Nguyên tắc tổ chức và quản lý ngân sách nhà nước

Nội dung chi tiết

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Để cùng tìm hiểu về vấn đề trên.sau đây luật Thiên Minh xin gởi đến quý bạn đọc bài viết về sơ đồ tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước.

Sơ đồ tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Luật ngân sách nhà nước 2015 thì: nguồn ngân sách Nhà nước sẽ bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

– Nguồn ngân sách của trung ương: Đây được xem là các khoản thu mà ngân sách nhà nước phân cấp cho các cơ quan trung ương hưởng và một số khoản chi trong ngân sách nhà nước thuộc trong khối nhiệm vụ chi của các cấp trung ương. Ngân sách trung ương sẽ bao gồm các đơn vị thuộc dự toán của cơ quan trung ương bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, các tổ chức xã hội thuộc trung ương, cũng như các cơ quan trực thuộc chính phủ và các tổ chức đoàn thể thuộc trung ương đứng ra dự toán.

– Nguồn ngân sách địa phương: Đây được xem là các khoản thu mà được ngân sách nhà nước đứng ra phân cấp cho các cấp tại địa phương thu bổ sung từ ngân sách trung ương, hưởng và một số các khoản chi ngân sách nhà nước mà thuộc trong phạm vi chi của cấp địa phương.

                                                                   

Nguyên tắc tổ chức Hệ thống ngân sách nhà nước

– Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ (tập trung và phân cấp quản lí ngân sách).

Nước ta là một quốc gia thống nhất, chỉ có một Ngân sách nhà nước thống nhất do Quốc hội phê chuẩn dự toán và quyết toán Ngân sách nhà nước, Chính phủ được trao cho quyền thống nhất quản lí điều hành ngân sách theo Luật Ngân sách.

– Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyền nhà nước

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp ứng với mỗi một cấp chính quyền có tương ứng một khâu tài chính phục vụ.

Xem thêm:

>>> Định nghĩa tiền mặt theo pháp luật Việt Nam

>>> Lãi ngân hàng có được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp không

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Để phát huy vai trò, chức năng của ngân sách nhà nước trong đời sống kinh tế – xã hội, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các kinh nghiệm sử dụng công cụ ngân sách nhà nước ở nước ta, khái quát hoá kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực tiễn đã đưa ra một số nguyên tắc như sau:

Một là, Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ: Điều 6 Hiến pháp nước cộng hoà XHCN Việt nam năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Hai là, Nguyên tắc công khai minh bạch: Công khai là để mọi người đều được biết, Minh bạch là làm cho mọi việc trở nên rõ ràng, dễ hiểu. Quản lý ngân sách phải công khai minh bạch xuất phát từ đòi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà nước. Quy tắc chung về tính minh bạch gồm các nội dung chủ yếu là:

– Ngân sách phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động trong và ngoài ngân sách đều được phản ánh vào tài liệu trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

– Đảm bảo tính khách quan độc lập. Các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức cá nhân được NSNN hỗ trợ phải công khai dự toán và quyết toán ngân sách, Nội dung công khai theo các biểu mẫu quy định, thời gian công khai được quy định rõ đối với từng cấp ngân sách.

Ba là, Nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm: Nhà nước phải đảm bảo trách nhiệm trước nhân dân về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh chịu hậu quả.

Bốn là, Nguyên tắc đảm bảo cân đối NSNN: Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hoà hợp lý trong cơ cấu thu, chi giữa các khoản thu, chi; các lĩnh vực, các ngành; các cấp chính quyền thậm chí ngay cả giữa các thế hệ (ví dụ: vay nợ). Đảm bảo cân đối ngân sách là một đòi hỏi khách quan xuất phát từ vai trò nhà nước trong can thiệp vào nền kinh tế thị trường với mục tiêu ổn định, hiệu quả và công bằng. Vì vậy tính toán nhu cầu chi sát với khả năng thu trong khi lập ngân sách là rất quan trọng. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ các nguồn bù đắp.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
  • các nguyên tắc tài chính cơ quan quản lý nhà nước
  • trình bày nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước?
  • quan ly thu ngan sach nha nuoc
  • quản lý ngân sách nhà nước
  • nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước
  • nguyên tắc công khai trong quản lý hành chính nhà nước
  • nguyên tắc cơ bản quản lý hệ thống ngân sách
  • các nguyên tắc trong quản lý tài chính công
  • trình bày nguyên tắc quản lý nsnn
  • ,

    Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước (khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước và phân tích chi tiết các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước)

    Hệ thống ngân sách nhà nước là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của mình.

    Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là xác định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước. 

    Việc tổ chức ngân sách nhà nước cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

    * Nguyên tắc thống nhất trong tổ chức ngân sách nhà nước

    – Nội dung: Ngân sách nhà nước mặc dù được tổ chức thành nhiều cấp nhưng các cấp ngân sách là những bộ phận cấu thành của một hệ thống ngân sách thống nhất và duy nhất. Trong hệ thống ngân sách đó, mặc dù mỗi cấp ngân sách đều có hoạt động thu, chi của mình nhưng các hoạt động đó phải nhất quán, cùng dựa trên những chuẩn mực, định mức nhất định, cùng phải tuân thủ cùng một chính sách, chế độ về thu/ chi ngân sách.

    – Ý nghĩa:

       + Việc quy định các cấp ngân sách phải hoạt động nhất quán, cùng tuân thủ một chính sách, chế độ thu/ chi ngân sách sẽ đảm bảo việc quản lí ngân sách rõ ràng, hiệu quả hơn, việc giám sát của cơ quan có thảm quyền dễ dàng hơn

       + Không có sự bất bình đẳng giữa các cấp ngân sách hoặc những cấp ngân sách cùng cấp với nhau trong việc thực hiện chế độ thu/ chi.

    Nguyên tắc tổ chức và quản lý ngân sách nhà nước
    Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

    * Nguyên tắc độc lập và tự chủ của các cấp ngân sách nhà nước

    – Nội dung: Do mỗi cấp chính quyền nhà nước đều phải thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên địa bàn của mình, cần phải có nguồn kinh phí để có thể chủ động thực hiện chức năng đó. “Độc lập” ở đây là cho phép mỗi cấp ngân sách có quyền quyết định ngân sách của mình theo chế độ, chính sách tiêu chuẩn về định mức thu, chi ngân sách. Mỗi cấp ngân sách đều được phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể bởi cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương.

    – Ý nghĩa:

      + Giúp cho các cấp ngân sách địa phương không bị phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, chủ động trong việc thực hiện hoạt động thu, chi ngân sách của mình

      + Đồng thời sẽ tạo điều kiện để các địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương mình, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    * Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền

    – Nội dung: Tập trung quyền lực thể hiện ở quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của chính phủ đối với ngân sách nhà nước, cho thấy vai trò chủ đạo của chính quyền trung ương trong việc sử dụng ngân sách. Phân định thẩm quyền là việc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp chính quyền nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động thu, chi ngân sách, việc phân định thẩm quyền tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để cho địa phương tự chủ động cân đối ngân sách, giảm số địa phương phải nhận hỗ trợ cân đối, bổ sung từ ngân sách trung ương.

    – Ý nghĩa:

      + Đảm bảo quyền quyết định tối cao của Quốc hội và quyền thống nhất điều hành của chính phủ.

      + Tăng cường tính chủ động, trách nhiệm cho chính quyền địa phương.

    Bài viết cùng chủ đề:

    Phân biệt cấp ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán

    Phân cấp quản lí ngân sách nhà nước

    Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.