọn là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Tuy nhiên, tùy tình hình cụ thể có thể thay đổi cho phù hợp. Phương châm tác chiến được Bộ Chính trị xác định là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”.

Trên cơ sở phương hướng chiến lược và chủ trương tác chiến đã được xác định, ta đã từng bước khắc chế, buộc địch phải thay đổi Kế hoạch Nava. Ý đồ của địch là tập trung lực lượng lớn ở đồng bằng Bắc Bộ để đối phó với bộ đội chủ lực ta, nhằm đè bẹp chiến tranh du kích và uy hiếp vùng tự do. Tuy nhiên, ta không đưa lực lượng đối đầu với địch ở đồng bằng mà chủ động mở các cuộc tiến công chiến lược lên Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Cam-pu-chia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào, buộc địch phải bị động đối phó. Khối cơ động chiến lược của Pháp bị chia nhỏ, phân tán trên nhiều chiến trường. Như vậy, ta đã điều được lực lượng địch, thu hút chúng đến những chiến trường có lợi cho ta, bảo vệ được vùng tự do và tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Mặt khác, ta đã tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa tác chiến tập trung của các binh đoàn chủ lực với chiến tranh du kích rộng khắp, giữa mặt trận chính diện với mặt trận sau lưng địch và với chiến trường hai nước Lào và Cam-pu-chia.

Thực hiện Kế hoạch Nava, thực dân Pháp muốn chủ trương chuẩn bị một trận “tổng giao chiến” mang tính quyết định trên một chiến trường do chúng lựa chọn. Tuy nhiên, bằng cuộc tiến công lên Tây Bắc, ta đã buộc địch phải điều chỉnh kế hoạch, vội vã ném những đơn vị tinh nhuệ nhất của chúng xuống Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Đây là vị trí cô lập, xa căn cứ hậu phương của địch, mọi sự tiếp tế đều dựa vào đường hàng không, nếu bị triệt phá thì khó duy trì khả năng chiến đấu. Mặt khác, thời tiết và địa hình rừng núi ở Điện Biên Phủ hạn chế việc phát huy ưu thế về không quân, pháo binh. Trong khi đó, lực lượng ta gồm những đơn vị chủ lực có ưu thế tuyệt đối về chính trị - tinh thần và đã có sự chuẩn bị về nhiều mặt, bên cạnh đó là hậu phương rộng lớn với khí thế cách mạng sôi nổi, sẵn sàng chi viện tiền tuyến đánh giặc.

Trước hình hình đó, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan về nhiều mặt thuận lợi, khó khăn, thế và lực của cả ta và địch, Bộ Chính trị quyết định tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là một quyết tâm đầy bản lĩnh vì ta chấp nhận giao chiến ở nơi kẻ thù có lực lượng mạnh nhất, và thắng lợi ở trận chiến này sẽ có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến tranh.

Như vậy, ta đã chủ động tạo ra thời cơ và chủ động nắm lấy thời cơ, buộc địch phải bị động giao chiến trên một chiến trường do ta lựa chọn. Thắng lợi vang dội Điện Biên Phủ đã chứng minh chủ trương chiến lược và sự lựa chọn mục tiêu tác chiến của ta là đúng đắn, phù hợp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Hai là, kịp thời thay đổi phương châm tác chiến - yếu tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/11/1953, Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh do Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái dẫn đầu lên đường đi Tây Bắc. Cùng đi với đoàn có Cố vấn tham mưu Mai Gia Sinh trong đoàn cố vấn Trung Quốc và cán bộ phiên dịch. Sau thời gian nắm bắt tình hình, cân nhắc hai phương án: bao vây đánh dần từng bước hay tiến công tiêu diệt nhanh, Đoàn đưa ra chủ trương “nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch”, tranh thủ thời cơ địch chưa kịp xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm, đánh sớm và đánh nhanh để giành thắng lợi.

Ngày 5/1/1954, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch, cùng Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh lên đường ra mặt trận. Ngày 14/1, tại Hội nghị cán bộ chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì, tất cả đều tán thành chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh”, tin tưởng rằng ta có thể nhanh chóng giành thắng lợi trong vài ngày đêm. Thời gian nổ súng được xác định là ngày 20/1/1954. Dự kiến chiến dịch diễn ra trong 2 ngày 3 đêm chiến đấu liên tục. Tuy nhiên, sau bảy ngày, pháo vẫn chưa vào đến vị trí quy định, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định lùi ngày nổ súng tiến công đến 17 giờ ngày 25/1. Đến gần ngày N, thời gian nổ súng tiến công lại được quyết định lùi đến ngày 26/1.

Trong quá trình tổ chức chuẩn bị thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, ta có điều kiện nắm chắc hơn tình hình tập đoàn cứ điểm. Lực lượng địch lúc này đã tăng lên 13 tiểu đoàn, trận địa phòng ngự được xây dựng vững chắc, phía tây có thêm 2 vị trí mới, đồi Độc Lập được tăng cường thêm lực lượng và tổ chức thành cụm cứ điểm, phân khu Hồng Cúm được tổ chức thành cụm cứ điểm mạnh, có khả năng chi viện cho phân khu trung tâm.

Trước tình hình mới do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa của địch đã thay đổi, ngày 26/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định “không thể đánh theo kế hoạch đã định… Nếu đánh là thất bại”. Tại cuộc họp Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Theo đó, hoãn cuộc tiến công theo kế hoạch, bộ đội toàn tuyến được lệnh rút về vị trí tập kết, kéo pháo ra; mọi công tác chuẩn bị thực hiện theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Sau khi được báo cáo, Bộ Chính trị đã nhất trí cho đây là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Sau khi thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, công tác chuẩn bị cho một chiến dịch dài ngày phải tổ chức lại với vô vàn khó khăn, thử thách. Nhưng đó là công việc cần thiết để bảo đảm cho thắng lợi của một trận quyết chiến chiến lược. Sau 56 ngày đêm chiến đấu vô cùng dũng cảm và mưu trí với biết bao hi sinh, mất mát, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành toàn thắng vào chiều ngày 7/5/1954. Chiến thắng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo chiến dịch với quyết định thay đổi phương châm tác chiến vô cùng bản lĩnh và sắc sảo của Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng chiến dịch - Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Có thể khẳng định, sự thay đổi đó là một nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.

Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng

Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đã mở nhiều chiến dịch lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã được động viên và phát huy. Đến Chiến dịch Điện Biên Phủ, sức mạnh đó đã được phát huy ở mức cao nhất trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Phối hợp với Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta ở khắp các địa phương trên cả nước, từ Tây Bắc, Liên khu 3, Tả Ngạn, đến Bình - Trị - Thiên, Liên khu 5, Nam bộ… đều đẩy mạnh các hoạt động phối hợp, liên tiếp tiến công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai và nhân dân, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng khắp nơi để đối phó. Bên cạnh đó, các lực lượng thanh niên, phụ nữ khắp mọi miền đất nước đều tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh chính trị, phá tề trừ gian, binh, địch vận… phối hợp với Điện Biên Phủ.

Trận quyết chiến Điện Biên Phủ diễn ra ở địa hình rừng núi hiểm trở, xa hậu phương, có nhiều đèo cao, vực sâu, mạng lưới giao thông chiến lược hầu như chưa có. Trong khi đó, miền Tây Bắc vừa được giải phóng, kinh tế chậm phát triển, đời sống của đồng bào còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính vì vậy, để bảo đảm một khối lượng lớn vật chất hậu cần, kỹ thuật cho một chiến dịch lớn chưa từng có và diễn ra dài ngày là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ bản lĩnh và trí tuệ của cả dân tộc.

Trước tình hình đó, Đảng ta đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả hậu phương và tiền tuyến nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu của bộ đội trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch. Với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tính chung trong chiến dịch, nhân dân ta đã “đóng góp 25.560 tấn gạo, 226 tấn muối, 1.909 tấn thực phẩm, 26.453 lượt dân công, 20.991 xe đạp thồ, 1.800 mảng nứa, 756 xe thô sơ, 914 con ngựa thồ và 3.130 chiếc thuyền”. Nhiều nơi do địch đánh phá không làm kịp, để có lương thực kịp thời nuôi bộ đội, đồng bào đồng ý giao cả những rẫy lúa, nương ngô cho các đơn vị tự thu hoạch rồi sau ghi sổ lại. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn giã gạo vào cả ban đêm cho bộ đội, điều mà trước đó theo phong tục lâu đời rất kiêng kỵ. Chỉ có sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ, đồng bào mới sẵn sàng đóng góp cho chiến dịch như vậy.

Đó là một nỗ lực phi thường thể hiện bản lĩnh của một dân tộc, một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, đang phải tiến hành cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ đầy gian khổ, hi sinh. Truyền thống đoàn kết dân tộc, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh đã được phát huy mạnh mẽ, thể hiện tinh thần cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc.

Bên cạnh tinh thần đại đoàn kết và những đóng góp sức người, sức của to lớn cho chiến dịch Điện Biên Phủ, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam còn được thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn thể dân tộc, đặc biệt là các chiến sĩ xung kích ngoài mặt trận, trực tiếp sống mái với quân thù.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch dài ngày, nơi tập trung những nỗ lực cao nhất của cả hai bên. Chính vì vậy, đó là cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ với nhiều mất mát, hi sinh. Nhưng dưới sự lãnh đạo, giáo dục, tổ chức và rèn luyện của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sức mạnh tinh thần vô địch của dân tộc đã được khơi dậy, chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Chính sách giảm tô, cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nông dân, trong đó có nhiều gia đình cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận đã khơi dậy lòng biết ơn và niềm tin tuyệt đối của bộ đội vào Đảng, Bác Hồ và thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Bên cạnh đó, thông qua các đợt học tập, chỉnh quân chính trị, phát động căm thù, đặc biệt là sau khi được học tập, quán triệt các mệnh lệnh của Chỉ huy trưởng chiến dịch về tăng cường ý thức chấp hành kỷ luật chiến trường, thực hiện tốt nhiệm vụ và kế hoạch tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, tinh thần quyết chiến, quyết thắng được nâng cao trong cán bộ, chiến sĩ, tạo nên ưu thế tuyệt đối sức mạnh chính trị tinh thần làm nên thắng lợi của chiến dịch.

Bốn là, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại

Phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của một cường quốc có tiềm lực hơn ta gấp nhiều lần là một thử thách cực kỳ to lớn với dân tộc Việt Nam. Vấn đề đặt ra là, với một đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta, vừa mới giành được độc lập với muôn vàn khó khăn chồng chất, chúng ta sẽ tiến hành cuộc kháng chiến như thế nào, lấy đâu sức mạnh để đánh giặc?

Với truyền thống anh dũng chống ngoại xâm trong lịch sử, ý chí quật cường của cả dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam một lần nữa được phát huy cao độ. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với kẻ thù xâm lược, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,dựa vào sức mình là chính, với tinh thần tự lực, tự cường, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, từng bước giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc trường kỳ kháng chiến. Bên cạnh đó, chúng ta luôn chú trọng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, làm nhân lên sức mạnh của ta trên con đường đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, Đảng ta luôn coi trọng sự đoàn kết, liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của quân và dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia anh em. Chính nhờ sự phối hợp chặt chẽ đó đã làm cho sức mạnh chiến đấu của ba dân tộc được nhân lên gấp bội, còn kẻ thù thì phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên khắp chiến trường Đông Dương, tạo điều kiện để ta giành thắng lợi ở mặt trận chính Điện Biên Phủ.

Với quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới và luôn kiên định thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, nên từ năm 1950, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ to lớn của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp, và đặc biệt là của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân ta đang tiến hành. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, “Trung Quốc quyết định toàn lực chi viện, chiến trường cần thứ gì, cần bao nhiêu đều cố gắng cung cấp nhanh nhất”.

Cùng với chi viện về vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Trung Quốc còn giúp đỡ huấn luyện quân sự, bồi dưỡng kiến thức về tác chiến, cử cố vấn sang trực tiếp giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực quân sự. Riêng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 1.700 tấn gạo [bằng 6,8% tổng số gạo dùng trong chiến dịch], 3.600 viên đạn 105 mm cùng 24 khẩu pháo [chiếm 18% tổng số đạn 105 mm dùng trong chiến dịch; một tiểu đoàn DKZ 75, một tiểu đoàn Kachiusa [của Liên Xô] cùng 1.136 viên đạn. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ hiệu quả của Trung Quốc, Liên Xô, của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chính bằng sức mạnh ấy, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự hội tụ của nhiều nhân tố hợp thành, nhưng ngọn nguồn sâu xa của những nhân tố đó chính là bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, được thể hiện qua sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bác Hồ, của những vị chỉ huy tài ba, mưu lược cũng như của toàn thể nhân dân Việt Nam, có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bản lĩnh và trí tuệ ấy vẫn luôn là tiềm năng quý giá của dân tộc ta, cần được khơi dậy và phát huy để tạo thành nguồn sức mạnh tổng hợp, đưa sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đi đến thành công.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam nguồn: TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề