Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng kẻ chuyện

Tác giả: Hoàng Anh Sướng Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hànhGiọng đọc: Hướng Dương

  • Nguồn Gốc Loài Người – Phạm Thành Hổ - Sách nói Khoa Học
  • Học Cho Ai? Học Để Làm Gì? – Tiêu Vệ - Sách nói Khoa Học
  • Xác Ướp – Những Bí Mật Của Ai Cập Cổ Đại - Sách nói Khoa Học
  • Sông Núi Và Biển Hồ - Sách nói Khoa Học
  • Nghệ Thuật Tối Giản Có Ít Đi, Sống Nhiều Hơn – Dominique Loreau - Sách nói Khoa Học
  • Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận - Sách nói Khoa Học
  • Những Quy Tắc Để Trẻ Thông Minh Và Hạnh Phúc - Sách nói Khoa Học
  • Lỗ đen các bài thuyết giảng trên đài – Stephen Hawking - Sách nói Khoa Học
  • Newton Và Quả Táo Rơi – Kjartan Poskitt - Sách nói Khoa Học
  • Không Khí Và Nước - Sách nói Khoa Học
  • Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Cơ Thể Người - Sách nói Khoa Học
  • Thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 - Sách nói Khoa Học
  • Thách Thức Trùng Khơi – Henry Brook - Sách nói Khoa Học
  • Nhân Vật Thám Hiểm – Hồ Cúc [biên soạn] - Sách nói Khoa Học
  • Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Thực Vật - Sách nói Khoa Học
  • Mười Vạn Câu Hỏi Vì Sao – Động Vật - Sách nói Khoa Học
  • Các Nhà Khoa Học Và Những Phát Minh - Sách nói Khoa Học
  • Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn tập 4 - Sách nói Khoa Học
  • Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn tập 3 - Sách nói Khoa Học
  • Trong Thẳm Sâu Của Bí Ẩn tập 2 - Sách nói Khoa Học
  • Nghe nhà ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng kể chuyệnNhà Ngoại Cảm: PHAN THỊ BÍCH HẰNGPhan Thị Bích Hằng sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo thuộc xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 1990, khi vừa tròn 17 tuổi, Hằng bị chó dại cắn, sau 3 ngày đêm mê man bất tỉnh, bỗng sống lại và từ đó Hằng phát hiện mình có khả năng đặc biệt kỳ lạ: “Tiếp xúc với người cõi âm”. Tính đến nay, sau 17 năm nghe, thấy và nói chuyện với người bên kia thế giới, Bích Hằng đã tham gia tìm được trên 8.000 hài cốt binh sĩ tử trận và hơn 1.000 hài cốt khác của bà con bị thất lạc mộ phần, trong đó có mộ liệt sĩ Vũ Thị Kính, em gái giáo sư Trần Phương [tên thật Vũ Văn Dung], Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Chúng tôi đã có dịp phỏng vấn nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nhân “Trai Đàn Chẩn Tế Bạt Độ” cuối tháng 3/2007 tại Chùa Linh Thắng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.Trang thông tin dòng họ Phạm chi cụ Lang Bình Lục Hà Nam- Hiện nay chị đang công tác ở cơ quan nào? Trước khi có khả năng “tiếp xúc với người cõi âm”, chị có theo tôn giáo nào không?Bích Hằng: Tôi hiện đang công tác tại Trường Đại Học Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội và cũng là một trong những cán bộ của Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Việt Nam. Gia đình tôi theo Nho giáo, cha là sĩ quan quân đội, mẹ là giáo viên. Từ khi phát hiện khả năng thấy, nghe và nói chuyện được với người cõi âm, qua tâm nguyện của các hương linh nhắn gởi, tôi có nhiều cơ hội đến với đạo Phật. Chính sự thanh lương, thánh thiện của quý Thầy qua công năng tu tập và lời kinh tiếng kệ đã giúp cho các linh hồn nhẹ nhàng thảnh thơi, trút bỏ những giận hờn phiền não, dễ tha thứ cho nhau và mau siêu thoát.