Sau sinh bao lâu thì đi vệ sinh nặng được

Các mẹ trẻ khi mới sinh con xong thường hiếm gặp các biến chứng liên quan đến sức khỏe và sẽ dần hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách, đặc biệt việc đi đứng trở lại cũng sẽ không quá vất vả. Vậy sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được?

Theo các bác sĩ, đối với mẹ sinh thường, khoảng 1 tuần là mẹ đã có thể hồi phục và đi lại bình thường. Còn đối với mẹ sinh mổ, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ sinh mổ nên đợi ít nhất 2-3 tuần mới bắt đầu đi lại bình thường. Khái niệm đi lại bình thường có nghĩa là vận động như người khoẻ mạnh bình thường, chứ tập đi nhẹ nhàng thì vẫn thực hiện được các mẹ nhé.

Điều quan trọng là giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, tùy sức khỏe và thể trạng của từng mẹ mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay lâu.

Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường? là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Thời gian mẹ ở cữ sau sinh bao lâu thì hợp lý?

Theo quan niệm xưa, việc kiêng cữ sau sinh thường diễn ra trong vòng 3 tháng 10 ngày và người phụ nữ sau sinh cần phải ở trong phòng kín gió, không được nói chuyện với người lạ, không được đọc sách báo, không được tắm rửa, …. Các cụ cho rằng nếu không kiêng cữ đúng thời gian, mẹ sẽ dễ bị đau ốm, bệnh tật, nhức đầu, nhức xương khớp, …

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và lối sống hiện đại nên việc kiêng cữ đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều, thay vì kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày thì các mẹ chỉ cần kiêng cữ 1 tháng là được.

Sau khoảng 2- 3 ngày sinh nở là mẹ có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Trước đó thì vẫn lau mình cho sạch sẽ. Trong tháng kiêng cữ mẹ chỉ cần tránh vận động mạnh, tránh tập thể dục nặng, kiêng quan hệ vợ chồng, … là được.

Sau khi ra tháng thì các mẹ có thể trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, tuy nhiên nên chú ý ăn những thực phẩm dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe để không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Sau sinh bao lâu thì làm việc được bình thường?

Ngoài câu hỏi sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được? thì có rất nhiều mẹ trẻ còn thắc mắc về việc sau sinh bao lâu thì làm việc lại được?

Táo bón sau sinh là tình trạng không ít sản phụ gặp phải. Nó khiến chị em cảm thấy khó chịu, thậm chí đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc điều trị càng sớm càng tốt là việc mà sản phụ nên làm.

Táo bón là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần, kèm theo khó khăn khi đi đại tiện do phân cứng gây đau rát hậu môn. Táo bón khiến ai cũng cảm thấy khó chịu và với mẹ sau sinh thì cảm giác ấy càng nặng nề hơn.

Táo bón sau sinh không chỉ gây đầy bụng, mệt mỏi mà nó còn làm tăng nguy cơ bị trĩ cho sản phụ nếu không được chữa trị dứt điểm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón sau sinh. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:

  • Do sự thay đổi nội tiết tố sau sinh, trong thời kỳ cho con bú.
  • Khi vừa trải qua cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn, cơ thể mẹ suy yếu hơn nhiều nên thường xuyên nằm nghỉ ngơi, ít vận động khiến cho nhu động ruột yếu dần, phân lưu lại trong ruột lâu hơn, trở nên cứng và gây ra táo bón.
  • Sau sinh, sản phụ thường bổ sung thêm sắt, canxi và nhiều khoáng chất khác bằng thực phẩm hoặc bằng viên uống… Những chất này là nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón do khó hấp thu.
  • Sau sinh, nhất là với những ai sinh thường, vết rạch tầng sinh môn khiến việc đi đại tiện của mẹ khó khăn và đau đớn, từ đó, mẹ có tâm lý ngại đi rồi hay nhịn đại tiện. Lâu dần sẽ gây táo bón sau sinh.
  • Sau sinh, mẹ thường kiêng khem nhiều trong chuyện ăn uống để không ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Mẹ có thể ăn ít rau xanh, trái cây, uống ít nước… nên sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.
  • Khi mang thai, tình trạng táo bón khá phổ biến ở bà bầu. Nó cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến sản phụ sau sinh dễ bị táo bón hơn người bình thường.
  • Chế độ ăn sau sinh của mẹ thường giàu đạm, protein… Chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, gây áp lực lớn hơn cho hệ tiêu hóa nên dễ gây táo bón.
  • Sau sinh, phụ nữ thường bị mất máu, ra sản dịch… nên máu chưa kịp xuống đủ để nuôi dưỡng đại tràng khiến đại tràng yếu hơn, làm việc kém hiệu quả hơn và gây nên tình trạng táo bón sau sinh.
  • Trong thời gian cho con bú, mẹ cần nhiều nước để tạo sữa. Nếu không bổ sung đủ nước sẽ khiến phân cứng, gây táo bón.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Những nguyên nhân trên đây hầu hết sản phụ sau sinh đều gặp phải nên táo bón sau sinh là hiện tượng không mấy xa lạ với chị em.

Táo bón sau sinh khiến mẹ cảm thấy khó chịu, đau đớn

Táo bón sau sinh thường xuất hiện một thời gian sau khi mẹ sinh em bé và có thể tự biến mất sau đó hoặc sau khi bạn cải thiện lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị táo bón kèm một vài bất thường như phân dính máu, dính chất nhầy thì nên đi khám vì có thể đây là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Cả trường hợp mẹ bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ kéo dài cũng cần đi khám vì đây có thể là triệu chứng của bệnh đại tràng hoặc một cơ quan tiêu hóa nào đó đang gặp vấn đề.

Ngoài ra, táo bón sau sinh nếu không cải thiện sớm có thể khiến mẹ bị trĩ rất khó chịu và đau đớn. Đặc biệt, trường hợp phân ứ đọng lâu ngày trong ruột không thoát ra ngoài được sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, buồn nôn, nhiễm độc hệ tiêu hóa.

Vì thế, tuy biết rằng táo bón sau sinh là hiện tượng thường gặp nhưng mẹ cũng không enen chủ quan, hãy cố gắng cải thiện tình trạng này càng sớm càng tốt để sức khỏe và cuộc sống thường ngày không bị ảnh hưởng, mẹ yên tâm chăm sóc bé yêu.

Sau sinh, việc dùng thuốc để điều trị táo bón thường không được áp dụng vì có thể ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, mẹ hãy áp dụng những biện pháp cải thiện táo bón sau sinh ngay tại nhà để giúp cảm thấy dễ chịu và đẩy lùi bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống

Trong thực đơn ăn uống hằng ngày, mẹ hãy cố gắng bổ sung nhiều chất xơ nhưng cũng đừng quên đa dạng các loại thực phẩm để có đủ sữa chất lượng cho con bú. Chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa, nhất là những mẹ đang gặp tình trạng táo bón sau sinh. Ăn nhiều chất xơ giúp phân mềm hơn để mẹ đi đại tiện dễ dàng mà không phải gắng sức rặn.

Ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ, ngũ cốc nguyên cám. Những loại rau giàu chất xơ như súp lơ, mùng tơi, rau đay, cà rốt. Các loại quả giàu chất xơ gồm táo, đu đủ, lê, bơ.

Ngoài ra, bữa ăn của mẹ nên được chế biến với nhiều món ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn quá no ba bữa chính để giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, sản phụ nên hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng như đồ uống có cồn, chất kích thích…

Uống đủ nước

Nước rất cần thiết cho cơ thể, nhất là với mẹ sau sinh. Mẹ cần lượng nước nhiều hơn người bình thường để tăng cường tạo sữa cho con bú. Với những ai đang bị táo bón sau sinh thì việc bổ sung đủ nước là vô cùng quan trọng vì nếu thiếu nước, phân sẽ trở nên khô cứng và làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Ngoài nước lọc, mẹ có thể uống thêm sữa, nước trái cây, nước canh để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước theo nhu cầu.

Vận động nhẹ nhàng

Dù mẹ đang rất mệt mỏi và kiệt sức sau khi sinh nhưng hãy cố gắng ngồi dậy, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe mà còn giúp nhu động ruột vận động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.

Giữ tinh thần tích cực

Sau sinh, nhiều mẹ có thể bị căng thẳng, stress khi cuộc sống của mình có quá nhiều thay đổi. Tâm lý không tốt ảnh hưởng tiêu cực đến sự tiêu hóa của cơ thể. Vì thế, mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón sau sinh cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Rèn luyện thói quen đi đại tiện

Xây dựng thói quen tốt khi đi đại tiện không chỉ giúp cải thiện tình trạng táo bón sau sinh mà còn giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Mẹ hãy nhớ một vài nguyên tắc dưới đây:

  • Đi vệ sinh đúng giờ: Hãy tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Thời gian tốt nhất là từ 5 – 7h sáng vì đây là khoảng thời gian đại tràng thải độc. Duy trì thói quen này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, đều đặn hơn.
  • Ngồi đúng tư thế: Tư thế đi đại tiện được cho là tốt nhất là tư thế ngồi xổm. Tuy nhiên, hiện nay đa số các gia đình sử dụng bồn cầu bệt. Mẹ có thể cải thiện bằng cách kê ghế nhỏ dưới chân khi đi đại tiện.
  • Không nhịn đại tiện: Ngay khi có cảm giác muốn đi đại tiện thì mẹ cần đi ngay. Nếu thường xuyên nhịn sẽ khiến phân bị ứ đọng, trở nên khô cứng hơn và khiến cho tình trạng táo bón sau sinh càng thêm trầm trọng. Hơn nữa, chất thải tích tụ lâu ngày có thể sinh độc tố gây hại cho cơ thể.
  • Không ngồi quá lâu: Khi đi đại tiện mẹ cần tập trung cho việc này, không được vừa đi vừa xem điện thoại, đọc báo. Việc ngồi quá lâu khi đi đại tiện sẽ tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến táo bón và nặng hơn là bệnh trĩ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề