Nguyên tử Y có ký hiệu là 14 7 Y lớp ngoài cùng của nguyên tử Y có bao nhiêu electron

Bài tập Hóa học lớp 10

Trong nguyên tử, các e được phân bố thành các lớp e và trong mỗi lớp e lại được phân chia thành các phân lớp. Vậy thế nào là lớp electron, phân lớp electron? Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp và một phân lớp electron?

Sau đây Download.vn xin giới thiệu đến các bạn lớp 10 cùng tham khảo tài liệu tổng hợp lí thuyết và bài tập về lớp và phân lớp electron lớp 10 để các bạn đọc cùng tham khảo. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

  • A. Lý thuyết và Phương pháp giải
  • B. Ví dụ minh họa
  • C. Bài tập trắc nghiệm

- Cần nắm vững các kiến thức về lớp và phân lớp:

1. Lớp electron:

+ Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

+ Mỗi lớp electron phân chia thành nhiều phân lớp.

+ Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. Số phân lớp trong một lớp = số thứ tự của lớp đó.

2. Phân lớp electron:

- Mỗi lớp e phân chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f…

- Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.Lớp thứ n có n phân lớp e. Tuy nhiên, trên thực tế, với các nguyên tố đã biết, chỉ có số e điền vào 4 phân lớp: s, p, d và f.

LớpnPhân lớp
K11 phân lớp: 1s
L22 phân lớp: 2s, 2p
M33 phân lớp: 3s, 3p, 3d
N44 phân lớp: 4s, 4p, 4d, 4f
O55s, 5p, 5d, 5f
P66s, 6p, 6d, 6f
Q77s, 7p, 7d, 7f

- Các e ở phân lớp s được gọi là các electron s, các e ở phân lớp p được gọi là các electron p….

3. Obitan nguyên tử. Số obitan nguyên tử trong một phân lớp và 1 lớp electron:

- Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. Có thể hình dung sự chuyển động của các electron như một đám mây điện tích âm. Vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây được gọi là obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử [ automic orbital: AO ] là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt [ tìm thấy] electron là lớn nhất, khoảng 90%.

Số obitan nguyên tử trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7

- Số obitan trong lớp e thứ n là n2 obitan.

- Các obitan s có dạng hình cầu, các obitan p có dạng hình số 8 nổi và được định hướng khác nhau trong không gian. Các obitan d, f có hình dạng phức tạp hơn.

4. Cách viết cấu hình electron của nguyên tử

  • Xác định số e của nguyên tử
  • Viết sự phân bố e theo mức năng lượng
  • Viết cấu hình e: sự phân bố e theo mức năng lượng tang dần của lớp và trong mỗi lớp theo thứ tự s,p,d,f

VD: Viết cấu hình e và sự phân bố e trên AO của Fe [Z=26]

  • Lưu ý cấu hình đặc biệt [ hiện tượng bão hòa và bán bão hòa sớm ]

[n-1]d4ns2 → [n-1]d5ns1

[n-1]d9ns2 → [n-1]d10ns1

5. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng

  • Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp e ngoài cùng có nhiều nhất là 8
  • Các nguyên tử có 8 e lớp ngoài cùng là nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm [trừ He có 2 e]. Đó là cấu hình rất bền nên các nguyên tử khí hiếm hầu như không tham gia vào phản ứng hóa học và tồn tại dưới dạng phân tử só 1 nguyên tử.
  • Các nguyên tử có 1,2,3 e lớp ngoài cùng dễ nhường e là nguyên tử các nguyên tố kim loại
  • Các nguyên tử có 5,6,7 e lớp ngoài cùng dễ nhận e là nguyên tử các nguyên tố phi kim
  • Các nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim

Ví dụ 1. Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân tử lớp electron.

Hướng dẫn:

Ta có:

n: 1 2 3 4

Tên lớp: K L M N

Lớp K có 1 phân lớp 1s

Lớp L có 2 phân lớp 2s, 2p

Lớp M có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d

Lớp N có 4 phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f

Ví dụ 2. Hãy cho biết số phân lớp, số obitan có trong lớp N và M.

Hướng dẫn:

- Lớp N có:

+ 4 phân lớp 4s, 4p, 4d, 4f

+ 16 obitan: 1 obitan 4s, 3 obitan 4p, 5 obitan 4d, 7 obitan 4f

- Lớp M có:

+ 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d

+ 9 obitan: 1 obitan 3s, 3 obitan 3p, 5 obitan 3d

Câu 1. Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Lớp thứ 3 có 3 phân lớp 3s, 3p, 3d

Câu 2. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4

B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4

C. Số obitan có trong lớp N là 9

D. Số obitan có trong lớp M là 8

Đáp án: A

Lớp N là lớp thứ 4 nên có 4 phân lớp

Số obitan trong lớp N [ n = 4] là 42 = 16 obitan, gồm 1 obitan 4s, 3 obitan 4p, 5 obitan 4d và 7 obitan 4f.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e

A. Có cùng sự định hướng không gian

B. Có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 4. Lớp M có bao nhiêu obitan?

A. 9

B. 6

C. 12

D. 16

Câu 5. Lớp e thứ 4 có tên là gì

A. K

B. L

C. M

D. N

Câu 6. Lớp L có bao nhiêu obitan?

A. 2

B.3

C. 4

D. 6

Đáp án: C

Lớp L có 2 phân lớp 2s, 2p nên có 4obitan [22= 4] gồm: 1 obitan phân lớp 2s và 3 obitan phân lớp 2p.

Câu 7. Chọn phát biểu đúng:

A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất

B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau

C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

D. Lớp N có 4 obitan

Đáp án: C

A. Lớp K là lớp gần hạt nhân nhất

B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau

D. Lớp N có 42= 16 obitan

Câu 8. Chọn phát biểu sai:

A. Lớp M có 9 phân lớp

B. Lớp L có 4 obitan

C. Phân lớp p có 3 obitan

D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.

Đáp án: A

Lớp M có 3 phân lớp và 32= 9 obitan.

Lưu ý: phân biệt cách tính số phân lớp và số obitan.

Câu 9: Cho các phát biểu:

[1]. Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp

[2]. Các e trong cùng 1 lớp có năng lượng bằng nhau

[3]. Năng lượng của các e trên lớp K là thấp nhất

[4]. Các lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết hoa, các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ viết thường

[5]. các e trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

[6]. Phân lớp d có tương ứng 3 obitan nguyên tử

[7]. Lớp N có 16 obitan.

Số phát biểu đúng là:

A. 3

B.4

C.5

D.6

Câu 10: Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy:

A. Trong hạt nhân nguyên tử

B. bên ngoài hạt nhân nhưng ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân

D. trong vùng không gian xung quanh hạt nhân, vì electron có thể được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Câu 11: Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e

A. Có cùng sự định hướng không gian

B. có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 12: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13: Chọn câu phát biểu đúng:

A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4

B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4

C. Số obitan có trong lớp N là 9

D. Số obitan có trong lớp M là 8

Câu 14: Lớp e thứ 3 có tên là:

A. K

B. L

C. M

D. N

Cập nhật: 16/09/2021

Bài 1.[Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1]

Nguyên tố có z = 11 thuộc loại nguyên tố :

A. s         B. p          C.d          D.f

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn Giải bài 1:   A đúng.

Nguyên tố Z=11, ta có cấu hình electron của nguyên tố đó như sau: 1s22s22p63s. Vậy nguyên tố đã cho là s. Đáp án đúng là A.

Bài 2.[Trang 27 SGK hóa học 10 chương 1]

Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây của lưu huỳnh [Z = 16] :

A. 1s2 2s2 2p5 3s2 3p5 ;           B. 1 s2 2s1 2p6 3s2 3p6 ;

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;           D. 1 s2 2s2 2p6 3s2 3p3.

Chọn đáp án đúng.

Hướng dẫn Giải bài 2:

Nguyên tử lưu huỳnh có Z=16 có cấu hình là: 1s22s22p63s23p⇒ Đáp án đúng là C.

Bài 3.[Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1]

Cấu hình electron của nguyên tử nhôm [Z = 13] là 1s22s22p63s23p1. Vậy :

A. Lớp thứ nhất [Lớp K] có 2 electron ;

B. Lớp thứ hai [Lớp L] có 8 electron ;

C. Lớp thứ ba [Lớp M] có 3 electron ;

D. Lớp ngoài cùng có 1 electron.

Tìm câu sai.

Hướng dẫn Giải bài 3: Câu D là sai.

Bài 4.[Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1]

Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 13.

a] Xác định nguyên tử khối.

b] Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

[Cho biết : các nguyên tô cỏ sô hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong N bảng tuần hoàn thì 1 ≤ N/Z ≤ 1,5]

Hướng dẫn Giải bài 4:

a] Tổng số hạt proton, nowtron, electron trong 1 nguyên tử của nguyên tố đã cho là 13. Mà số proton bằng số electron nên ta có phương trình sau:

2Z + N =13

Mặt khác từ nguyên tố số 2 đến 82 trong bảng tuần ta có :

  • Z ≤ N; mà N =13 – 2Z ⇒ Z ≤ 13 – 2Z ⇒ Z  ≤ 4,333  [1]
  • N ≤ 1,5Z ⇒ 13-2Z ≤ 1,5Z ⇒ 3,5Z ≥ 13 ⇒ Z ≥ 3,7 [2]

Từ [1] và [2] và vì Z nguyên dương 3,7 ≤ Z ≤ 4,333 . vậy Z =4

Suy ra số nơtron: N =13 – 2Z = 13 -2.4 = 5

Vậy nguyên tử khối cần tìm theo yêu cầu bài toán là 4+5=9.

b] Viết cấu hình electron: Z=4 có cấu hính là 1s22s2. Đây là nguyên tố s

Bài 5.[Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1]

Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt bằng 3, 6, 9, 18 ?

Hướng dẫn Giải bài 5:

Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau :

z = 3 : 1s2 2s1   ;                        z = 6 : 1s2 2s2 2p2 ;

z = 9 : 1s2 2s2 2p5 ;                    z = 18 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Bài 6.[Trang 28 SGK hóa học 10 chương 1]

Viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố mà hạt nhân nguyên tử có số proton là :

a] 1, 3;       b]8, 16;          c] 7, 9.

Những nguyên tố nào là kim loại ? Là phi kim ? Vì sao ?

Hướng dẫn Giải bài 6:

Hạt nhân nguyên tử cho biết số proton [nghĩa là cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân] nên theo yêu cầu của đề bài ta có thế viết cấu hình electron của nguyên tử các cặp nguyên tố như sau :

a] z = 1 : 1s1                   ;         z = 3 : 1s2 2S1 ;

b] z = 8 : 1s2 2s2 2p4        ;           z = 16 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 ;

c] z = 7 : 1s2 2s2 2p3        ;           z = 9 : 1s2 2s2 2p5.

Nguyên tố kim loại có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng, nên nguyên tố có z = 3 là kim loại, còn nguyên tố z = 1 là H giống kim loại nhưng không phải là kim loại.

Nguyên tố phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng nên các nguyên tô có z = 8, z = 16, z = 7, z = 9 là phi kim.

Video liên quan

Chủ Đề