- Cảm nhận của chị khi tham dự Trai Đàn Chẩn Tế Bạt Độ?Bích Hằng: Tôi thật sự xúc động trước tâm nguyện và sự thánh thiện của chư tôn đức Tăng Ni cùng Phật tử nơi đây, đã khai mở pháp hội lớn như thế này để cho các hương linh được hưởng lộc Phật. Giá mà quý vị cũng được nhìn thấy “người cõi âm” như chúng tôi [phái đoàn có 7 nhà ngoại cảm cùng đi], chắc chắn rằng quý vị cũng sẽ vô cùng xúc động bởi sau lễ “Nghinh Phan Sơn Thủy”, tôi đã phải bật khóc khi trông thấy hàng trăm hương linh trong đó có cả cụ già, trẻ em, phụ nữ, người cụt cả chân tay, đui mù, tàn tật do nhiều nguyên nhân. Ai mạnh thì dìu kẻ yếu, trước sau lũ lượt vào đàn tràng ăn mày công đức nơi cửa Phật.- Theo chị “người cõi âm” cần gì ở chúng ta?Bích Hằng: “Tấm lòng”. Vâng! Tôi nhấn mạnh, người cõi âm rất cần ở chúng ta những tấm lòng và họ rất sợ bị người thân quên lãng. Có ai đó cho rằng chết là hết cho nên người “âm” dễ dàng bị lãng quên. Thực tế, hương linh rất sợ sự cô quạnh hẩm hiu, họ luôn trông chờ tình cảm tưởng nhớ của người thân nghĩ về họ. “Người cõi âm” không xài tiền, không ăn mặc như chúng ta, nhưng họ lại nhận ở chúng ta đầy đủ cả tấm lòng. Khi chăm sóc mộ phần, hài cốt, lo hương khói cúng giỗ v.v… thì “người âm” sẽ nhận được sự thành tâm của người dâng cúng.- Giáo lý đạo Phật nói rất rõ về nghiệp lực của mỗi người. Theo chị, những hương linh mà chị đã từng gặp [trên 8.000 hương linh] là ai? Chị có bao giờ thấy địa ngục của người cõi âm chưa?Bích Hằng: Thế giới người âm rất phong phú, đa dạng, chia ra làm nhiều giai tầng chứ không chỉ có những người giác ngộ về đạo Phật. Còn số mạng ư? Làm gì có số mạng cho hàng ngàn chiến sĩ, nhân dân phải tử nạn trong chiến tranh gây ra! Chính vì vậy mà các oan hồn uổng tử vật vờ đau khổ khi bị chết oan, thậm chí có người thân xác đã không còn nguyên vẹn mà hài cốt lại bị chôn vùi trong rừng sâu, khe suối… không ai hay biết. Tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm bao giờ, nhưng đã thấy rất nhiều các hương linh đau khổ vì nói không được do họ luôn bị canh giữ. Điển hình như trong chuyến tìm mộ liệt sĩ, khi đi ngang qua làng Thành Mỹ, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tôi trông thấy một hương hồn thanh niên đầu cạo trọc, anh ấy muốn nhắn gởi tôi điều gì nhưng không nói được, bởi sau lưng anh có 2 bóng đen luôn ngăn cản không cho anh nói. Bên cạnh mộ anh thanh niên này, còn có mộ của một cụ già bê bết máu, cụ khóc và nhờ tôi nhắn với người thân hãy làm nhiều điều phước thiện mà cầu xin cho con trai, nó đang bị quỷ sứ canh giữ khổ sở lắm, hỏi ra mới biết cậu con trai đã giết cha và sau đó bị tử hình, hai cha con chôn chung một chỗ… Còn có trường hợp, hương linh cụ bà thọ 80 tuổi rồi, nhưng cụ cứ về kêu gia đình lên chùa cầu siêu cho cụ. Gia đình đã lập 4 đàn tràng mà cụ vẫn cứ kêu khóc hoài, người nhà liên lạc với cơ quan quản lý tiềm năng con người và xin gặp tôi. Sau khi tiếp xúc với hương linh của cụ, tôi được biết trước đây gia đình cụ có nuôi một cô cháu gái [mồ côi] gọi cụ bằng dì, hồi nhỏ cụ thường xuyên đánh đập và cho cô cháu gái ăn cơm nguội “trộn với phân của con gián”. Bây giờ muốn cho cụ được thảnh thơi thì đứa cháu gái phải thắp nhang tha thứ cho cụ và trên bàn thờ phải cúng cho cụ 1 bát cơm trộn với phân của con gián thì cụ mới mong được siêu thoát.- Chị đã nhắc đến rất nhiều hai từ “cầu siêu”; vậy theo chị, phương tiện cầu siêu trong đạo Phật giúp ích gì cho các hương linh?Bích Hằng: Tôi vô cùng tin vào sự siêu độ của nhà Phật, bằng sự thanh tịnh và cả tấm lòng từ bi của chư Tăng qua lời kinh của Phật dạy, các hương linh nghe hiểu và sẽ xả bỏ được tham chấp, oan nghiệt, từ đó họ mới mong được sám hối và siêu thoát. Đó là những điều mà các hương linh thường nhờ tôi nhắn với gia đình nên cầu siêu cho họ; âm siêu thì thế giới cõi dương mới bình an. Tôi mong sao một số tỉnh thành trên cả nước, tại những nơi mà chiến tranh xảy ra ác liệt nhất như: Quảng Trị, Quảng Nam, Điện Biên Phủ, các tỉnh Tây Nguyên, nhà tù Côn Đảo .v.v., những nơi chưa có chùa thì nên lập chùa và có nhiều trai đàn chẩn tế như thế này để cầu nguyện cho các hương linh, binh sĩ tử nạn, các vong linh oan hồn chết oan ức vì nhiều lý do, để họ được nương nhờ Phật lực mà siêu thoát.Thú thật, “thầy cúng” thì rất nhiều nhưng tôi vẫn cứ nhờ đến nhà chùa bởi tôi tin vào đức độ và lòng từ bi thương xót chúng sinh bằng cái tâm trong sáng của quý Tăng sĩ chân tu Phật giáo. Theo tôi, dù ở thế giới nào đi nữa thì chúng ta cũng phải đối xử với nhau bằng cái tâm thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và dễ dàng hơn. Tất cả mọi nét vẽ đều rất đẹp nếu chúng ta đặt bút xuống bằng cái tâm, và chính cái tâm của người con Phật sẽ đem lại an lạc cho mọi cảnh giới.- Cảm ơn chị đã dành cho bạn đọc cuộc trò chuyện thú vị này!Linh Toàn, Jun 06, 2008Theo Phat Giao Dai ChungNhững lời tâm sự từ… thế giới bên kiaTrong đoàn người lớn nhất 83 tuổi và người nhỏ nhất 42 tuổi, họ đã khóc như chưa lần nào được khóc. Vâng! Những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi sau 30 năm mới nhận được thông tin của người thân bị thất lạc mộ phần. Những giọt nước mắt như ân hận xót xa vì một lẽ vô tình nào đó đã quên đi nghĩa tình với người đã chết…Đó là những gì mà chúng tôi tận mắt chứng kiến và ghi nhận được qua buổi “nói chuyện” với “Người cõi âm” của 37 Phật tử Thiền Viện Vạn Hạnh [Đà Lạt] thông qua nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng tại thủ đô Hà Nội sau chuyến đi cứu trợ bà con miền trung bị thiên tai bão lũ đầu tháng 12 vừa qua.LỜI TÂM SỰ CỦA NGƯỜI … “CÕI ÂM”Đưa cho nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng xem tấm hình của người em chồng là hương linh liệt sỹ Trịnh Xuân Lành, chị Hoàng Thị Khuê ở tổ 37 khu phố 9 phường 12 TP. Đà Lạt như cố dằn cơn xúc động, nói: “Em chồng tôi đi bộ đội và bị mất tích năm 1978. Cả nhà lặn lội tìm kiếm khắp nơi nhưng không thấy, mong cô giúp cho”.Ngắm nhìn tấm hình của liệt sỹ Lành độ 1 phút, nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng cho biết: “Hương linh liệt sỹ Trịnh Xuân lành hiện đang “ẩn” trong tấm hình này. Anh nhờ tôi nói với chị rằng ‘Anh rất cảm ơn và ghi nhận đầy đủ tấm lòng của người chị dâu luôn nghĩ tới đứa em chồng ngắn số’”.Hương linh tâm sự rằng: ‘Ngày tôi [Hương Linh] nhận giấy báo đỗ đại học thì cũng là lúc tôi nhận được giấy báo tuyển quân. Xếp bút nghiên tôi lên đường nhập ngũ và đã cùng đồng đội tử nạn trong trận chiến đấu oanh liệt tại Campuchia năm 1978. Trước đây tôi [Hương Linh] cũng có bia mộ đàng hoàng nhưng do chôn ở dưới thấp cho nên mưa lũ đã cuốn trôi tấm bia của tôi được làm bằng gỗ, và thế là tôi không còn dấu tích nào cả cho nên ban quản trang không liên lạc được với người thân. Từ đó tôi trở thành kẻ vô danh trên bia mộ! Hiện tại người ta đã qui tập tôi vào nghĩa trang Mộc Hoá, tỉnh Long An. Tính từ tượng đài liệt sỹ ra, mộ tôi xếp thứ bảy, ngay hàng đầu tiên, đầu hàng có một lùm cây sum xuê đặc biệt nhất. Trên mộ có một cây hoa màu tím và bát nhang của tôi người ta để hơi lệch…’Đến từ phường 12, nhà số 60/15 đường Thái Phiên, TP. Đà Lạt, anh Hoàng Văn Sáo cũng mong nhà Ngoại cảm cho biết Hương Linh người chú ruột của mình là liệt sỹ Hoàng Phất – nguyên tiểu đội trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mất tích tại Mặt trận Ba Lòng [Lào] năm 1954.Mặc dù trước khi chết Hương Linh không có tấm hình nào để lại cho cháu mình nhưng nhìn vào mặt của anh Sáo, nhà Ngoại Cảm Phan Bích Hằng nói: “Trên mặt anh lúc này tôi thấy có một Hương Linh còn nhỏ, tự xưng là em của anh. Hương Linh nói là đã cứu anh thoát chết 1 lần [tai nạn nước], bây giờ muốn xin anh “1 trái banh và 1 con diều”.Anh Hoàng Văn Sáo đang nghe nhà ngoại cảm Phan Bích HằngXác nhận thông tin của nhà ngoại cảm vừa nói là rất chính xác, anh Hoàng Văn Sáo cho biết thêm: “Tôi có 1 người em trai bị bệnh chết lúc vừa tròn 2 tuổi và tôi cũng đã may mắn thoát chết trong một lần đi tắm sông” . Nhìn thẳng vào mặt anh Sáo một lần nữa cô Bích Hằng nói thêm: “Hương linh của chú anh đã được đưa về Việt Nam và an táng tại Nghĩa trang Đường 9 [Đông Hà, Quảng Trị]. Mộ hiện nằm tại khu 7 số mộ là 119, trên bia có ghi chữ liệt sỹ vô danh”.Không có người thân bị mất tích, nhưng chị Lê Thị Thuý Hằng ở 33/17A Phan Đình Phùng Phường I Đà Lạt hỏi thăm về người con của chị là Hương Linh Hàng Mỹ Oanh, 23 tuổi, bị tai nạn mất ngày 7/3/Đinh Hợi [2007] bây giờ ở đâu, có cần gì không?Chị Lê Thị Thúy Hằng chụp hình với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Video liên quan

    Chủ Đề