Em thích câu thơ nào nhất trong bài thơ Bà tôi Vì sao

Bởi Thanh Hải Vô Thượng Sư

Giới thiệu về cuốn sách này

Môn Văn Lớp: 8 Giúp em bài này với ạ: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều. Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm. Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa… Lá tre rụng xuống sân nhà Thoảng hương nụ vối…chiều qua….cùng chiều. Câu 1: Em thích câu thơ nào nhất, vì sao?

Câu 2: Em rút ra bài học gì có ý nghĩa nhất với bản thân No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu

a. Em thích hình ảnh thơ/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài Tiếng gà trưa? Vì sao?

b. Viết đoạn văn [khoảng 5-7 câu] nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa


a. Em thích nhất khổ cuối của bài vì khi đọc em nhận thấy tình cảm yêu thương, mong nhớ của người cháu dành cho bà đồng thời từ tình cảm bà cháu em còn thấy được niềm quyết tâm của người cháu bào vệ Tổ quốc vì quê hương, vì gia đình, vì người bà yêu thương.

b. Trên chặng đường hành quân vất vả, dừng chân nghỉ giải lao bên làng quê thanh bình, tiếng gà trưa văng vẳng đã gợi lại những kí ức tuổi thơ của cháu bên bà. Bà hiện lên hiền từ như bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Những quả trứng hồng bên ổ rơm vàng óng của gà mái vàng, mái mơ của bà chăm chút đầy yêu thương. Những tiếng mắng đầy yêu thương, những lo lắng của bà khi đàn gà trời giá rét, cũng chỉ mong cho cháu có một cuộc sống đủ đầy hơn. Những vất vả, tảo tần của bà ngày nào để giờ đây cháu được khôn lớn, trưởng thành. Trong lòng người cháu trào dâng tình yêu thương, lòng biết ơn về sự hi sinh, tảo tần của bà. Tiếng gà gáy quê hương và tình yêu thương bên bà đã góp phần thôi thúc người cháu quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương.


Từ khóa tìm kiếm Google: Soạn văn 7 VNEN bài 13: Tiếng gà trưa trang 80, giải bài tập VNEN bài 13: Tiếng gà trưa trang 80 , VNEN bài 7: Tiếng gà trưa trang 80

Bà hành khất đến ngõ tôi

Bà tôi cung cúc ra mời vào trong

Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu

Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm

Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.

Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa...

Lá tre rụng xuống sân nhà

Thoảng hương nụ vối…chiều qua....cùng chiều.

[Bà Tôi - Kao Sơn, dẫn theo nguồn //baohinhbinh.org.vn

Câu 4 . Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong hai thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 5 Từ bài thơ ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn bàn về vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống hiện nay

Bà tôi

Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng gậy…

tụng trong nắng chiều.

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.

Bà ngồi dưới đất  mắt buồn… ngó xa.

Lá tre rụng xuống sân nhà Thoảng hương nụ vối… chiều qua… cùng chiều.

                                     Kao Sơn

Bài thơ “Bà tôi” là một trong ba bài thơ đạt giải A của Kao Sơn trong cuộc thi thơ lục bát toàn quốc do Tuần báo Văn nghệ tổ chức [năm 2002-2003].

Bài thơ có ba khổ. Mỗi khổ giống như một phân đoạn của thước phim quay chậm, với những pha đặc tả cận cảnh: Hai tấm lưng còng đỡ lấy nhau, một đôi mắt buồn ngó xa xăm, những chiếc là vàng rụng trong buổi chiều tĩnh lặng… Tất cả thật tự nhiên, thật khẽ khàng mà khiến lòng ta không khỏi xa xót! Cuộc sống bao giờ mới hết cảnh những người phải lang thang xin ăn. Nhất là những người già cả?

“Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng… Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm

Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa”…


Có thể ai đó đọc bài thơ và thầm nghĩ: Bà hành khất này thật may mắn, đến xin ăn mà được chủ nhà đón tiếp như một vị khách quý! Lại có người băn khoăn. Bà cụ chủ nhà đối xử quá tốt với bà lão ăn xin chăng? Tôi thì trộm nghĩ: Ở đây không có ranh giới giữa chủ nhà và người ăn xin, mà là cuộc hội ngộ của hai người bạn già đã xa cách lâu ngày. Vì thế một loạt động từ nhẹ mang đậm sắc thái tình cảm “mời, đỡ, chia, nhường…” mà tác giả sử dụng ở bài thơ thật hợp lí. Vừa cho thấy óc quan sát tinh tế vừa thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của tác giả với người bà của mình. Hành động của bà phải chăng đã mang đến cho chúng ta bài học nhân nghĩa ở đời: “Thương người như thể thương thân”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Sẽ là thiếu sót nếu ta bỏ qua cách dùng từ hành khất của tác giả. Hành khất, ăn xin, ăn mày đều là những từ đồng nghĩa chỉ những người sa cơ lỡ bước phải đi xin ăn nhờ vào sự bố thí của thiên hạ để duy trì sự sống. Ở đây tác giả dùng từ hành khất [từ Hán Việt] một cách trang trọng đã cho người đọc thấy một lối ứng xử hết sức nhân văn giữa bà tôi và người ăn xin.

“Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối… chiều qua… cùng chiều”

Chẳng phải ngẫu nhiên tác giả lấy buổi chiều làm bối cảnh diễn ra câu chuyện trên. Hình ảnh buổi chiều, hình ảnh lá rụng đều có thể ví với người già, tuổi già. Lá sẽ rụng về cội trong yên bình. Còn chiều qua nhanh hay chậm một phần tùy thuộc ở chúng ta. Những đứa con, đứa cháu có biết nâng niu chăm sóc để những phận đời già nua được an hưởng nốt những buổi chiều của cuộc đời trong yên ả.

Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát và đã đạt đến độ tương đối hoàn chỉnh về nội dung và nghệ thuật. Giống như nhiều bài thơ khác của Kao Sơn “Bà tôi” mang dáng dấp như một câu chuyện kể: có nhân vật, có tình tiết, có kết cấu… Dưới điểm nhìn của nhân vật “tôi”- người chứng kiến toàn bộ câu chuyện tác giả kể lại cuộc hạnh ngộ giữa người bà của mình và người hành khất qua đó làm toát lên thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà đối với người ăn xin. Đó là nét đẹp tinh thần rất cần phải được trân trọng, nâng niu, gìn giữ và nhân lên.

Đặng Toán

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều. Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm. Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa... Lá tre rụng xuống sân nhà Thoảng hương nụ vối…chiều qua cùng chiều. [Bà Tôi - Kao Sơn, dẫn theo nguồn //baohinhbinh.org.vn] Câu 1 [0,5 điểm]. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ? Câu 2 [0,5 điểm]. Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ ba: Lưng còng đỡ lấy lưng còng Câu 4. Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong hai thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 5 Niềm tin tạo nên sức mạnh. Từ ý kiến trên hãy viết bài văn ngắn với chủ đề: Niềm tin trong cuộc sống GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: tự sự Câu 2: Từ đồng nghĩa với từ "hành khất" là "ăn mày" hoặc "ăn xin" Câu 3: Biện pháp tu từ trong câu thơ "Lưng còng đỡ lấy lưng còng" là hoán dụ => khắc họa chân dung già nua, nhọc nhằn có phần tội nghiệp của hai người bạn già. Từ "lưng còng" được lặp lại, kết hợp với động từ "đỡ" đã tái hiện một hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất. Câu 4: Thái độ ứng xử cảm động chan chứa tình người của người bà trong bài thơ trên đã gợi cho em những suy nghĩ về tình người, lòng nhân ái của người bà đối với người ăn xin. Đó là nét đẹp tinh thần rất cần phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và nhân lên. Câu 5: Dàn ý: I. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Bàn về vai trò, sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống con người. II. Thân bài 1. Giải thích – Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định. – Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định. – Sức mạnh niềm tin từ đoạn trích là sức mạnh về hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau bao nỗi đắng cay và niềm tin vào mơ ước ở tương lai. 2. Phân tích, bình luận a] Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời? – Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác. – Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở. – Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. – Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành: Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả. – Vì cuộc đời không bao giờ lường hết cho ta những hiểm nguy, cuộc sống của chúng ta luôn trực chờ sự tổn thương nên cần có niềm tin để vượt qua. – Người có niềm tin vào bản thân dám khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định; – Niềm tin là nền tảng của mọi thành công: Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. b] Biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc đời – Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào. – Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn. – Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Không rối răm, mất niềm tin. – Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng. c] Mở rộng – Niềm tin là sức mạnh để vượt qua những thử thách nhưng không phải chỉ cần niềm tin là đủ. Niềm tin ấy phải dưa trên những thực lực thực tế. Tin vào điều gì đó trống rỗng sẽ càng làm chúng ta ảo tưởng vào bản thân mà thôi. – Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. 3. Bài học hành động và liên hệ bản thân – Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào. – Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy. – Liên hệ bản thân • Tổng kết vấn đề: Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của niềm tin đối với con người trong cuộc sống. Văn mẫu: Nghị luận về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống

Video liên quan

Chủ Đề