Bị ung thư vòm họng sống được bao lâu

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, xuất hiện khi những khối u ác tính đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy, thời gian sống của bệnh nhân còn được bao lâu và phương pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Ung thư vòm họng bao gồm tất cả tình trạng tế bào đột biến phát sinh ở các bộ phận thuộc khoang miệng và vòm họng, chẳng hạn như:

Khi căn bệnh này xảy ra, nhiều khối u ác tính sẽ di căn đến những mô lân cận, các hạch bạch huyết ở cổ và thậm chí cả một số bộ phận khác trong cơ thể.

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, 39,1% là tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư vòm họng là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị?

Làm thế nào để xác định ung thư vòm họng giai đoạn cuối?

Sau khi chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định giai đoạn ung thư. Các chuyên gia sẽ dựa trên những yếu tố sau để đánh giá:

  • Vị trí tế bào đột biến phát sinh
  • Kích thước khối u
  • Phạm vi lan rộng của mầm bệnh ung thư
  • Mức độ nguy hiểm của khối u ác tính

Việc xác định giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Phân loại giai đoạn ung thư bằng hệ thống TNM

Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM là phương pháp xác định giai đoạn ung thư phổ biến nhất, bao gồm:

  • T: mô tả kích thước của khối u.
  • N: thể hiện số lượng tế bào đột biến lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • M: đề cập đến tình hình ung thư đã di căn sang bộ phận khác hay chưa.

Theo hệ thống TNM, bệnh đã ở giai đoạn 4 là lúc kích cỡ của những khối u rất đa dạng và đã lan sang:

  • Một số mô gần đó, chẳng hạn như khí quản, miệng, tuyến giáp và hàm
  • Các hạch bạch huyết ở cổ
  • Những bộ phận không thuộc vòm họng như gan hoặc phổi

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia trong khoảng một thập kỷ đổ lại, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Vậy, ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cụ thể như sau:

  • Mầm mống ung thư vừa phát sinh [giai đoạn 1]: 83,7%
  • Tế bào đột biến lan sang hạch bạch huyết và những mô gần đó: 65%
  • Gai đoạn cuối: 39,1%

Các phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng

Theo nhiều nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia, ung thư vòm họng chiếm 3% các trường hợp ung thư mới sau này. Một số mô hình thống kê chỉ ra tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng, đặc biệt là ung thư vòm họng giai đoạn cuối tăng trung bình 0,7% mỗi năm trong một thập kỷ vừa qua.

Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thay đổi một số thói quen sống lành mạnh như sau:

  • Không hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà và thuốc lá điện tử. Nếu có thói quen này, bạn hãy bắt đầu thực hiện các bước để bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ về các kế hoạch cai thuốc lá hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Tiêm chủng HPV đầy đủ
  • Điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây

Khi bạn nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bên cạnh phương hướng điều trị, bác sĩ còn có thể cho bạn lời khuyên về triển vọng cũng như tỷ lệ sống sót. Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân như:

  • Sức khỏe tổng thể
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Khả năng đáp ứng với liệu trình điều trị

Ngoài ra, tỷ lệ sống tương đối không phản ánh những cải thiện gần đây trong biện pháp điều trị.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bác tôi năm nay 58 tuổi. Một tháng trước đây bác tôi có đi khám sức khỏe và tầm soát ung thư thì phát hiện đang bị mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2. Hiện tại bác tôi đã tiến hành xạ trị chữa trị bệnh tại bệnh viện K. Bác sĩ cho tôi hỏi như trường hợp của bác tôi, ung thư vòm họng sống được bao lâu? Và bác tôi nên ăn những loại thực phẩm nào để có lợi cho sức khỏe ở tình trạng hiện tại?

Chào bạn Trà My,

Lời đầu thư, Antican.vn xin cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến chúng tôi. Với câu hỏi "người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Chế độ dinh dưỡng nào tốt cho người bệnh ung thư vòm họng?" của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống người bệnh ung thư vòm họng

Tiên lượng sống [hay chính là thời gian sống sót của người bệnh ung thư vòm họng qua 5 năm tính từ thời điểm phát hiện bệnh] ở từng trường hợp người bệnh ung thư vòm họng cao hoặc thấp được quyết định dựa vào nhiều yếu tố cộng hưởng lại. Cụ thể như:

Thời điểm phát hiện bệnh: thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn? Cấp độ bệnh ở thời điểm phát hiện nằm trong giai đoạn nặng hay nhẹ? là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tiên lượng sống của người bệnh dài hay ngắn. Những bệnh nhân may mắn phát hiện ra bệnh ở giai đoạn nhẹ [ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2] sẽ có tiên lượng sống dài hơn và cơ hội chữa trị khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với bệnh nhân phát hiện bệnh ở cấp độ nặng [ung thư vòm họng giai đoạn 3,4].

Thời gian người bệnh tiến hành điều trị bệnh: Khi phát hiện bệnh, nếu bệnh nhân chủ động điều trị bệnh nhanh chóng bằng các phương pháp phù hợp [do bác sĩ xem xét va quyết định], bệnh sẽ được đẩy lui và kìm hãm sự phát triển, từ đó giúp kéo dài tiên lượng sống lâu hơn so với những trường hợp không tiến hành điều trị nhanh chóng [do các lý do khách quan như không có kinh phí điều trị bệnh, người bệnh không muốn điều trị...].

Người bệnh tiến hành điều trị càng sớm càng giúp làm tăng tiên lượng sống

Mức độ “phù hợp” với thuốc điều trị: Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân. Khi tiến hành các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như xạ trị, hóa trị những người bệnh ít bị tác dụng phụ do thuốc hơn thì thời gian phục hồi sức khỏe sau trị liệu nhanh hơn và tiên lượng sống cao hơn.

Độ tuổi: Người mắc ung thư vòm họng ở độ tuổi trẻ thường có tiên lượng sống cao hơn so với những người bệnh đã lớn tuổi.

Giới tính: Nhiều số liệu cho thấy ung thư vòm họng ít gặp ở nữ giới hơn so với nam giới, và tiên lượng sống của nữ giới cao hơn so với nam giới [trường hợp cả 2 cùng bị mắc ung thư vòm họng].

Sức khỏe người bệnh: Người bệnh khỏe mạnh có sức đề kháng tốt hơn sẽ có khả năng chịu đựng các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn, thời gian còn lại nhiều hơn.

Bị ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn chính là: ung thư vòm họng giai đoạn đầu, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và ung thư giai đoạn cuối tương ứng với 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng và nguy hiểm. Ở mỗi giai đoạn các triệu chứng bệnh đều thay đổi rõ rệt dần, điều đó cũng đồng nghĩa với

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên hình thành bệnh, các tế bào ung thư mới hình thành [do sự đột biến gen] nên thường có kích thước nhỏ dưới 2cm. Ở giai đoạn này người bệnh hầu như không có bất kỳ biểu hiện nào cụ thể.

Nếu bệnh nhân may mắn phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu [do khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kì] thì tiên lượng sống qua 5 năm của người bệnh có thể đạt tới 83,7%. Ngoài ra, tỉ lệ người bệnh có thể điều trị khỏi bệnh là rất lớn do các tế bào ung thư mới xuất hiện nên chưa có sự phát triển mạnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Hình ảnh bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2

Ở cấp độ 2, ung thư vòm họng đã phát triển mạnh mẽ hơn. Các tế bào ung thư có cơ hội phân chia tế bào và xâm lấn các mô tế bào lành xung quanh nên kích thước khối ung thư tăng lên nhiều, thường tăng từ 5cm - 6cm. Tuy nhiên ở thời điểm này các khối ung thư chưa có khả năng di căn và gây bệnh sang các bộ khác trong cơ thể nên tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ở ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn 2 và 3.

Theo các báo cáo từ thập niên gần đây, tỉ lệ người bệnh sống sau 5 năm [tính từ thời điểm phát hiện bệnh] của ung thư vòm họng giai đoạn 2 chiếm khoảng 60%.

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ do các tế bào ung thư nhỏ có khả năng tách ra khỏi khối ung thư chính và xâm nhập vào vòng tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể và gây bệnh. Đây gọi là hiện tượng di căn ung thư vòm họng do bệnh không được phát hiện và điều trị từ giai đoạn sớm.

Các "điểm đến" của ung thư vòm họng giai đoạn 3 di căn thường chỉ là các bộ phần gần vùng đầu cổ như: hầu, hốc mũi [giai đoạn 3A] và các hạch cổ, hạch bạch huyết [giai đoạn 3B]. Tiên lượng sống sót của người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 3 sau 5 năm chỉ chiếm từ 40% [ung thư vòm họng giai đoạn 3B] đến 60% [giai đoạn 3A].

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh ung thư vòm họng. Ở giai đoạn cuối các triệu chứng bệnh xuất hiện theo tần suất dày hơn với mức độ tăng dần theo từng ngày. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối không thể chữa trị được nữa. Các phương pháp được áp dụng trong giai đoạn cuối thường nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong thời gian còn lại.

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn

Tiên lượng sống của người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối rất thấp. Tỉ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm chỉ chiếm khoảng từ 10% - 38%, thậm chí những trường hợp bệnh nhân quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư vòm họng

Bên cạnh việc điều trị bệnh, bổ sung các dinh dưỡng và khoáng chất tăng cường sức khỏe cho cơ thể người bệnh cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém mà người nhà bệnh nhân cần lưu ý đặc biệt. Một số thực phẩm nên ăn và nên tránh với người bệnh ung thư vòm họng bạn có thể tham khảo như:

Những loại thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng nên bổ sung:

  • Bổ sung nguồn protein cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng...
  • Tăng cường chất xơ và các loại rau xanh như: súp lơ [xanh và trắng], măng tây, bắp cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, rau diếp, mướp tây, mùi tây, hành, củ cải, cải xoong, các loại rong và tảo biển...Và đặc biệt là các loại rau mầm như: giá đỗ, mầm đậu nành...
  • Uống nước ép rau củ 1 cốc/ngày với các loại nước ép có lợi như: nước ép cần tây, nước ép củ rền...
  • Bổ sung các loại hạt nguyên hạt [sống] hạnh nhân, hạt bí, hạt dưa, hạt lanh [flaxseed].
  • Các loại bột chế từ cây lúa mì, lúa mạch non hoặc từ mầm hạt là thức ăn rất tốt cho người bệnh ung thư vòm họng.
  • Tham khảo dùng các loại trà hoặc lá dược thảo như: gừng tươi, bạc hà, sả, lá chanh…
  • Chọn chế biến các thức ăn theo dạng mềm như cháo súp giúp người bệnh dễ ăn, ăn được nhiều hơn và cải thiện tình trạng khó nuốt.

Chế biến các thực phẩm theo dạng mềm giúp người bệnh dễ ăn hơn

  • Hãy chủ động tham khảo mong muốn dinh dưỡng, các món ăn bệnh nhân muốn ăn để có sự cân bằng phù hợp.

Những loại thực phẩm người bệnh ung thư vòm họng cần tránh:

  • Tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong. Vì đây là các loại đồ ăn tạo môi trường cho tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
  • Không ăn lạc và hạt điều [vì chứa nhiều nấm], không ăn khoai tây chiên, bánh mì trắng...
  • Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và các loại đồ uống có gas, đồ uống đóng hộp.
  • Hạn chế hoặc không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế.
  • Hạn chế ăn các loại hải sản vì vị tanh của hải sản có thể làm lượng đờm trắng trong cổ họng người bệnh tăng nhiều hơn.

Với câu hỏi "người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Chế độ dinh dưỡng nào tốt cho người bệnh ung thư vòm họng?" của bạn Trà My, chúng tôi xin được trả lời như trên. Hi vọng có thể mang tới thông tin hữu ích cho bạn.

Chúc bác của bạn sức khỏe và vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này!

Theo Antican.vn

Video liên quan

Chủ Đề