Nhà văn, nhà thơ gọi chúng là gì

Trước tiên phải nói ngay là, hiện có một số người đã nhầm lẫn giữa tên gọi "nhà văn", "nhà thơ" và "hội viên Hội Nhà văn". Thật ra đây là hai danh hiệu chưa hẳn đã trùng nhau, cái nọ có thể thay thế cái kia. Người ta có thể gọi một hội viên Hội Nhà văn là nhà văn, nhà thơ, nhưng không hẳn cứ phải là hội viên Hội Nhà văn mới được gọi nhà văn, nhà thơ.

Liên tiếp trong mấy ngày vừa qua, trên trang web của một số tác giả đã xuất hiện những ý kiến trái chiều xung quanh việc sử dụng danh hiệu "nhà văn", "nhà thơ". Như ở bài viết "Đừng lạm phát danh nghĩa các "nhà" [được tải trên trang web của nhà văn Phong Điệp], tác giả Dương Liên Thu đã nêu trường hợp ở một cuốn đặc san do Quỹ Hỗ trợ sáng tạo VHNT Hà Nội liên kết xuất bản đã ghi danh một số người tham gia Hội đồng Biên soạn là "nhà thơ", "nhà phê bình văn học" khi mà có người trong số này chưa phải Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội [thậm chí có vị thực chất chỉ là nhà tài trợ].

Cuối bài, tác giả Dương Liên Thu đề nghị: "Các vị có cương vị và trách nhiệm đừng tùy tiện lạm phát danh nghĩa "nhà" nọ "nhà" kia, gây nên nạn ngộ nhận và tự huyễn hoặc cho những cây bút háo danh, dẫn tới tình trạng "vàng thau lẫn lộn" trong làng Thơ và văn học nghệ thuật nói chung". Trong một ý kiến tải trên trang web của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, độc giả Phạm Thình thì lại không căn cứ vào danh hiệu được ghi nhận bởi các Hội nghệ thuật.

Anh cho rằng: "Có nhiều người không phải là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như các hội văn nghệ địa phương, vẫn cứ là nhà văn như thường, thậm chí còn xứng đáng hơn nhiều các bác hội viên có thẻ hẳn hoi nhưng quanh năm ngồi chơi xơi nước, tác phẩm chẳng thấy đâu, chỉ thấy đàn đúm phét lác, chê bai thiên hạ, rồi quay ra chửi nhau như hát hay".

Từ những ý kiến nói trên, tôi xin góp thêm một vài ý kiến nhỏ sau đây:

Trước tiên phải nói ngay là, hiện có một số người đã nhầm lẫn giữa tên gọi "nhà văn", "nhà thơ" và "hội viên Hội Nhà văn". Thật ra đây là hai danh hiệu chưa hẳn đã trùng nhau, cái nọ có thể thay thế cái kia. Người ta có thể gọi một hội viên Hội Nhà văn là nhà văn, nhà thơ, nhưng không hẳn cứ phải là hội viên Hội Nhà văn mới được gọi nhà văn, nhà thơ.

Ai cũng biết, Hội Nhà văn Việt Nam mới chính thức được thành lập từ hơn năm chục năm nay. Vậy những năm trước đấy, khi chưa có Hội thì sao? Ai dám phản đối việc Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan gọi các cây bút tài danh thời ấy là "Thi nhân Việt Nam", là "Nhà văn hiện đại"? Nói tới đây tôi bỗng nhớ tới câu chuyện mà một anh bạn kể lại: Lần ấy, anh được tháp tùng nhà thơ đàn anh nọ xuống một cơ sở lâm nghiệp nói chuyện thơ.

Bây giờ thì nhà thơ ấy đã có vị trí trên văn đàn, chứ hồi đó, nghe đâu ông còn là hội viên "dự khuyết" Hội Nhà văn. Có lẽ vì lý do ấy mà khi người dẫn chương trình giới thiệu ông là nhà thơ, thì ở hàng ghế phía dưới có ai đó cẩn thận lên tiếng đính chính: "Chưa, chưa phải nhà thơ, mới chỉ... sắp thôi".

Thật là chuyện khôi hài, ngớ ngẩn. Chưa hết, ở tờ báo của một Hội Văn nghệ, trong lần đưa tin đoàn cán bộ của báo xuống thăm một đơn vị sản xuất, phóng viên đã tường thuật đại thể rằng: "Đoàn của báo gồm có đồng chí nhà thơ A, Tổng biên tập, dẫn đầu, đồng chí nhà thơ B cùng đi, và các cây bút trẻ X, Y, Z".

Người ta muốn dùng danh hiệu "cây bút trẻ" [mặc dù những người này đều đã trên...năm mươi tuổi] để phân biệt với danh hiệu nhà thơ - vốn dĩ được hiểu là người có chứng chỉ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tất nhiên, sự "độc quyền" cách gọi này - nhất là vào thời điểm bây giờ - không dễ được đa số người viết tán thành. Vả chăng, một người là hội viên Hội Nhà văn thì chỉ có nghĩa người ấy là hội viên Hội Nhà văn, đơn giản thế thôi, chứ sao lại có chuyện "lấn sân" nhau ở đây.

Bạn Phạm Thình đại thể cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng: "Nhà văn chỉ là một thứ danh xưng, ai viết văn, có tác phẩm mà bạn đọc thấy xứng đáng với cái danh xưng ấy thì người ta gọi là nhà văn; chứ có phải là thứ "học vị" nào đâu mà phải thi thố, đỗ đạt, hay phải có đủ những "tiêu chí" theo quy định nào đó thì mới được gọi?".

Tuy nhiên, không dễ để thống nhất được với tất cả mọi người thế nào thì đáng gọi là một nhà văn, nhà thơ [vì do yêu thích mà gọi nên cái đó còn tùy ở mỗi người]. Tuy nhiên, tôi cũng không tán thành cách đặt vấn đề của một bạn viết khi cho rằng: "Một ai đó chỉ viết một bài bút ký, truyện ngắn, một bài thơ, thế không gọi họ là nhà văn, nhà thơ thì gọi là nhà gì?".

Nói như vậy chẳng hóa ra vì bí chữ, không còn cách nào gọi thay thế mà ta phải dùng hai chữ "nhà văn" hoặc "nhà thơ" như thế? Hay là danh hiệu "nhà văn", "nhà thơ" chỉ có ý nghĩa như thể phân biệt người làm việc này với người làm việc khác, nếu như vậy tại sao không gọi những người làm việc viết, người viết ấy - dù họ chỉ mới có một hai truyện ngắn, một vài bài thơ, là "cây bút" như một số nơi từng làm thế?.

Nhân đây, cũng xin nói thêm, vừa qua, cũng trên trang web của nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn đã thổ lộ rằng, mặc dù là hội viên Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, nhưng anh không coi mình là nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp vì "Tôi không ăn lương để viết văn, tôi cũng không bỏ mọi chuyện để viết văn, viết báo. Tôi chỉ nhận mình là đạo diễn chuyên nghiệp vì tôi ăn lương để làm phim...".

Ý kiến này của Đỗ Minh Tuấn đã khiến có người bẻ lại: Nếu nói vậy thì các vị ăn lương Hội Nhà văn để làm những công việc lao công, văn phòng, kế toán, lái xe... mới được gọi là nhà văn chuyên nghiệp? Kể ra, nói vậy thì danh hiệu "nhà văn" trong con mắt nhà thơ Đỗ Minh Tuấn hơi khác với cách nhìn nhận phổ biến của nhiều người. Có thể nó hơi quá chăng?

Nhưng dẫu sao, người càng tỏ ra nghiệt ngã với việc "gọi sự vật đúng với tên của nó" càng chứng tỏ sự tôn trọng của mình với nghề đó, danh hiệu đó

Tường Duy

Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm.

Kỹ năng của các nhà văn thể hiện qua kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để mô tả một ý tưởng, một phong cảnh, dù đó là sự hư cấu hay thực tế.

Nhà văn, tuy thường được hiểu là người sáng tác ra các tác phẩm văn xuôi, tuy nhiên khái niệm nhà văn vẫn có độ mở nhất định khi bao gồm cả những thể loại văn học như thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch bản văn học. Dựa trên khuynh hướng sáng tác, loại thể chuyên sáng tác của từng tác giả văn học, nhà văn có thể được xếp vào các vị trí khác nhau như nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn nhạc kịch, sử gia, ký giả, nhà báo, nhà viết kịch bản phim, v.v.
 


