Cấu tạo của hệ bài tiết như thế nào

Home/Giáo dục/Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào?

Giáo dục

Hanoi1000

Related Articles

Hệ tiết niệu hay hệ bài tiết của con người gồm nhiều cơ quan, trong đó có 4 cơ quan chính bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi cơ quan của hệ tiết niệu đều đảm nhận vai trò riêng, vì thế mà cấu trúc và kích thước cũng khác nhau. Ở nam giới và nữ giới, cấu tạo, kích thước cùng vị trí của các cơ quan hệ bài tiết có sự khác biệt. Vậy cụ thể hệ bài tiết gồm những cơ quan nào?

1. Bác sĩ giải thích chi tiết: hệ bài tiết gồm những cơ quan nào?

Hệ bài tiết giúp cơ quan thải bỏ những chất lỏng và chất hòa tan dư thừa từ cơ thể ra môi trường ngoài. Để đảm nhiệm chức năng này, hệ bài tiết đầy đủ gồm: 2 thận, hai niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. Các cơ quan này đều có liên hệ mật thiết với nhau cả về cấu tạo giải phẫu lẫn hoạt động chức năng.

1.1. Thận

Bình thường mỗi người có 2 quả thận, ở bên phải và bên trái đối xứng với cột sống. Cấu tạo thận là một nội tạng đặc, trọng lượng trung bình từ 130 - 135 gram, kích thước khoảng 12 x6 x3 cm. Nhu mô thận dày khoảng 1.5 - 1.8 cm, có tính dai, chắc, bao phủ phía ngoài thận.

1.2. Niệu quản

Đây là bộ phận dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, gồm có 3 đoạn là niệu quản trên, niệu quản giữa và dưới. Niệu quản dài khoảng 25 - 30 cm và có đường kính trong là 2 - 3 mm.

Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang

1.3. Bàng quang

Bàng quang là một túi rỗng lớn để chứa nước tiểu. Khi rỗng, nghĩa là bàng quang không chứa nước tiểu sẽ lấp toàn bộ phía sau khớp mô. Khi chứa đầy nước tiểu, kích thước bàng quang tăng vượt trên khớp mu, có thể tới sát rốn.

Bể thận và bàng quang được nối thông qua niệu quản, cấu tạo của cơ quan này gồm 4 lớp từ trong ra ngoài như sau: lớp niêm mạc, lớp hạ niêm mạc, lớp cơ chắc và lớp thanh mạc.

Dung tích bình thường của bàng quang là khoảng 300 - 500 ml và có thể tăng giảm nếu mắc các bệnh lý liên quan.

1.4. Niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài miệng sáo, niệu đạo ở nữ giới và nam giới có cấu tạo cũng như kích thước khác nhau. Tiêu biểu nhất là niệu đạm ở nữ ngắn hơn ở nam và dễ bị viêm nhiễm hơn.

Niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới

4 cơ quan chính trên tạo thành hệ bài tiết của con người, thiếu hoặc gặp vấn đề ở bất cứ cơ quan nào cũng có thể khiến chức năng bài tiết bị ảnh hưởng.

2. Chức năng của các cơ quan chính của hệ bài tiết

Với chức năng chung là thải bỏ chất lỏng và chất có hại ra khỏi cơ thể, mỗi cơ quan của hệ tiết niệu lại giữ vai trò riêng.

2.1. Thận

Thận đảm nhiệm chức năng lọc và bài tiết chất thải vào nước tiểu, điều hòa thể tích và thành phần máu, giúp cơ thể điều hòa pH, huyết áp và đường huyết.

Ngoài ra, thận còn là nơi sản xuất ra hormone calcitriol và erythropoietin, liên quan đến nhiều hoạt động trong cơ thể. Đây là một trong những cơ quan quan trọng nhất của hệ tiết niệu.

2.2. Niệu quản

Niệu quản là đường ống nối từ bể thận xuống bàng quang, có chức năng vận chuyển nước tiểu.

2.3. Bàng quang

Nước tiểu sẽ được chứa ở bàng quang và khi đầy thì sẽ được thải bỏ ra ngoài.

2.4. Niệu đạo

Niệu đạo có vai trò ống dẫn, đưa nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ngoài ra ở nam giới, niệu đạo còn là đường dẫn tinh trùng khi xuất tinh ra ngoài.

3. Các bệnh thường gặp ở hệ bài tiết

Các cơ quan của hệ bài tiết có thể bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết chung. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở hệ bài tiết:

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh thường gặp, nhất là nữ giới

3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu, chúng có thể tấn công gây tổn thương, nhiễm trùng ở bất cứ cơ quan nào. Ở nữ giới, nhiễm trùng đường tiết niệu là phổ biến nhất do niệu đạo ngắn. Bệnh nhân thường phải điều trị bằng kháng sinh với liều lượng và thời gian tùy theo tình trạng nhiễm bệnh.

3.2. Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ cũng phổ biến hơn ở nữ giới, nguyên nhân do sa xương chậu hoặc ảnh hưởng từ nhiều lần sinh nữ đến dây thần kinh. Nhịn tiểu quá lâu và quá mức cũng khiến hệ tiết niệu phải chịu áp lực lớn, gây tiểu không tự chủ cùng nhiều vấn đề khác như: viêm bàng quang, nhiễm trùng, giảm chức năng thận,...

3.3. Sỏi thận

Sỏi thận hình thành là sự kết tinh của các thành phần trong thận, chúng có thể có nhiều hình dạng kích thước khác nhau. Thận di chuyển trong đường tiết niệu có thể gây tắc nghẽn, viêm nhiễm rất nguy hiểm.

3.4. Suy thận

Suy thận có thể là biến chứng của bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường,... hoặc do chấn thương mạnh đến thận. Suy thận khiến cơ quan này không thể thải lọc tốt chất thải từ máu ra nước tiểu, khiến cơ thể bị nhiễm độc nguy hiểm.

Suy thận là bệnh nguy hiểm gây biến chứng nặng nếu can thiệp chậm trễ

Như vậy MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu hệ bài tiết gồm những cơ quan nào và vai trò của từng cơ quan với nhiệm vụ bài tiết chung. Bất cứ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến khả năng bài tiết chất thải của cơ thể bị ảnh hưởng, cần sớm phát hiện và điều trị.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chào bạn Giải SGK Sinh học 8 trang 124

Sinh 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo nắm được kiến thức lý thuyết, biết cách giải toàn bộ các bài tập SGK Sinh 8 trang 124.

Với lời giải chi tiết các bài tập Sinh 8 bài 38, còn giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Qua đó, các em sẽ đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa kì 2 Sinh 8. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Sinh 8 Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

- Bài tiết là: hoạt động của cơ thể lọc và thải các chất cặn bã do quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể tạo ra [CO2, nước tiểu, mồ hôi…] hoặc 1 số chất được đưa vào cơ thể quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể [các ion, thuốc…].

- Khi sự bài tiết các chất thải bị trì trệ bởi 1 lí do nào đó → các chất thải bị tích tụ trong máu → biến đổi tính chất của môi trường trong cơ thể → cơ thể bị nhiễm độc → mệt mỏi, nhức đầu, thậm chí hôn mê và chết.

- Vai trò của hệ bài tiết:

  • Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra ngoài.
  • Nhờ hoạt động hệ bài tiết mà tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định → hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

  • Cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp và bể thận.
  • Thận gồm 2 quả. Mỗi quả thận có tới 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
  • Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

- Cầu thận thực chất là 1 túi mao mạch dày đặc, khoảng 50 mao mạch xếp song song thành 1 khối cầu thận nằm trong nang cầu thận.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 38 trang 124

Bài 1 [trang 124 SGK Sinh học 8]

Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?

Gợi ý đáp án:

Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong [pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...] luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Bài 2 [trang 124 SGK Sinh học 8]

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì ? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm ?

Gợi ý đáp án:

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên :

Sản phẩm thải chủ yếuCơ quan bài tiết chủ yếu
CO2Phổi [hệ hô hấp]
Mồ hôiDa
Nước tiểuThận [hệ bài tiết]

Bài 3 [trang 124 SGK Sinh học 8]

Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?

Gợi ý đáp án:

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

- Thận gồm 2 quả; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

  • Cầu thận [thực chất là một búi mao mạch máu]
  • Nang cầu thận [thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận].
  • Các ống thận.

Trắc nghiệm Sinh 8 bài 38

Câu 1. Sản phẩm bài tiết của thận là gì ?

A. Nước mắt

B. Nước tiểu

C. Phân

D. Mồ hôi

Câu 2. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái ?

A. Ống dẫn nước tiểu

B. Ống thận

C. Ống đái

D. Ống góp

Câu 3. Ở người bình thường, mỗi quả thận chứa khoảng bao nhiêu đơn vị chức năng ?

A. Một tỉ

B. Một nghìn

C. Một triệu

D. Một trăm

Câu 4. Trong thận, bộ phận nào dưới đây nằm chủ yếu ở phần tuỷ ?

A. Ống thận

B. Ống góp

C. Nang cầu thận

D. Cầu thận

Câu 5. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là

A. bóng đái.

B. thận.

C. ống dẫn nước tiểu.

D. ống đái.

Câu 6. Đơn vị chức năng của thận không bao gồm thành phần nào sau đây ?

A. Ống góp

B. Ống thận

C. Cầu thận

D. Nang cầu thận

Câu 7. Cầu thận được tạo thành bởi

A. một chuỗi các tĩnh mạch thận xếp nối tiếp nhau.

B. hệ thống các động mạch thận xếp xen kẽ nhau.

C. một búi mao mạch dày đặc.

D. một búi mạch bạch huyết có kích thước bé.

Câu 8. Bộ phận nào dưới đây nằm liền sát với ống đái ?

A. Bàng quang

B. Thận

C. Ống dẫn nước tiểu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau : Ở người, thận thải khoảng … các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu [trừ khí cacbônic].

A. 80%

B. 70%

C. 90%

D. 60%

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?

A. Ruột già

B. Phổi

C. Thận

D. Da

ĐÁP ÁN

1. B2. A3. C4. B5. B
6. A7. C8. A9. C10. A

Cập nhật: 18/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề