Tiền việt nam mất giá bao nhiêu %


Trong bối cảnh hiện nay, khi giá của hầu hết các "hàng hóa" đều gia tăng mạnh mẽ, câu hỏi về mức độ mất giá của VND đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dân. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mục đích của việc tính mức độ trượt giá, các "hàng hóa" được sử dụng để làm tham chiếu, cũng như khoảng thời gian tính mức độ trượt giá.

Để biết xem mức sống của người dân đã bị ảnh hưởng ra sao khi giá hàng hóa thay đổi, người ta thường sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI [Consumer Price Index].

Theo cách so sánh này, tốc độ mất giá của VND trong một thập kỷ đã qua là 108%, bởi chỉ số CPI trung bình hàng năm của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi [từ mức 100 vào năm 2000 lên mức 208 vào năm 2010 - số liệu năm 2010 là dự báo]. Nói cách khác, sau một thập kỷ số lượng hàng hóa mà 1 VND mua được đã giảm mạnh và còn khoảng một nửa. Nếu tính trung bình, mỗi năm VND mất giá khoảng 7,6%, trong đó riêng năm 2008 VND mất giá tới 23%.

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng CPI không cho biết nhiều về việc các khoản tiết kiệm của người dân bị ảnh hưởng ra sao trong bối cảnh đồng tiền bị mất giá. Để trả lời câu hỏi này, người ta hay sử dụng giá của các loại tài sản để so sánh. Tại Việt Nam, giá USD và giá vàng là những tham chiếu thông dụng nhất, bởi nó liên quan đến khoản tiền tiết kiệm của phần lớn người dân. Một số người "giàu" hơn có thể quan tâm đến giá bất động sản hay giá cổ phiếu.

Trong một thập kỷ qua, giá USD đã tăng từ mức khoảng 14.000 VND/USD vào giữa năm 2000 lên mức 21.000 VND/USD hiện nay.

Như vậy, tính tổng thể, VND đã mất giá khoảng 50% so với USD trong cả giai đoạn. Nếu tính trung bình, VND mỗi năm bị mất giá so với USD khoảng 4%.

Tuy nhiên, mức độ mất giá của VND so với USD trong giai đoạn 2000-2007 chỉ vào khoảng 2% mỗi năm, còn trong giai đoạn 2007-2010 mức độ mất giá lên tới khoảng 10% mỗi năm.

Giá vàng trong một thập kỷ qua đã tăng gấp khoảng 7 lần, từ mức 5 triệu VND/lượng vào năm 2000 lên mức 35-36 triệu VND/lượng hiện nay. Tính trung bình, giá vàng đã tăng khoảng 21 - 22%/năm.

Nếu sử dụng VN-Index để làm tham chiếu khi so sánh, thì giá cổ phiếu trong vòng một thập kỷ qua đã tăng 4,3 lần, từ mức 100 điểm vào năm 2000 lên mức trên 430 điểm hiện nay. Tính trung bình, mỗi năm giá cổ phiếu tăng khoảng 16%.

Tuy nhiên, khi so sánh mức độ mất giá của VND so với giá các tài sản khác, cần phải tính cả lãi suất mà việc gửi VND, USD, hay thậm chí cả vàng tại ngân hàng mang lại, bởi không nhiều người giữ tiền tiết kiệm của mình ở dưới gối. Nếu sử dụng cách tính này, trong một thập kỷ qua việc nắm giữ VND trung bình mỗi năm đem lại mức lãi suất khoảng 8 - 9%, cao hơn một chút so với mức tăng của chỉ số CPI.

Thông thường, giá các "hàng hóa" được sử dụng để làm thước đo mức độ trượt giá của một đồng tiền nói chung và VND nói riêng, xét trong dài hạn, biến động cùng chiều với nhau [và đều có xu hướng tăng], bởi lượng tiền được cung ra thị trường luôn có xu hướng tăng từ năm này qua năm khác và điều này xảy ra ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá của các "hàng hóa" này không phải lúc nào cũng như nhau, thậm chí cùng chiều nhau, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, trong ngắn hạn, thậm chí trong cả trung hạn, việc lựa chọn các hàng hóa để bảo vệ các khoản tiết kiệm khỏi bị mất giá vẫn có ý nghĩa, nhất là khi tính tới cả các yếu tố rủi ro do giá cả biến động.

Vậy trong một thập kỷ qua, tại Việt Nam "hàng hóa" nào đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chống lại xu hướng mất giá của VND?

Các tính toán ở trên cho thấy, nếu tính cả lãi suất tiền gửi, việc nắm giữ rổ hàng hóa tiêu dùng CPI hay USD không hiệu quả hơn việc nắm giữ VND tại các ngân hàng [lãi suất huy động USD thường dưới 5%/năm].

Vàng là tài sản chống lại sự trượt giá của VND hiệu quả nhất và sau đó là cổ phiếu, mặc dù giá vàng và giá cổ phiếu dao động rất mạnh trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ tính trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2007, thì cổ phiếu lại giữ vị trí quán quân, do trong khoảng thời gian này chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 10 lần trong khi giá vàng chỉ tăng khoảng hơn 3 lần.

Còn nếu tính trong giai đoạn 2007 - 2010, vàng vẫn là phương tiện tốt nhất để chống lại xu hướng mất giá của VND khi tăng khoảng hơn 2 lần [từ mức 16 triệu đồng/lượng lên mức 35-36 triệu đồng/lượng]. Trong khoảng thời gian này, việc nắm giữ cổ phiếu lại bị lỗ nặng, thua cả việc giữ VND ở dưới gối.

Thị trường ngoại hối trong nước chứng kiến nhiều biến động trong tháng 5/2022 sau khi FED tiến hành nâng lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2018.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng đã tăng 1,8 - 2%. Diễn biến này tương đối trái ngược với xu hướng ổn định của những năm gần đây, dù trong tháng 5 vừa qua, NHNN đã có những biện pháp ổn định thị trường như thay đổi tỷ giá bán USD cũng như bán ngoại tệ nhằm hỗ trợ nhu cầu thị trường.

Đến tháng 6, tỷ giá USD tiếp tục có xu hướng tăng tại thị trường ngân hàng. Riêng trong tuần trước, giá USD tại các ngân hàng đã tăng thêm 50 - 70 đồng/USD ở mỗi chiều giao dịch. So với mức thấp nhất ghi nhận vào gần cuối tháng 1, tiền đồng mất giá khoảng 2,5%. Trong khi giá USD trên thị trường tự do tiếp tục duy trì quanh vùng 23.950 – 24.000 đồng/USD, tương ứng mức tăng khoảng 1,6% so với cuối năm trước.

Giới phân tích cho rằng, VND liên tục chịu sức ép mất giá so với USD do cả nguyên nhân bên ngoài và các vấn đề nội tại trong nước.

Theo ông Trần Ngọc Báu - Founder & CEO của WiGroup, nguyên nhân chính khiến tỷ giá liên tục tăng trong thời gian gần đây đến từ sự dịch chuyển của luồng tín dụng trên cán cân tài chính và việc đồng USD mạnh lên rõ rệt so với hấu hết các đồng tiền mạnh khác.

Trong gần 3 năm qua Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của tín dụng quốc tế khi các tổ chức trong nước đẩy mạnh đi vay nước ngoài và các tổ chức nước ngoài đẩy mạnh gửi tiền vào trong nước nhằm tận dụng khoảng chênh lệch lớn giữa lãi suất trong nước và quốc tế khi tỷ giá USD/VND ổn định, thậm chí giảm. Mỗi quý lượng tiền tín dụng và tiền gửi đổ về Việt Nam ở mức 3 - 5 tỷ USD, thay cho mức bình quân chỉ 0,5 - 1 tỷ USD giai đoạn trước đó.

Tuy nhiên từ cuối năm 2021 khi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn toàn cầu, tiêu điểm là FED thay đổi từ nới lỏng sang thu hẹp và định hướng thắt chặt đã làm khoảng cách này giảm đi nhanh chóng và điều khó tránh khỏi là lượng tín dụng và tiền gửi của nước ngoài sẽ giảm đi, xấu hơn nữa có thể là đảo ngược. Đây là yếu tố gây áp lực rất lớn lên tỷ giá và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ông Báu dự báo việc FED tăng lãi suất nhanh và thậm chí tiến hành thu hẹp QE chắc chắn sẽ gây áp lực lên tỷ giá USD/VND trong ngắn và trung hạn.

Ngoài vẫn đề trên, tỷ giá cũng chịu áp lực một phần bởi yếu tố mùa vụ ngắn hạn khi cuối quý II hàng năm thường là giai đoạn thâm hụt xuất nhập khẩu hàng hoá tăng cao.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] cho rằng sự lệch pha trong chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Mỹ dẫn đến áp lực duy trì lên tỷ giá USD/VND.

Cụ thể, chênh lệch lãi suất giữa USD và VND liên tục giảm thậm chí đi vào vùng âm, đặc biệt là với các kỳ hạn ngắn. Thanh khoản vốn bằng USD giảm và duy trì ở mức thấp. Lãi suất huy động USD trên liên ngân hàng cũng được thúc đẩy bởi quyết định tăng lãi suất của FED.

Mặt khác, lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu sau khi hạn mức tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và tăng trưởng huy động phục hồi mặc dù dư nguồn trên thị trường 1 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm. Hơn nữa, để hỗ trợ nền kinh tế, NHNN đã nỗ lực duy trì các lãi suất chính sách của Việt Nam, dẫn đến áp lực lên dòng chảy USD và theo đó là tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá USD/VND sẽ biến động như thế nào trong năm 2022?

Dù giảm so với USD, VND vẫn là một trong những đồng tiền giữ giá tốt nhất trong bối cảnh đồng bạc xanh đang ở mức cao nhất kể từ năm 2002.

Theo Bloomberg, chỉ số đồng USD [DXY] từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 8,0%. Điều này kéo theo sự mất giá của rất nhiều đồng tiền trên thế giới, cụ thể, đồng tiền ở các nước phát triển như Nhật Bản [JPY], Anh [GBP] và khu vực EU [EUR] đều mất giá lần lượt là 16,8%, 11,5% và 8,5% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng NDT của Trung Quốc mất giá khoảng 6,3%, đồng INR của Ấn Độ mất giá khoảng 5,0%, đồng tiền của các nước trong khu vực ASEAN đều có mức mất giá thấp nhất là 2,9% [đồng Rupiah Indonesia] đến cao nhất là 6,0% [đồng Ringgit Malaysia].

Theo VDSC, áp lực đối với tỷ giá từ nay đến cuối năm vẫn còn rất lớn, dù vậy, VND sẽ không bị mất giá quá mạnh như các đồng tiền khác dựa trên một số cơ sở: 1] đồng USD đang neo ở mức cao kỷ lục và lộ trình tăng lãi suất của Fed đã phản ánh phần nhiều vào đợt tăng từ đầu năm đến nay, chỉ số USD sẽ khó giảm mạnh nhưng cũng khó tăng cao hơn từ vùng hiện tại; 2] áp lực mất giá của đồng NDT sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022; và 3] định hướng điều hành tỷ giá linh hoạt tiếp tục được khẳng định trong cuộc họp mới nhất của NHNN, đồng thời NHNN cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng ứng phó với áp lực lớn hơn nữa từ những biến động bên ngoài trong thời gian tới.

Từ những cơ sở này, nhóm phân tích kỳ vọng VND chỉ mất giá khoảng 2,0-2,5% so với USD trong năm 2022, cao hơn 1 điểm % so với kỳ vọng vào đầu năm.

Dự báo về diễn biến tỷ giá, Chứng khoán VCBS cho rằng trong giai đoạn này, nguồn cung ngoại tệ có diễn biến không quá thuận lợi so với các năm trước khi Việt Nam tăng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu trong giai đoạn giá cả tăng cao, triển vọng xuất khẩu hàng hóa kém hơn kỳ vọng khi triển vọng kinh tế toàn cầu giảm đi kèm với gián đoạn chuỗi cung ứng. Mặt khác, tính tới ngày 20/5/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 7,71 tỷ USD, như vậy tăng với tốc độ trung bình 7,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trên cơ sở đó, VCBS duy trì dự báo VND có thể giảm giá đến 2% so với đồng USD.

Với nhận định lạc quan hơn, VnDirect thấy rằng các yếu tố cơ bản để giữ cho VND ổn định trong những năm gần đây vẫn được duy trì, bao gồm thặng dư thương mại cải thiện và dự trữ ngoại hối cao. Nhóm phân tích dự báo thặng dư thương mại tăng lên mức 7,2 tỷ USD trong năm 2022 từ mức 3,3 tỷ USD trong năm 2021. Thặng dư tài khoản vãng lai dự báo tăng lên mức 1,4% GDP vào năm 2022, từ mức thâm hụt 0,3% GDP vào năm 2021.

VnDirect cũng kỳ vọng dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 122,5 tỷ USD vào cuối năm 2022 [tương đương 3,9 tháng nhập khẩu], giải ngân FDI tăng trưởng ổn định và nguồn kiều hối dồi dào cũng góp phần ổn định thị trường ngoại hối. Do đó, tỷ giá USD/VND sẽ tăng không quá 2% trong cả năm 2022.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 2-2,3%.

Theo nhóm phân tích, giá USD/VND dự báo tăng không quá lớn do NHNN thực hiện chính sách điều hành linh hoạt chủ động, bám sát diễn biến thị trường và can thiệp khi cần thiết. Đồng thời, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức cao kỷ lục [khoảng 110 tỷ USD]. Nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại 5 tháng đầu năm thặng dư 2,53 tỷ USD và cả năm dự kiến vẫn thặng dư [dự báo khoảng 4-8 tỷ USD].

Điều gì khiến giá USD tự do bất ngờ vọt lên 24.000 đồng?

//cafef.vn/fed-khuay-dao-toan-cau-vnd-se-mat-gia-bao-nhieu-so-voi-usd-trong-nam-nay-20220620183811875.chn

Video liên quan

Chủ Đề