Nhiễm trùng dạ dày là gì

1. Vi khuẩn HP là gì? Ai là những người thường bị HP?

  • Vi khuẩn HP là vi khuẩn Hilicobacter Pylory sống và phát triển trong dạ dày, trong môi trường acid dạ dày, tồn tại bằng cách tiết ra một loại Enzyme là Urease , giúp nó trung hòa acid trong dạ dày
  • Vi khuẩn HP có thể gây đau dạ dày biểu hiện: Đau vùng thượng vị, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi ợ chua, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn phân. Khi chúng ta đi nội soi dạ dày thấy viêm - loét dạ dày, tá tràng; Tình trạng viêm-loét kéo dài nhiều năm sẽ có một tỷ lệ rất nhỏ bị ung thư dạ dày.

     Tất cả mọi người đều có khả năng nhiễm HP. Tỷ lệ nhiễm bệnh phụ thuộc vào lãnh thổ và địa lý. Theo thống kê mới nhất 50 % dân số trên thế giới bị nhiễm HP. Khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm, 84% ung thư dạ dày do vi khuẩn HP.

2. Vi khuẩn HP  lây qua đường nào?

     Vi khuẩn HP lây qua 4 con đường:

  • Thứ 1, đường "Miệng - Miệng": đây là đường lây chủ yếu của HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiết tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành.
  • Thứ 2, đường "Phân - Miệng": vi khuẩn đào thải ra phân và lây lan ra cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống, nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Thứ 3, đường "Phân - Tay - Miệng: sau khi ta đi vệ sinh nhưng rửa tay không sạch, vi khuẩn bám vào tay và lây lan cho người lành.
  • Thứ 4, các đường khác: dùng chung thiết bị y tế như thăm khám nha khoa, nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày,… Vì vậy, các bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.

     Riêng Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn của chúng tôi , tiệt trùng dung cụ y tế thăm khám được đưa lên hàng đầu. Nếu các bạn đến trãi nghiệm những dịch vụ của chúng tôi , các bạn hoàn toàn an tâm về vấn đề này.

3. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP ? 

     Khi các bạn bị bệnh dạ dày, Bác sĩ sẽ chỉ định cho các bạn làm một trong những xét nghiệm sau:

  • Nội soi dạ dày - tá tràng kèm làm phản ứng Clo tét [Hiện tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn thực hiện phương pháp nội soi dạ dày có an thần, thường gọi là nội soi không đau].
  • Test hơi thở C13 [Hay còn được gọi là thổi bong bóng].
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể HP trong máu [ít được áp dụng].

     Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn của chúng tôi có đầy đủ 4 xét nghiệm, kết quả rất chính xác.

     Trong 4 xét nghiệm tìm vi khuẩn HP, nội soi dạ dày có an thần kèm làm phản ứng Clo test là phương pháp tối ưu nhất , vì bệnh nhân hoàn toàn không khó chịu và không đau khi nội soi; Nội soi dạ dày có an thần, nó không những cho chúng ta biết được có bị HP hay không mà còn cho biết dạ dày viêm - loét như thế nào, có u cục hay Polyp không ?

4. Những trường hợp nào phải điều trị HP

     Khi đi khám bệnh hay nội soi dạ dày , nếu có một trong những dấu hiệu sau:

  • Viêm - loét dạ dày tá tràng tiến triển.
  • Polyp dạ dày.
  • Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
  • Khó tiêu chức năng, không có triệu chứng báo động.
  • Trào ngược dạ dày thực quản điều trị PPI lâu ngày.
  • Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu Vitamin B12 không rõ nguyên nhân.
  • Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid, apirin lâu dài.

     Khi có một trong những dấu hiệu trên kèm xét nghiệm HP [+] thì chúng ta mới cần tiêu diệt vi khuẩn HP, còn không thì không cần diệt vi khuẩn HP.

     *Lưu ý: xét nghiệm vi khuẩn HP [+], nhưng không có triệu chứng đau dạ dày, thì xem xét điều trị những  bệnh nhân có nguyện vọng điều trị HP, hoặc có người nhà bị ung thư dạ dày.

     Tiêu diệt HP bằng các kháng sinh và thuốc ức chế acid dạ dày. Nếu các bạn tuân thủ theo phát đồ điều trị vấn đề diệt HP cũng khá đơn giản.

5. Để tránh lây lan vi khuẩn HP ta phải làm gì?

  • Ăn chín uống sôi.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn.
  • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế dùng chung những dụng cụ như bàn chải đánh răng , ly uống nước hay chén đìa...

Theo Bs CKI. Nguyễn Văn Thuận - Chuyên khoa Tiêu hóa tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

-----------------------------------------------------------

▶ Đặt lịch khám với Bs. Thuận tại: TẠI ĐÂY

Vi trùng bao tử là vi khuẩn Helicobacter pylori [Hp] – một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Nhiễm vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Vi trùng bao tử là vi khuẩn gì?

Vi trùng bao tử là gì?

Vi trùng bao tử thực chất là vi khuẩn Helicobacter pylori [vi khuẩn Hp/ vi khuẩn H. pylori] – một loại xoắn khuẩn gram âm sinh sống trong dạ dày của con người. 

Dạ dày là môi trường có tính axit và có rất ít vi khuẩn có thể tồn tại ở cơ quan này. Tuy nhiên, vi trùng bao tử có khả năng tiết ra urease – một loại enzyme giúp trung hòa dịch vị. Với cơ chế này, vi khuẩn Hp dễ dàng sinh sống và phát triển trong niêm mạc dạ dày.

Hiện nay các nhà khoa học đã tìm thấy 12 chủng thuộc chi Helicobacter, trong đó 4 loại sống ký sinh ở người. Tuy nhiên chỉ có riêng Helicobacter pylori có khả năng gây ra các vấn đề ở dạ dày.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Vi khuẩn HP là gì, có lây không? Cách hỗ trợ chữa trị viêm dạ dày Hp

Cấu tạo và chức năng của vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử có cấu trúc dạng xoắn, kích thước 0,5µm x 3-5µm, có chùm lông ở đầu, không có vỏ, không sinh nha bào và có khả năng di động mạnh.

Vi trùng bao tử có cấu trúc dạng xoắn, có chùm lông ở đầu và khả năng di động mạnh

Helicobacter pylori có sức đề kháng mạnh hơn so với các loại vi khuẩn ở đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, chủng vi khuẩn này không có khả năng kháng axit mà hoạt động bằng cách phân giải ure trong dạ dày, sau đó tạo thành các màng ammoniac bao quanh nhằm bảo vệ cơ thể và trung hòa dịch vị. Vi khuẩn tồn tại và phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 30 – 40 độ C và hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 37 độ C.

Mặc dù Helicobacter pylori có thể gây ra nhiều vấn đề ở dạ dày. Tuy nhiên có đến 80% trường hợp nhiễm vi khuẩn nhưng không có phát sinh triệu chứng. Trong trường hợp này, vi trùng bao tử có vai trò điều hòa và cân bằng hệ sinh thái trong môi trường dạ dày.

Vi trùng bao tử có nguy hiểm không?

Vi trùng bao tử là một trong những nguyên nhân và yếu tố dẫn đến các vấn đề ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên có một số trường hợp nhiễm vi khuẩn nhưng không phát sinh triệu chứng lâm sàng hay khởi phát bệnh lý.

Theo các chuyên gia, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể phát triển mạnh, kích thích hoạt động bài tiết axit và co bóp thành dạ dày khi có các yếu tố cộng hưởng như lạm dụng kháng sinh, thuốc chống viêm, chế độ ăn không khoa học và căng thẳng thần kinh kéo dài.

Vi trùng bao tử có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, chuyển sản ruột ở dạ dày và ung thư dạ dày

Đối với những trường hợp có lối sống lành mạnh, loại xoắn khuẩn này chỉ tồn tại trong dạ dày với số lượng hạn chế và hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Hiện nay, các nhà khoa học nhận thấy vi khuẩn Helicobacter pylori có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát của các bệnh lý sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non bị viêm và loét do hoạt động ăn mòn của dịch vị. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đến 50% trường hợp dương tính với vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Chuyển sản ruột ở dạ dày: Chuyển sản ruột ở dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày biến đổi cấu trúc tương tự tế bào ở đường ruột. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số giả thuyết cho rằng, vi khuẩn Hp có thể tương tác với độc tố từ thức ăn – đồ uống, sau đó tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây loạn sản tế bào.
  • Thủng dạ dày: Vi khuẩn Hp có xu hướng trú ngụ ở niêm mạc dạ dày và phát triển khi có điều kiện thích hợp. Trong trường hợp dạ dày xuất hiện ổ viêm loét, vi trùng bao tử có thể trú ngụ ở vị trí này, sau đó tấn công vào các mô và gây thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào ở cơ quan này phát triển quá mức, mất kiểm soát và chuyển thành tế bào ác tính. Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên bệnh có mối liên hệ mật thiết với vi khuẩn Helicobacter pyori, chế độ dinh dưỡng, yếu tố môi trường và địa lý.

Đường lây truyền của vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử Hp có thể lây nhiễm qua:

  • Lây qua đường miệng – miệng: Vi trùng bao tử tồn tại trong nước bọt, dịch tiết dạ dày và các mảng cao răng. Do đó, vi khuẩn có thể lây nhiễm thông qua hoạt động hôn môi, mớm thức ăn hoặc sử dụng chung vật dụng [bàn chải đánh răng, muỗng, chén, đũa,…] với người nhiễm bệnh.
  • Lây qua đường phân – miệng: Một lượng nhỏ vi khuẩn Helicobacter pylori có thể di chuyển cùng với thức ăn xuống đường ruột và được đào thải ra bên ngoài. Vì vậy, vi trùng bao tử có thể lây nhiễm do thói quen không vệ sinh tay sau khi đi tiêu và trước khi ăn.
  • Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Dịch tiết dạ dày là nơi có số lượng vi khuẩn Hp cao nhất. Đường lây dạ dày – dạ dày thường xảy ra do các yếu tố trung gian như nội soi, phẫu thuật dạ dày tại các cơ sở y tế không đảm bảo vô trùng thiết bị y tế.
  • Lây từ môi trường – miệng: Vi khuẩn Hp sinh sống, phát triển mạnh trong môi trường dạ dày và có khả năng tồn tại kém khi ở môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp nhiễm vi trùng bao tử từ nguồn nước, đất và thức ăn nhiễm khuẩn.

Cách hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP được nhiều người tin dùng hiện nay

Thay vì sử dụng các bài thuốc từ dân gian hay thuốc tân dược, xu hướng hiện nay người dân là lựa chọn các phương thuốc từ YHCT trong đó tiêu biểu nhất là Sơ can Bình vị tán [đã có thế hệ 2] – Công thức ĐỘC QUYỀN của Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Với bài thuốc thế hệ 1, bao gồm tổng thể 3 chế phẩm với thành phần đều từ thảo dược sạch [đạt chuẩn GACP-WHO], trong đó chủ dược là Chè dây, Dạ cẩm và Lá khôi tía.

3 Chủ dược trong Sơ can Bình vị tán hỗ trợ điều trị vi trùng bao tử [khuẩn HP]

Bác sĩ sẽ dựa vào chứng trạng của từng người bệnh để đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp nhất, thông thường liệu trình sẽ bao gồm: 

Hai liệu trình kết hợp của bài thuốc

Việc sử dụng kết hợp nhiều chế phẩm sẽ giúp nâng cao khả năng KÌM HÃM sự phát triển, ỨC CHẾ KHUẨN HP nhờ vào cơ chế tác động 3 MŨI NHỌN xoáy sâu vào tận bên trong để loại bỏ khuẩn. Cụ thể:

  • Chất kháng khuẩn, chống viêm có trong thành phần bài thuốc sẽ tấn công vi khuẩn, khiến chúng dần yếu đi và biến mất.
  • Kiểm soát quá trình tổng hợp protein để nâng cao khả năng loại bỏ vi khuẩn HP. Các dược chất khác sẽ bổ trợ, cải thiện triệu chứng ợ hơi, nóng rát thượng vị, chướng bụng…
  • Làm lành các vết viêm loét dạ dày, tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của khuẩn HP.

Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ sớm cải thiện triệu chứng và được hỗ trợ điều trị khuẩn HP trong khoảng thời gian khá ngắn.

Giảm nhanh triệu chứng do vi khuẩn HP gây ra

Hiện nay, bài thuốc đã được ra mắt thêm thế hệ 2, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị xuống ngắn hơn, mở ra hướng đi mới giúp người bệnh loại bỏ mọi vấn đề về dạ dày, kể cả vi trùng bao tử [khuẩn HP]. Bài thuốc có đầy đủ các tiêu chí cần có ở thuốc thế hệ 2 [theo Hội nghị Quốc tế về thuốc thảo dược công bố năm 2013 tại Hàn Quốc].

Bên cạnh đó, bài thuốc cũng đã được thử nghiệm lâm sàng trên 400 bệnh nhân cho thấy kết quả khả quan nên đã được đưa vào ứng dụng thực tế và nhận được sự kỳ vọng rất lớn từ giới chuyên gia cũng như bệnh nhân.

Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn đánh giá cao về Sơ can Bình vị tán thế hệ 2
Tiến sĩ Vân Anh chia sẻ

Bên cạnh đó, Sơ can Bình vị tán còn là sự lựa chọn của rất nhiều người bệnh, giới nghệ sĩ nổi tiếng cũng không ngoại lệ, điển hình như NS Trần Nhượng, NS Chiến Thắng và NS Thu Hà… Cả 3 đều đã chiến thắng bệnh dạ dày với liệu trình chuyên biệt từ Sơ can Bình vị tán.

Báo chí đưa tin Sơ can Bình vị tán
Sơ can Bình vị tán cũng được phản hồi tích cực trên mạng xã hội

Mỗi bệnh nhân đều có chứng trạng khác nhau, liên hệ chuyên gia để được tư vấn phác đồ phù hợp nhất!

Biện pháp phòng ngừa vi trùng bao tử

Vi trùng bao tử là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày – đặc biệt là ung thư dạ dày. Hơn nữa hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu đối với Helicobacter pylori. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa vi khuẩn này với một số biện pháp như:

Nên hạn chế thói quen ôm hôn, mớm thức ăn và sử dụng chung vật dụng cá nhân với trẻ nhỏ
  • Không sử dụng chung chén, đũa, bàn chải và hạn chế các thói quen như gắp thức ăn, mớm cơm,…
  • Nên tầm soát sức khỏe trước khi kết hôn để tránh lây nhiễm vi trùng đạ dày cho vợ/ chồng.
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Đồng thời nên ăn chín uống sôi, hạn chế dùng thực phẩm tươi sống và ăn uống lề đường.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh dùng các loại thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng xấu đến dạ dày như rượu bia, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, axit hoặc đồ lên men.
  • Sau khi tiếp xúc với đất và nguồn nước tự nhiên nên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý nếu nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Nên che miệng khi ho, hắt hơi và cần rửa sạch tay với xà phòng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Vi trùng bao tử [Helicobacter pylori] là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ở dạ dày. Do đó nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ nhiễm chủng vi khuẩn này, bạn nên chủ động thăm khám để được hỗ trợ điều trị trong thời gian sớm nhất.

THAM KHẢO: Bé Tùng Chi [9 tuổi] chia sẻ về hành trình chiến thắng vi khuẩn HP [vi trùng bao tử]

Nếu bạn đang bị khuẩn HP [vi trùng bao tử] đeo bám thì hãy sớm liên hệ chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn cách loại bỏ chúng!

Tham khảo thêm: 

Ngày Cập nhật 17/06/2022

Video liên quan

Chủ Đề