Nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào

Nhân hóa. Ôn tập cách trả lời câu hỏi như thế nào? LTVC 3 tuần 23

Nghệ thuật - Tuần 23

Tiếng Việt lớp 3:Luyện từ và câu. Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?

Câu 1 [trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2] Đọc bài thơ Đồng hồ báo thức và trả lời các câu hỏi:

a] Các nhân vật nào trong bài thơ được nhân hoá?

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?

c] Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Lời giải

a] Các nhân vật được nhân hoá trong bài thơ: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây.

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.

c] Em thích nhất hình ảnh :

"Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng"

Vì hình ảnh này đã miêu tả chiếc kim giây thật sinh động : nó bé, mảnh mai nhưng chạy nhanh trên mặt đồng hồ giống như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.

Câu 2 [trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2] Dựa vào bài trên, trả lời câu hỏi :

a] Bác kim giờ nhích đi như thế nào?

b] Anh kim phút đi thế nào?

c] Bé kim giây chạy ra sao ?

Lời giải

a] Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.

b] Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.

c] Bé kim giây tinh nghịch chạy vút lên trước hàng.

Câu 3 [trang 45 sgk Tiếng Việt 3 tập 2] Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm [gạch dưới] :

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

b] Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

c] Hai chị em thán phục nhìn chú Lí.

d] Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

Lời giải

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?

b] Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

c] Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?

d] Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?

Tham khảo toàn bộ:Tiếng Việt lớp 3

Tiếng Việt Lớp 3 tập 2 - Tuần 23

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? trang 44 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời nhanh 3 câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 23 Tiếng Việt Lớp 3 tập 2 thật tốt.

Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Nhà ảo thuật, Em vẽ Bác Hồ, Chương trình xiếc đặc sắc của Tuần 23. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? trang 44 - Tuần 23

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọngNhích từng li, từng liAnh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịchChạy vút lên trước hàngBa kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

HOÀI KHÁNH

a] Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá như thế nào?

c] Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

a] Trong bài thơ trên các vật sau được nhân hoá: kim giờ, kim phút, kim giây.

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.

c] Em thích nhất hình ảnh:

"Bé kim giây tinh nghịch
Chạy vút lên trước hàng"

Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay: nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.

Câu 2

Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:

a] Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?

b] Anh kim phút đi như thế nào?

c] Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?

Trả lời:

a] Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.

b] Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.

c] Bé kim giây luôn tinh nghịch, nhanh chân chạy vút lên trước hàng.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

b] Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

c] Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

d] Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

Trả lời:

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?

b] Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

c] Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?

d] Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?

Cập nhật: 16/02/2022

Tiếng Việt Lớp 3 tập 2 - Tuần 21

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? trang 26 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời nhanh 4 câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 21 Tiếng Việt Lớp 3 tập 2 thật tốt.

Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Ông tổ nghề thêu, Bàn tay cô giáo, Người trí thức yêu nước của tuần 21. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? trang 26 - Tuần 21

Đọc bài thơ sau:

Ông trời bật lửa

Chị mây vừa kéo đếnTrăng sao trốn cả rồiĐất nóng lòng chờ đợi

Xuống đi nào, mưa ơi!

Mưa! mưa xuống thật rồi!Đất hả hê uống nướcÔng sấm vỗ tay cười

Làm bé bừng tỉnh giấc.

Chớp bỗng loè chói mắtSoi sáng khắp ruộng vườnƠ ! Ông trời bật lửa

Xem lúa vừa trổ bông

ĐỖ XUÂN THANH

Câu 2

Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?

Gợi ý:

a] Các sự vật được gọi bằng gì?

b] Các sự vật được tả bằng các từ ngữ nào?

c] Trong câu "Xuống đi nào, mưa ơi !", tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?

Trả lời:

a] Các sự vật được gọi bằng:

- Mây được gọi bằng chị, sấm được gọi bằng ông, trời cũng được gọi bằng ông.

b] Các sự vật được tả bằng các từ ngữ:

- Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người: trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ bông.

c] Trong câu "Xuống đi nào, mưa ơi !", tác giả nói với mưa thân mật như sau:

- Tác giả coi mưa như một người bạn thân thiết đã từ lâu đi vắng, nay nóng lòng muốn gặp lại nên đã gọi rất thân mật "Xuống đi nào, mưa ơi !"

Câu 3

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?":

a] Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b] Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c] Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Trả lời:

a] Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

b] Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.

c] Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.

Câu 4

Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi:

a] Câu chuyện kể trong bài diễn ra khi nào và ở đâu?

b] Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?

c] Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?

Trả lời:

a] Câu chuyện kể trong bài diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp ở tại chiến khu Bình - Trị - Thiên.

b] Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở trong cái lán.

c] Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn tại chiến khu, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về với gia đình.

Cập nhật: 30/12/2021

Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 44, 45 có đáp án chi tiết cho các em học sinh tham khảo ôn tập về phép nhân hóa, cách đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu. Hãy cùng VnDoc trả lời nhanh 03 câu hỏi phần Luyện từ và câu tuần 23 này thật tốt.

Luyện từ và câu lớp 3 trang 44, 45 tập 2

  • Câu 1 Tiếng Việt lớp 3 trang 44 tập 2
  • Câu 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 2
  • Câu 3 Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 2

Câu 1 Tiếng Việt lớp 3 trang 44 tập 2

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi.

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

HOÀI KHÁNH

a] Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá như thế nào?

c] Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

Phép nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi và có hồn hơn.

Lời giải chi tiết:

a] Trong bài thơ trên các vật sau được nhân hoá: kim giờ, kim phút, kim giây.

b] Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.

c] Em thích nhất hình ảnh :

"Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng"

- Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay : nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.

Câu 2 Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 2

Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:

a] Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?

b] Anh kim phút đi như thế nào?

c] Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc bài thơ và chú ý tới hoạt động của kim giờ, kim phút và kim giây.

Lời giải chi tiết:

a] Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.

b] Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.

c] Bé kim giây luôn tinh nghịch, nhanh chân chạy vút lên trước hàng.

Câu 3 Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 2

Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

b] Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

c] Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

d] Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

Phương pháp giải:

Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm của sự vật, vì vật em đặt câu hỏi theo mẫu Như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a] Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?

b] Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

c] Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?

d] Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?

>> Bài tiếp theo: Tập đọc lớp 3: Chương trình xiếc đặc sắc

.......................................

Trong phần luyện từ và câu lớp 3 này, các em sẽ được học về phép nhân hóa và ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? với tác dụng giúp cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi hơn với con người, giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người. Như vậy, bài văn của các em sẽ trở nên hay hơn. Hãy cùng VnDoc chuẩn bị trước 03 bài tập Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? trang 44, 45 nhé.

  • Luyện từ và câu lớp 3: Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Dấu phẩy
  • Luyện từ và câu lớp 3: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc. Dấu phẩy
  • Luyện từ và câu lớp 3: Mở rộng vốn từ: Nghệ thuật. Dấu phẩy
  • Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Luyện từ và câu lớp 3: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?. Ngoài Bài ôn tập trên, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng cao và bài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề