Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng là gì

Việc làm xây dựng

1. Tìm hiểu bảo lãnh tạm ứng là gì?

Có lẽ, các bạn cũng đã đều quen thuộc với thuật ngữ bảo lãnh, nó xuất hiện rất nhiều trong những hoạt động liên quan đến kinh tế và các doanh nghiệp. Nhưng cụm từ bảo lãnh tạm ứng chỉ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng thì không phải ai cũng biết.

Bảo lãnh tạm ứng chính là hình thức ràng buộc nhằm bảo đảm nhà thầu sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản có trong hợp đồng về công tác xây dựng trong thời gian thực hiện hợp đồng. 

Tìm hiểu bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về tạm ứng hợp đồng đó là khoản chi phí không lãi suất được bên giao thầu chuyển đến cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác nhằm chuẩn bị trước khi triển khai dự án thì công nào đó theo hợp đồng.

Có thể thấy, trong thực tế thì bảo lãnh tạm ứng hợp đồng khi thực hiện một công trình xây dựng nào đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro cũng như khó khăn đối với các nhà thầu nào không có đủ khả năng để thực hiện công việc.

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Một số điều cơ bản cần biết

Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mà mọi người nên nắm được để tránh xảy  ra sai sót trong quá trình làm việc như sau:

- Công tác bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được diễn ra khi hợp đồng xây dựng giữa các bên có hiệu lực. Và đối với hợp đồng thi công những công trình xây dựng thì cần phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể theo thỏa thuận của các bên ký kết trong hợp đồng.

- Mức tiền bảo lãnh tạm ứng không được vượt quá 50% giá trị của hợp đồng xây dựng tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt xảy ra, khi đó cần phải có sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng cần biết

- Những yếu tố như: tiền tạm ứng, điều kiện thu hồi tiền tạm ứng và thời điểm tạm ứng đều cần có sự đồng ý của cả hai bên và được ghi chép chi tiết trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần phải cung cấp rõ ràng những thông tin này trong hồ sơ mời thầu hoặc các bản dự thảo hợp đồng,...

- Với những hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng trên 1 tỷ đồng thì trước khi thực hiện tạm ứng, bên nhận thầu cần phải nộp cho bên giao thầu hợp đồng tạm ứng có giá trị tương đương với số tiền tạm ứng. Nếu nhà thầu liên doanh thì mỗi thành viên trong liên danh cần phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng giá trị tương đương.

- Hiệu lực của việc bảo lãnh tạm ứng cần phải được kéo dài đến khi phía giao thầu nhận lại đủ số tiền đã tạm ứng cho bên nhà thầu. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng sẽ giảm dần tương đương với số tiền tạm ứng mà bên giao thầu đã thu lại được.

Xem thêm: Việc làm kỹ thuật xây dựng

3. Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa và tối thiểu 

3.1. Mức tiền tối thiểu để bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Với từng loại hợp đồng xây dựng khác nhau thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng tối thiểu sẽ là:

- Những hợp đồng thi công công trình xây dựng có giá trị lớn hơn 50 tỷ đồng thì mức tiền bảo lãnh sẽ là 10% của tổng giá trị công trình. Và sẽ là 15% giá trị công trình đối với những hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng đối với loại công trình này.

Mức tiền tối thiểu để bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

- Đối với các hợp đồng tư vấn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở nên thì sẽ là 15% giá trị hợp đồng

- Những hợp đồng công trình dưới và hợp đồng tư vấn có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng sẽ lên đến 20% giá trị hợp đồng.

- Đối với những hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng cung cấp thiết bị và một số loại hợp đồng có trong lĩnh vực xây dựng thì đều là 10% giá trị hợp đồng

3.2. Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa

Với tất cả các loại hợp đồng xây dựng thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng đối đa đều là 50% giá trị của tổng hợp đồng tại thời điểm ký kết của hai bên giao thầu và nhận thầu. Trong một vài trường hợp đặc biệt thì số tiền này vẫn có thể sẽ lớn hơn 50%.

Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa

Lúc này, cần phải có được sự đồng ý và cho phép của những cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng, Chủ tịch hội đồng các thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn đầu tư,...

Cho dù mức tiền tạm ứng nhiều hay ít thì nhà thầu cần đảm bảo được rằng sẽ sử dụng số tiền tạm ứng với đúng mục đích, đúng đối tượng và mang đến hiệu quả đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên nhà thầu không sử dụng đúng số tiền theo những gì đã ký kết thì sẽ bị xử phạt theo quy định của hợp đồng.

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

4. Một số rủi ro của việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Tưởng chừng như các quy định về bảo lãnh tạm ứng mà pháp luật đề ra một cách chặt chẽ sẽ giúp cho việc sử dụng tiền tạm ứng của nhà thầu đúng mục đích. Nhưng thực tế thì lại khác xa so với những gì trong quy định, một số rủi ro có thể kể đến như:

4.1. Chậm tiến độ thi công vì thiếu kinh phí xây dựng

Khi tiền được rót vào tài khoản của nhà thầu thì họ sẽ toàn quyền quyết định số tiền đó được sử dụng như thế nào. Và họ có thể sử dụng số tiền đó để mua sắm các thiết bị vật tư cho nhiều công trình khác nhau mà nhà thầu đó đang triển khai. 