Các thông tin của nhà văn thường đóng góp vào để tạo ra nền văn hóa của một xã hội và xã hội đó có thể được thể hiện ra từ giá trị của các tác phẩm được viết, hay là các tác phẩm văn chương, cũng giống như nghệ thuật v.v.

Chọn ngành Văn học, bạn cần một số phẩm chất và kỹ năng cần thiết sau đây:

- Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hoà đồng, cầu tiến.

- Yêu thích và có khả năng viết tốt.

- Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo.

- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, nghiên cứu, khả năng tư duy logic, sáng tạo.

- Biết học hỏi, tìm tòi để xây dựng cho mình một vốn văn hóa, vốn sống phong phú và phong cách viết riêng.

Nhà văn: Nghề cống hiến

Nhiều cây bút trẻ chia sẻ, họ đã khiến người thân thay đổi quan niệm “nghề văn - nghề cống hiến”. Keng [tên thật Đỗ Thuỳ Linh], tác giả của Dị bản dù không kỳ vọng thứ cảm xúc bằng câu chữ có thể quy đổi ra tiền, nhưng chị cũng bật mí, tác phẩm đầu tay Dị bản, sau 8 tháng phát hành đã mang về 40 triệu đồng nhuận bút. Cuốn tiểu thuyết kinh dị Trại hoa đỏ lần phát hành đầu tiên cũng mang về cho DiLi [tên thật Nguyễn Diệu Linh] khoảng 20 triệu đồng thù lao. Khó làm giàu bằng nghề viết, nhưng DiLi khẳng định, thu nhập từ nghề này cho phép chị sống ổn, mà lại không cần làm việc suốt 8 tiếng/ngày. Tuy vậy, DiLi vẫn thừa nhận, làm nhà văn khó có thể sống phong lưu được, dù vẫn có những “đại gia làng viết” như Stephen King, James Patterson hay J.K. Rowling. Tác giả của Một thế giới không có đàn bà, nhà văn Bùi Anh Tấn thừa nhận “chưa bao giờ thấy mình thừa tiền nhờ một vài đầu sách bán chạy”, dù sách của anh luôn được đặt in số lượng lớn và được tái bản nhiều lần. Chỉ tính sơ, nhuận bút của Một thế giới không có đàn bà in lần đầu đã mang về cho anh 15 triệu đồng, chưa kể nhuận bút từ những lần tái bản và chuyển thể sang kịch bản truyền hình.

Thành công từ những cuốn sách cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nhà văn. Dù chưa dám nhận mình làm nghề viết văn, nhưng Keng chia sẻ, “văn chương đã cho tôi nhiều thứ”. DiLi ngoài viết tiểu thuyết, truyện ngắn cũng tham gia cộng tác cho nhiều tờ báo. Bùi Anh Tấn cũng thừa nhận cuộc sống của anh ổn hơn nhờ nhận được những lời mời viết truyện ngắn, kịch bản phim bên cạnh công việc biên tập hằng ngày tại NXB Công an nhân dân. [Theo Báo Đất Việt]

LTS: Đặt câu hỏi 'Vì sao chúng ta viết?' làm khẩu hiệu xuyên suốt hai ngày hội nghị 'Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10', Hội Nhà văn Việt Nam mong đợi những câu trả lời về lương tri từ những nhà văn trẻ. VietNamNet xin giới thiệu ý kiến của nhà văn trẻ Nguyễn Hải Yến về chủ đề này.      

Hội nghị Những người viết văn trẻ vừa diễn ra tại Đà Nẵng. 

“Vì sao chúng ta viết” là câu hỏi được đặt ra trong Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 năm 2021, đó cũng là trăn trở đối với những người cầm bút từ xưa tới nay. Có một thực tế như nhà văn Nguyễn Bình Phương chia sẻ: “Phần lớn các nhà văn cũng như những nghệ sĩ khác, khi bước vào nghề cũng khá là vô định. Người ta chỉ nghĩ đến sứ mệnh sau khi đã đi một chặng và thấy tiếng nói của mình có trọng lượng”. Thực tế ấy khiến những người trẻ phải dừng lại, lắng nghe, nhìn nhận lại bản thân cùng với tác phẩm của mình.

Có người coi viết là một thói quen, để giải trí. Có người lại coi viết là một trạng thái không thể đè nén của cảm xúc, đòi hỏi phải được giãi bày, nhất định phải giãi bày. Viết là một cách để sẻ chia, để giải thoát bản thân khỏi nguồn cơn đau khổ nào đó. Nhưng, có người thì cho rằng viết là cách để truyền tải thông điệp, những quan điểm về đời sống xã hội, những suy nghĩ về lịch sử, văn hóa, con người; những triết lý nhân sinh... dưới góc nhìn của người cầm bút. Dù quan niệm thế nào thì khi tác phẩm hoàn thành, tư tưởng, tình cảm, kiến thức, vốn sống của anh đều lộ thiên. 

Vẫn biết những lời tâng bốc cùng với sự đánh bóng một cách có hệ thống của truyền thông có thể đưa tên tuổi của một người cùng với những tác phẩm hạng xoàng lên vị trí cao xa hơn những gì anh ta xứng đáng nhận được sẽ khiến nhiều người hoài nghi và mất niềm tin vào sáng tác. Nhưng, chúng ta cũng tin tưởng vào sự sàng lọc của thời gian và lời nhắn nhủ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đối với những người cầm bút: “Nhân loại hình như chưa bỏ sót một vĩ nhân nào của mình dù sớm hay muộn cho dù vĩ nhân đó sống trong một ngôi nhà 5 m2 và bị chính quyền không cho họ xuất bản một tác phẩm nào của họ trong hệ thống xuất bản của chính quyền. Sự lo lắng duy nhất của nhà văn là họ có viết được những tác phẩm thực sự lớn hay không. Ngoài ra mọi sự lo lắng khác không phải là lo lắng đúng nghĩa”.

Nhưng nhà văn, nhà thơ thế nào được coi là lớn? Tác phẩm như thế nào được gọi là lớn? Theo PGS.TS Bùi Mạnh Nhị: “Ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy, thường một nhà thơ chỉ được coi là lớn khi có tư tưởng, dù rằng tư tưởng ấy có khi là bi kịch. Không phải ai cũng ý thức đầy đủ và sâu sắc điều này. Nhiều nhà thơ đâu ít tài nhưng họ mới chỉ có tác phẩm hay chứ chưa có tác phẩm lớn. Thơ họ mới chỉ dừng lại ở những cảm xúc, hay triết lý vặt, chưa bay tới, chưa chạm tới được tầng cao, tầng sâu của hệ thống tư tưởng; hoặc tư tưởng của họ chưa đủ lớn để thấm đẫm hay lặng khuất như có như không, mờ ảo, chênh vênh mà cũng đầy bản lĩnh sau các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ. Nhưng là nhà thơ – tư tưởng không đơn giản! Đâu chỉ có năng khiếu, có tài – cái năng khiếu, cái tài dành riêng cho nghệ thuật. Đó còn là kết quả của những cảm xúc lớn, tri thức khổng lồ, của những dằn vặt, suy ngẫm “hành xác” tinh thần, kết quả của một trí tuệ luôn hướng tới những khái quát, suy tư triết học, từ mọi vật, mọi điều cụ thể trong cuộc sống”.

Nhìn nhận như thế để thấy rằng hành trình để trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn đầy chông gai, có khi không bao giờ tới đích. Nhưng, những người cầm bút vẫn có thể hi vọng, bởi “những thành công lớn nhất, bây giờ và ngay cả về sau, đều xuất phát từ những giấc mơ”. Vấn đề là làm thế nào để biến giấc mơ thành hiện thực? Có người cho rằng mỗi tác giả cần phải có trong hành trang của mình kiến thức tổng hợp vững chắc, am tường lịch sử mĩ học; có tư tưởng lớn, tâm hồn lớn, có tài năng nghệ thuật lớn và có đóng góp đáng kể cho tiến trình thơ ca,... Có người thì cho rằng “trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức”, “thành công không đến từ năng lực xử lý của trí óc mà đến từ trí tưởng tượng và tính sáng tạo”. Theo đó, đề cao vai trò của cái Tôi cá tính, cái Tôi sáng tạo trong việc sáng tác, tạo nên những tác phẩm vĩ đại, coi “nuôi dưỡng tính cá nhân rất quan trọng vì chỉ có cá nhân mới có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ”... Đó là về mặt lý thuyết, còn việc có thể trở thành một cái gì đó cao siêu hay không thì phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. 

Con đường văn chương nghiệt ngã. Mỗi người cầm bút phải tự thắp cho mình một ngọn lửa, tìm cho mình một lối đi trên con đường hun hút, tránh dẫm lên dấu chân người khổng lồ để rồi bị lọt thỏm, mờ nhòa và biến mất. Chúng ta biết rằng trong tiến trình văn học của thế giới và Việt Nam, nền văn học đã tồn tại và vận động không ngừng. Mỗi thời đại, mỗi thế kỷ đều có những cá nhân nổi bật, góp tiếng nói hình thành nên diện mạo nền văn học của nhân loại và của mỗi dân tộc. “Thời thế tạo ra anh hùng hay anh hùng tạo ra thời thế” trước nay vẫn luôn là câu nói gây nhiều tranh luận. Chúng ta là ai trong cuộc đời này hãy cứ để sự khắc nghiệt của thời gian trả lời trong tương lai. Còn hiện giờ, trong hành trình khẳng định mình, tạo dựng và đóng góp cho văn học, những người trẻ với ý thức trách nhiệm, ngọn lửa từ tim và niềm đam mê không ngừng cho sáng tác đang nỗ lực hàng ngày, hàng giờ để viết nên những tác phẩm văn học.

Trong bối cảnh hội nhập với tác động của cuộc cách mạng thông tin và nền kinh tế thị trường như hiện nay, những người cầm bút trẻ được định hướng rõ ràng, xác định tâm thế “hòa nhập chứ không hòa tan”, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhưng cũng phải kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc. Vẫn biết giá trị cốt lõi của văn chương làm nên sự khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác chính là sự sáng tạo. Nhưng, dù cho tư duy nghệ thuật có đổi mới đến đâu thì các tác phẩm văn học cũng phải bám sát những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc; những vận hội, những biến cố có thể xảy đến của thời cuộc; những ngóc ngách của đời sống xã hội, của thân phận con người. Văn chương phải là tiếng nói đấu tranh với cái xấu, cái ác; chỉ ra cái đúng, cái sai; phải bênh vực lẽ phải, bênh vực kẻ yếu; khơi gợi được lòng trắc ẩn, tình thương yêu, xóa bỏ thù hận giữa con người với con người. Đích hướng tới của văn chương không chỉ dừng ở việc phản ánh hiện thực mà qua phản ánh hiện thực, nhà văn gửi những thông điệp về tư tưởng, những chuẩn mực về tình cảm, hướng con người và xã hội tới những giá trị chân, thiện, mỹ. 

Con đường văn chương dằng dặc, chúng ta – những người viết văn trẻ mới chỉ đi được vài bước chân. Tiếng nói của chúng ta nhiều lắm cũng chỉ như gió thu lướt trên mặt hồ… có khi cũng chỉ gợn lên một vài cơn sóng nhỏ. Nhưng, dù thế, những người viết văn sẽ không dừng bút. Người ta chẳng từng nói: “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Giải Nobel văn chương danh giá là giải thưởng dành cho cả quá trình dài sáng tác, nỗ lực và bền bỉ của tác giả để cống hiến cho nhân loại những giá trị nhân bản… chứ không phải dành cho những người bỏ cuộc giữa chừng.

Nếu coi “chữ viết là bản tiến hóa của ngôn ngữ” thì chúng ta cũng phải nhìn nhận văn chương chính là tinh hoa của chữ viết. Vì thế, văn chương không chấp nhận sự cẩu thả, dễ dãi, hời hợt,… như nhà thơ Nga, Maiacốpxki đã viết: “Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ/ Mới thu về một chữ mà thôi/ Nhưng chữ ấy làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”. Đó là cách để những người trẻ viết nên tác phẩm của mình!

Nguyễn Hải Yến

Video liên quan

Chủ Đề