Chậm tiến độ thi công vì thiếu kinh phí xây dựng

Điều này gây ra vi phạm mục đích sử dụng tiền tạm ứng và bên giao thầu không có cách nào kiểm soát và ngăn chặn việc này. Và khi dự án đi vào giai đoạn triển khai, nhà thầu sẽ rời vào tình trạng thiếu kinh phí dẫn đến chậm tiến độ thi công, nếu nghiêm trọng hơn nữa thì dự án xây dựng sẽ bị bỏ dở.

CV xin việc mẫu

4.2. Chủ đầu tư có nguy có mất trắng 

Khi ký kết bất cứ một hợp đồng xây dựng nào thì đều có ngân hàng đứng đằng sau bảo lãnh, điều này tạo nên niềm tin đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp những chủ đầu tư dự án phải chịu cảnh mất trắng bởi vì nhà thầu không đủ năng lực để thực hiện hợp đồng và phía ngân hàng cũng tìm đủ lý do để chối bỏ trách nhiệm của mình.

Chủ đầu tư có nguy có mất trắng

Những lý do mà ngân hàng đưa ra có thể là: chưa hoàn trả lại tiền bảo lãnh được vì phải đợi bên nhà thầu chuyển tiền hoặc một lý do nữa đó là chờ phát mại tài sản thế chấp,... mục đích chính là để kéo dài thời gian đến khi hết hiệu lực của bảo lãnh.

Từ hai rủi ro lớn nêu trên thì những chủ đầu tư và rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà thầu thi công để bảo đảm được chắc chắn quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, giấy tờ hợp đồng cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh được những rủi ro gặp phải.

Với những gì timvieec365.vn chi sẻ bên trên về bảo lãnh tạm ứng là gì thì mong rằng những thông tin hữu ích này có thể giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ về khái niệm này và tránh được những rủi ro gây thiệt hại về tài sản.

Có thể bạn quan tâm: Bảo lãnh dự thầu là gì?

Tìm hiểu về mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo quy định của daonh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Giấy đề nghị tạm ứng

Mục lục bài viết

  • 1. Hợp đồng xây dựng là gì ?
  • 2. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì ?
  • 3. Khi nào phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng ?
  • 4. Việc tạm ứng vốn trong hợp đồng xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc gì?
  • 5. Hồ sơ tạm ứng vốn gồm những gì ?
  • 6. Quy định về mức vốn tạm ứng hợp đồng xây dựng
  • 7.Thu hồi vốn tạm ứng

Kính chào công ty Luật Minh Khuê, tôi có vướng mắc nhỏ quy định pháp luật về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng. Cụ thể tại điểm c khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

"c] Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứnghợp đồngphải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên."

Tôi chưa hiểu rõ nghĩa của cụm "được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng". Vậy kính mong luật sư giải đáp giúp tôi vướng mắc này ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Hợp đồng xây dựng là gì ?

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự đượcthỏa thuậnbằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

2. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là gì ?

Tạm ứng hợp đồng xây dựnglàkhoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

- Việc tạm ứng hợp đồng chỉ được thực hiện sau khihợp đồngxây dựng có hiệu lực, riêng đối vớihợp đồngthi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng [nếu có] tương ứng với giá trị của từng loại tiền mà các bên đã thỏa thuận.

- Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mức tạm ứng và số lần tạm ứng hợp đồng xây dựng phải được ghi cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc trong dự thảo hợp đồng xây dựng gửi cho bên nhận thầu để bên nhận thầu làm cơ sở tính toán giá dự thầu, giá đề xuất.

- Tiền tạm ứng được thuhồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.

-Bên nhận thầu phải sử dụng tạm ứng hợp đồng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích củahợp đồngxây dựng đã ký.

3. Khi nào phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng ?

Khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định vềbảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng theo Luật xây dựng năm 2014[Luật xây dựng sửa đổi năm 2020], như sau:

a] Đối vớihợp đồngxây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứnghợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứnghợp đồngđối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứnghợp đồngnhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồngxây dựngtheo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.

a1] Riêng hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đảm bảo phù hợp với tính chất công việc của hợp đồng và giảm bớt thủ tục không cần thiết.

b] Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứnghợp đồngvới giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danhthỏa thuậnđể nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứnghợp đồngcho bên giao thầu.

c] Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứnghợp đồngphải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Theo quy định này, pháp luật bắt buộc phải thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng đối với trường hợp "hợp đồngxây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng".

Tại điểm c khoản 4 trích dẫn trên có quy định: "Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứnghợp đồngphải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng". Quy định này là hợp lý, bởi lẽ khoản bảo lãnh tạm ứng này được xác định là khoản bảo đảm với bên giao thầu rằng bên nhận thầu sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã giao kếttương ứng với khoản "tạm ứng hợp đồng", hạn chế rủi ro cho bên giao thầu. Do đó, chỉ khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền bên nhận thầu đã tạm ứng [thông qua việc thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu khi hoàn thành từng hạng mục hay từng khối lượng công việc theo từng giai đoạn thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng] thì hiệu lực của việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mới chấm dứt. Đồng thời với đó, giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.

Hiểu đơn giản đây là một biện pháp bảo đảm cho bên giao thầu tránh trường hợp bên nhận thầu tạm ứng rồi không thực hiện nghĩa vụ sẽ gây thiệt hại cho bên giao thầu. Do đó, bên giao thầu chỉ thực hiện tạm ứng hợp đồng khi bên nhận thầu đã nộp một cho bên giao thầu 1 khoản bảo lãnh tạm ứng tương đương giá trị tạm ứng. Từ đó hình thành nên một mối ràng buộc cả hai bên trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận đã thống nhất trong hợp đồng xây dựng.

4. Việc tạm ứng vốn trong hợp đồng xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Theo hướng dẫn tại Công văn 10254/BTC-ĐT 2015 tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng, việc tạm ứng vốn hợp đồng xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc sau:

a. Việc tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp cho các công việc cần thiết để triển khai thực hiện hợp đồng hoặc các công việc không thông qua hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định và phải được quy định rõ trong hợp đồng.

b. Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực, riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng thì phải có cả kế hoạch giải phóng mặt bằng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

c. Trường hợp các bên thỏa thuận tạm ứng ở mức cao hơn mức tạm ứng tối thiểu nêu tại điểm a mục 3 công văn này, thì phần giá trị hợp đồng tương ứng với mức tạm ứng hợp đồng vượt mức tạm ứng tối thiểu sẽ không được điều chỉnh giá kể từ thời điểm tạm ứng.

d. Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể được tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng nhưng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và mức vốn tạm ứng quy định tại mục [3] công văn này; trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ mức vốn tạm ứng theo hợp đồng [hoặc dự toán được duyệt] thì chủ đầu tư được tạm ứng tiếp trong kế hoạch năm sau.

e. Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng có hiệu quả và có trách nhiệm hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.

5. Hồ sơ tạm ứng vốn gồm những gì ?

Cũng theo hướng dẫn tại Công văn10254 của Bộ tài chính năm 2015, để được tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu [chủ đầu tư gửi Kho bạc nhà nước bản sao có đóng dấu sao y bản chính của chủ đầu tư] đối với các trường hợp phải bảo lãnh tạm ứng.

6. Quy định về mức vốn tạm ứng hợp đồng xây dựng

Công văn10254 của Bộ tài chính năm 2015 hướng dẫn về mức vốn tạm ứng hợp đồng xây dựng như sau:

Mức vốn tạm ứng tối thiểu:

Thứ nhất, đối với hợp đồng tư vấn:

Hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

Hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.

Thứ hai, đối với hợp đồng thi công xây dựng:

+ Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng;

+ Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC, EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

Mức tạm ứng tối đa:

Mức vốn tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng trên là 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết [bao gồm cả dự phòng nếu có], trường hợp đặc biệt thì phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn, tổng công ty đối với trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ.

Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng.

- Trường hợp tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư [Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tổ chức phát triển quỹ đất, doanh nghiệp ...] chi trả: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư nêu trên mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.

Đối với chi phí quản lý dự án

Cán cứ dự toán chi phí quản lý dự án trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng vốn theo đề nghị của chủ đầu tư. Mức tạm ứng vốn không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Mức vốn tạm ứng cho tất cả các khoản nêu trên không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho dự án.

7.Thu hồi vốn tạm ứng

Việc thu hồi vốn tạm ứng theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 52/2018/TT-BTC:

"Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu và quy định cụ thể trong hợp đồng và đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán [bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành] đạt 80% giá trị hợp đồng."

Căn cứ các quy định trên, đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, hợp đồng là căn cứ để thực hiện tạm ứng vốn, thu hồi vốn tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành, đồng thời vốn tạm ứng được đảm bảo thu hồi hết khi giá trị thanh toán [bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành] đạt 80% giá trị hợp đồng.

Như vậy, không quy định bắt buộc đối với những hợp đồng có tạm ứng thì phải thực hiện thanh toán chia làm 2 lần, trong đó lần 1 thanh toán 80% giá trị hợp đồng [bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành] để thu hồi 100% vốn tạm ứng, lần 2 thanh toán 20% giá trị hợp đồng còn lại.

- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngàykể từngày chi trả cho người thụ hưởng không chờ đến khi toàn bộ các hộ dân trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã nhận tiền mới làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

Riêng chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ vào quyết toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

- Đối với chi phí quản lý dự án: Khi có khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán, chủ đầu tư lập Bảng kê giá trị khối lượng công việc hoàn thành [có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư] gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng. Chủ đầu tư không phải gửi chứng từ chi, hóa đơn mua sắm đến Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.

Trường hợp các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực quản lý nhiều dự án, định kỳ 6 tháng và hết năm kế hoạch, chủ đầu tư phân bố chi phí quản lý dự án [khối lượng công việc hoàn thành theo dự toán] cho từng dự án gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tục thu hồi vốn tạm ứng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay tới số:1900.6162để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề