Nghiên cứu về các yếu to ảnh hưởng đến việc chọn trường của sinh viên

  1. Trang Chủ /
  2. Số cũ /
  3. 6 (2) 2011 /
  4. Bài viết

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM. Với mẫu nghiên cứu 1894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy, sử dụng phân tích nhân tố EFA tạo thành 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM: Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; khả năng vào được trường; chất lượng dạy – học; công việc trong tương lai; đặc điểm của bản thân sinh viên; người thân trong gia đình; người thân ngoài gia đình. Ngoài ra, kết quả kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập cho thấy: những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh đánh giá “việc tham dự các buổi giới thiệu về trường” quan trọng hơn những sinh viên có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, sinh viên đăng ký thi vào trường nguyện vọng 1 đánh giá “khả năng vào được trường” quan trọng hơn sinh viên đăng ký thi vào trường nguyện vọng 2, sinh viên học khối ngành “Kinh tế - QTKD” đánh giá “công việc trong tương lai” quan trọng hơn sinh viên học khối ngành “KHKT” và “KHXHNV”. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho lãnh đạo nhà trường xây dựng các chiến lược marketing đúng hướng nhằm hoạch định chính sách tuyển học viên, học sinh tốt nghiệp THPT.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ĐỖ THỊ NGỌC THUNGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNVIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌCCỦA HỌC SINH THPT TẠI TP. HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANHMã số: 60340102TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 4 năm 2014BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ĐỖ THỊ NGỌC THUNGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNVIỆC CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌCCỦA HỌC SINH THPT TẠI TP. HỒ CHÍ MINHLUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANHMã số: 60340102HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THANH TÂMCÔNG TRÌNHĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCMCán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lưu Thanh TâmLuận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCMNgày 24 tháng 4 năm 2014Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:1. TS. Trương Quang Dũng– Chủ tịch Hội đồng2. TS. Trần Anh Minh – Phản biện 13. TS. Lê Văn Trọng – Phản biện 24. TS. Nguyễn Văn Khoảng – Ủy viên5. TS. Nguyễn Hải Quang – Ủy viên, Thư kýXác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửachữa (nếu có).Chủ tịch Hội đồng đánh giá LVTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCMPHÒNG QLKH – ĐTSĐHCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcTP. HCM, ngày 15 tháng 3 năm 2014NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨHọ tên học viên: ĐỖ THỊ NGỌC THU Giới tính: NữNgày, tháng, năm sinh: 11 tháng 3 năm 1986 Nơi sinh: Kiên GiangChuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820096I- TÊN ĐỀ TÀI:Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại thành phốHồ Chí Minh.II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:Nhiệm vụ của đề tài là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tácđộng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh, từđó đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn vị có liên quan trong việc định hướng nghềnghiệp, tư vấn tuyển sinh cho học sinh THPT khi lựa chọn trường đại học.Luận văn gồm bốn nội dung chính: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, phươngpháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, kết luận và kiến nghị. Đề tài đã tìm ramô hình, các yếu tố tác động đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT và qua kếtquả phân tích cũng đã cho ra được phương trình hồi quy.Hạn chế của đề tài là chưa nghiên cứu với lượng mẫu lớn, chỉ giới hạn tại thànhphố Hồ Chí Minh chưa nghiên cứu tất cả các trường trên khắp cả nước.III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 07 tháng 8 năm 2013.IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 17 tháng 3 năm 2014.V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lưu Thanh TâmCÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNHiLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.Học viên thực hiện Luận vănĐỖ THỊ NGỌC THUiiLỜI CÁM ƠNTôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lưu ThanhTâm, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và giúp tôi tìm ra hướngnghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu. giải quyết vấnđề… nhờ đó tôi có thể hoàn thành luận văn cao học của mình.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi còn nhận được nhiều sựquan tâm, góp ý, hỗ trợ của cha, mẹ, quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cha mẹ và người thân trong gia đìnhđã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa thạc sỹ tạiTrường Đại học Công nghệ TP.HCM. Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý thầy cô khoa Quản trị Kinh doanh và Quý thầycô Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kỹ thuậtCông nghệ TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hainăm học vừa qua. Các bạn học viên lớp 12SQT13 và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu. Các bạn học sinh tại các trường THPT Long Thới, Lý Thường Kiệt, Ngô GiaTự, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Trường Toản, Trần Phú,Võ Thị Sáu, Đăng Khoa, Đông Đô, Hòa Bình, Hồng Đức, Duy Tân đã nhiệttình tham gia trả lời phỏng vấn nghiên cứu cho đề tài.Học viênĐỖ THỊ NGỌC THUiiiTÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học củahọc sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành trong khoảng thời giantừ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn TP. HCM. Từ đó,đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn vị có liên quan trong việc định hướng nghềnghiệp, tư vấn tuyển sinh cho học sinh THPT khi lựa chọn trường đại học.Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương phápnghiên cứu định lượng và phương pháp thống kê mô tả. Từ cơ sở lý thuyết kết hợp vớinghiên cứu định tính và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đã xácđịnh đượccác yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCMvà đãđưa ra mô hình nghiên cứu. Trong nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê môtả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory FactorAnalysis), phân tích hồi quy đa biến, kiểm định mô hình, kiểm định các giả thuyếtnghiên cứu và kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm: giới tính, loại trường THPT, thờigian tìm hiểu về trường, ngành nghề,…Số mẫu khảo sát được là 566, được phân bố đềutại các quận/huyện trên địa bàn TP. HCM (mẫu phân tầng) và đồng thời nhóm cácquận/huyện lại theo đặc tính trường THPT và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong tầng.Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trườngđại học của học sinh là: Đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học, Cơ hộitrúng tuyển và Cơ hội tương lai. Kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới dạng phươngtrình hồi quy tuyến tuyến đa biến như sau: Y = 0.397FDDTT+0.285 FCHTT+0.173 FCHTLTrong đó Y là việc chọn trường đại học, FDDTTlà đặc điểm và nỗ lực truyền thôngcủa trường đại học, FCHTTlà cơ hội trúng tuyển, FCHTLlà cơ hội tương lai.Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các trường đại học nắm bắt được vai tròcủa các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT tại TP. HCM, làmivcơ sở cho các trường đại học xây dựng các chiến lược marketing phù hợp nhằm thu húthọc sinh chọn trường để học, tăng nguồn thu, tự chủ về mặt tài chính và tạo điều kiệnnâng cao chất lượng đào tạo. Mặt khác, qua nghiên cứu này sẽ giúp cho các trườngTHPT tại TP. HCM, các trường đại học, các tổ chức hỗ trợ cho học sinh, sinh viêncũng như các thầy cô giáo, gia đình, cha mẹ học sinh có biện pháp thiết thực nhằm tưvấn, định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại TP. HCM trong việclựa chọn ngành/nghề, trường đại học để học.Bên cạnh đó, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như: một số yếu tố kháccũng có thể ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT nhưng chưa được đưavào mô hình nghiên cứu. Do đó, cần có những nghiên cứu khác liên quan để bổ sunghoàn thiện, khẳng định tính phù hợp các thang đo và mô hình nghiên cứu. Đối tượngkhảo sát trong nghiên cứu là học sinh THPT hệ chính quy tại địa bàn TP. HCM. Do đó,tính đại diện và khả năng tổng quát hóa của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn nếu đốitượng khảo sát trên khắp cả nước và việc khảo sát bao gồm luôn cả các hệ giáo dụcthường xuyên và các thí sinh tự do. Nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằngphương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng và phân tích nhân tốEFA, còn mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp hồi quy tuyến tínhbội,…Tuy nhiên, hiện nay còn có các phương pháp, công cụ hiện đại khác dùng để đolường, đánh giá, kiểm định chính xác hơn chẳng hạn như CFA trên AMOS.vABSTRACTResearch studies “The factors a affecting the selection of University students inHo Chi Minh City” was carried out between June 2013 and December 2013.The goal of the research project in to indentify and assess the extent of theinfluence of factors to choosing the University of high school students in the Ho ChiMinh City. Since then, a number of recommendations with respect to the relevant unitsin the career orientation, admissions counselors for high school students when selectinguniversities.Topical use of qualitative research methods combined with quantitative researchmethods and methods of descriptive statistics. From theoretical basis in conjunctionwith qualitative research and previous studies are concerned, the authors haveidentified factors that affect the choice of college students in high school in Ho ChiMinh City and has launched research model. In research conducted descriptivestatistics, scale inspection, analysis, exploring factors (EFA – Exploratory FactorAnalysis), multivariate regression analysis, model testing, inspection and researchhypotheses to the differences between the groups: University high school, gender,education, time to learn about school, career,…The survey sample was 566, was assigned to the city are in the district in the HoChi Minh City (stratified sample) and at the same time the district back in high schoolcharacteristics and random selection among individuals.Research results have identified 3 factors that affect the choice of collegestudents: the characteristics and communication efforts of universities, the opportunityto order and the opportunity to future. Research results are expressed in the form of themultivariate linear regression: Y = 0.397FDDTT+ 0.285 FCHTT+ 0.173 FCHTL. Where Yis the choice of the University; FDDTTis the characteristics and communication effortsof universities; FCHTTis the opportunity to order and FCHTLis the future opportunities.viResearch results contributed to the capture of the factors affecting the selection ofhigh school students in Ho Chi Minh City, as the basis for the formulation ofappropriate marketing strategies to attract students to choose schools, increaserevenues, financial autonomy and improving the quality of training. On the other hand,this study helps for students, students as well as teachers, families, parents withpractical measures aimed at consultation, aimed at creating the best condition for highschool students in Ho Chi Minh City in choosing majors/occupation, graduate school tostudy.In addition, this study is still a number of limitations: some other factors can also affectthe choice of high school student s but not yet included in models of research.Therefore, there should be other studies relating to complement, perfection, affirmed fitthe scale and pattern study. Survey subjects in studies of high school students is themain system in Ho Chi Minh City. Therefore, the representative and the ability togeneralize the model studied would be higher if the survey objects around the countryand the survey, including the continuing education system and liberal candidates. Thisstudy reviews the scale using method of coefficient Alpha Cronbach’s , correlation ofvariables and factors analysis of EFA, is a theoretical model is calibrated using amultiple linear regression method,…However, there are also other methods, othermodern instruments used to measure, evaluate, more accurate tests such as the CFA onAMOS.viiMỤC LỤCTrangLời cam đoan iLời cám ơn iiiTóm tắt iiiABSTRACT vMục lục viiDanh mục các từ viết tắt xiDanh mục các bảng xiiDanh mục các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị xiiiPHẦN MỞ ĐẦU 11. Lý do nghiên cứu 12. Mục tiêu nghiên cứu: 33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 44. Phương pháp nghiên cứu: 65. Ý nghĩa của đề tài 66. Kết cấu của đềtài 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 71.1. Một số khái niệm 71.1.1. Học sinh THPT 71.1.2. Hướng nghiệp 71.1.3. Tư vấn hướng nghiệp 71.1.4. Chọn trường 81.1.5. Lựa chọn ngành nghề đào tạo 81.2 Cơ sở lý thuyết 91.2.1. Thuyết lựa chọn duy lý 91.2.2 Những yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh 9viii1.2.3. Giáo dục và giáo dục đại học 151.2.4. Chọn trường đại học 161.3. Mô hình chọn trường đại học của học sinh 161.3.1. Mô hình của Chapman 161.3.2. Mô hình của Jackson 201.3.3. Mô hình của Litten 211.3.4. Mô hình Cosser và Toit 221.4. Các nghiên cứu trước có liên quan 231.4.1. Các nghiên cứu trên thếgiới 231.4.2. Các nghiên cứuở Việt Nam 241.4.2.1. Nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi 241.4.2.2. Mô hình của Nguyễn Phương Toàn 261.4.2.3. Mô hình của Nguyễn Minh Hà 271.5. Tóm tắt chương 28CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 292.1. Khung nghiên cứu 292.2. Quy trình nghiên cứu 302.3. Mô hìnhđề xuất trong nghiên cứu 312.4. Giả thuyết nghiên cứu 322.5. Thiết kế nghiên cứu 362.5.1. Nghiên cứu định tính 362.5.1.1 Chọn mẫu 362.5.1.2. Thu thập dữ liệu 372.5.1.3. Kết quả 372.5.2. Nghiên cứu đinh lượng 372.5.2.1. Kích thước mẫu 382.5.2.2. Phân bố mẫu nghiên cứu 38ix2.5.2.3. Xây dựng thang đo 412.5.2.4. Thu thập dữ liệu 442.6. Phương pháp phân tích dữ liệu 452.7. Tóm tắt chương 48CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CHỌN NGÀNH/ NGHỀ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 503.1. Thực trạng của việc chọn ngành/nghề- trường đại học dự thi của học sinhTHPT tại TP. HCM 503.1.1. Xu hướng chọn ngành/ nghề của học sinh THPT tại TP. HCM 513.1.2. Xu hướng chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCM 573.2. Kết quả nghiên cứu 603.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 603.2.2. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha 673.2.3. Phân tích nhân tố- EFA 713.2.3.1 Phân tích nhân tố cho các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học củahọc sinh THPT 713.2.3.2 Phân tích nhân tố cho các yếu tố quyết định chọn trường 743.2.3.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 743.2.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 763.2.4.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu 763.2.4.2. Phân tích hồi quy đa biến 783.2.4.3. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 813.2.4.4. Phân tích mối liên hệ giữa các biến trong mô hình 823.3. Phân tích kết quả nghiên cứu 853.3.1. Cảm nhận của học sinh THPT về các thang đo thành phần ảnh hưởng 853.3.2. Mức độ quyết định của học sinh THPT về việc chọn trường đại học 863.4. Tóm tắt chương 86xCHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀĐỊNH HƯỚNG CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌCCỦA HỌC INH THPT 884.1. Kết luận 884.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 894.3. Kiến nghị 964.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiêncứu tiếp theo 99Tài liệu tham khảo 100Phụ lục1: Dàn bài thảo luận nhómPhụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sátPhụ lục 3: Danh sách các trường THPT tại TP.HCMPhụ lục4: Thống kê mô tảPhụ lục5: Kết quả Cronbach’s Alpha lần 1Phụ lục6: Kết quả phân tích EFAPhụ lục7: Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2Phụ lục8: Kết quả phân tích hồi quy đa biếnPhụ lục 9: Kết quả kiểm định đa nhómPhụ lục10: Kết quả kiểm định T- TestPhụ lục11: Giá trị các biến quan sátxiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTHPT: Trung học phổ thôngTHCS: Trung học cơ sởCNH: Công nghiệp hóaHĐH: Hiện đại hóaĐHQG: Đại học quốc giaTP. HCM: Thành phố Hồ Chí MinhANOVA: Analysis of Variance – Phân tích phương saiTHCN: Trung học chuyên nghiệpxiiDANH MỤC CÁC BẢNGTrangBảng2.1 Cấu trúc nhóm thảo luận nhóm 36Bảng 2.2 Mẫu khảo sát phân tầng theo Quận/Huyện các trường Công lập 40Bảng 2.3 Mẫu khảo sát phân tầng theo Quận/Huyện các trường Ngoài Công lập 40Bảng 3.1 Các trường THPT được khảo sát tại các quận/huyện 61Bảng 3.2 Phân bố mẫu theo loại trường THPT và giới tính 62Bảng 3.3 Phân bố mẫu theo loại trường THPT vàdự định sau khi tốt nghiệp 63Bảng 3.4 Phân bố mẫu theo mức độ chắc chắn chọn trường và thời gian tìm hiểu về trường . 65Bảng 3.5 Cronbach’s Alpha của thang đo mối quan hệ ảnh hưởng 67Bảng 3.6 Cronbach’s Alpha của thang đo đặc điểm của trường đại học 68Bảng 3.7 Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội trúng tuyển 68Bảng 3.8 Cronbach’s Alpha của thang đo năng lực điều kiện bản thân 69Bảng 3.9 Cronbach’s Alpha của thang đo cơ hội tương lai 69Bảng 3.10 Cronbach’s Alpha của thang đo truyền thông tiếp thị của trường đại học 70Bảng 3.11 Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định chọn trường đại học của HS 70Bảng 3.12 Cronbach’s Alpha của các thang đo 71Bảng 3.13 Kết quả kiểm định thang đocác yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường 73Bảng 3.14 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học 76Bảng 3.15 Bảng ma trận tương quan theo hệ số Pearson 77Bảng 3.16 Các thông số của mô hình hồi quy 79Bảng 3.17 Kết quả hồi quy 80Bảng 3.18 Kết quả phân tích phương sai 80Bảng 3.19 Giá trịtrung bình của các thang đo thành phần ảnh hưởng 86Bảng 3.20 Giá trị trung bình của thang đo chọn trường đại học 86xiiiDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊTrangHình 1.1 Mô hình chọn trường đại học của Chapman (1981) 19Hình 1.2 Mô hình chọn trường đại học của Jackson (1982) 21Hình 1.3 Mô hình chọn trường đại học của Litten (1982). 22Hình 1.4 Mô hình chọn trường đại học của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) 25Hình 1.5 Mô hình chọn trường đại học của Nguyễn Phương Toàn (2011) 26Hình 1.6 Mô hình chọn trườn đại họcMở của Nguyễn Minh Hà (2011) 27Hình 2.1 Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học củahọc sinh …………………… 29Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu 30Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35Biểu đồ 3.1 Phân bố mẫu theo giới tính 62Biểu đồ 3.2 Phân bố mẫu theo dự tính sau khi tốt nghiệp 64Biểu đồ 3.3 Phân bố mẫu theo mức độ chắc chắn chọn trường và thời gian tìm hiểu vềtrường …………. 66Biểu đồ 3.4 Phân bố mẫu theo ngành/nghề chọn của học sinh 66Sơ đồ 3.5 Mô hình nghiên cứuhiệu chỉnh 751PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do nghiên cứuThực tế đã ghi nhận có không ít học sinh cuối cấp 3 ở Việt Nam chưa xác định rõngành học và trường mình sẽ dự thi. Theo kết quả khảo sát của Báo Người Lao Độngtrên 60% học sinh thừa nhận rằng mình không được hướng nghiệp khi chọn ngànhnghề đăng ký tuyển sinh đại học (http:/nld.com.vn/viec-lam/tren-64-nguoi-tim-viec-khong-xac-dinh-muc-tieu-nghe-nghiep-124865.htm).Theo số liệu thống kê của BộGiáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31-5-2012, cả nước có tổng số 204 trường đại học(trong đó có 149 trường công lập, 55 trường ngoài công lập) và 215 trường cao đẳng(trong đó có 187 trường công lập, 28 trường ngoài công lập) (http: tuoitre.vn/giao-duc/501101/cong-bo-danh-sach-cac-truong-dh-cd-cong-lap.html). Đến nay, 40/63 tỉnh,thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường CĐ hoặc ĐHchỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào. Theo thống kê gần đây mỗi nămcó khoảng 1,1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở Việt Nam nhưng hệ thốngcác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng20%- 30% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặngnề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyênnghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao (Theo Nguyễn Phi Yến, 2006).Bên cạnh đó, theo điều tra của Bộ Giáo dục và đào tạo trong năm 2011, cókhoảng 63% sinh viên tốt nghiệp nhưng không tìm được việc làm(http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/63 sinh-vien-that-nghiep-chat-luong-giao-duc-co-van-de-post88908.gd). Kết quả khảo sát của đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH SưPhạm TP HCM cho thấy việc học tập không định hướng dẫn đến hơn 50% sinh viêntốt nghiệp phải được đào tạo lại khi được tuyển dụng (http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-50-sinh-vien-tot-nghiep-phai-dao-tao-lai-2098241.html). Việc địnhhướng như thế nào cho các công dân trẻ tuổi này nhận thấy sự quan trọng của công2việc mình đã chọn, tương lai của họ sẽ như thế nào với sự lựa chọn đó cũng như tạora một lòng nhiệt tâm trong công việc là một trong những vấn đề đã vàđang tồn tại.Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiện có một xu hướng tích cực, nhưng khôngthuận trong sự nghiệp đào tạo (của quốc gia) và cả trong con đường tiến thân (của họcsinh). Đó là đại bộ phận học sinh trung học đều muốn chọn hướng vào đại học ngaysau khi tốt nghiệp phổ thông. Biểu hiện này tích cực ở chỗ cả phụ huynh và học sinhngày càng nhận rõ giá trị của chất xám trong cơ chế thị trường. Song, xét về toàn cụccủa sự phát triển kinh tế xã hội, sẽ là không bình thường, không thuận với quy luật tăngtrưởng, nếu xã hội này cứ 10 người là cử nhân (kỹ sư, bác sỹ ) lại chỉ có 3 người làcông nhân. Theo khoa học lao động của nền kinh tế thị trường, tỷ lệ đó (10/3) chỉ hợplý khi việc đào tạo nhân lực có cơ may đảo ngược chỉ số lao động (3/10): Cứ 13 ngườilao động thì có khoảng 10 công nhân lành nghề, 3 người còn lại có cả cử nhân và trungcấp kỹ thuật. (http://tuvanhuongnghiep.vn/tu-van/Tu-van-huong-nghiep/lam-thay-hay-lam-tho-).Từ nhận định trên cho thấy việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rấtquan trọng không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà còn rất quan trọng đối vớisự phát triển của xã hội. Ước mơ của các em đôi khi còn rất xa vời với thực tế laođộng, hoạt động nghề nghiệp, các em chưa thấy được giá trị đích thực của cácngành nghề, chưa lượng hết khả năng của bản thân mình. Dođó, khi chọn nghềnghiệp có thể không đúng, khi học xong và đi làm sẽ gặp rất nhiều trở ngại nghềnghiệp của mình dẫn đến sự hụt hẫn, bi quan, chán nản trong học tập cũng nhưmiễn cưỡng trong lao động và gây nên sự lãng phí cho giađình và xã hội.Ngày nay, về phía các trường đại học (nhà cung ứng), việc thu hút sinh viênlà một trong những nhu cầu rất quan trọng. Xét ở góc độ nhà cung ứng, việc thuhút sinh viên là cách thức làm tăng nguồn thu, giúp trường tự chủ về mặt tài chínhvà tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo. Còn nếu xét ở gốc độ nhu cầu, cónhiều lý do khác nhau để người muốn học chọn một trường đại học nào đó để3học. Hiển nhiên ta có thể đoán rằng ước muốn tiếp thu kiến thức, sự trao dồi họctập, mong mỏi tình bạn bè, quan hệ xã hội,… có thể là những động lực chính hìnhthành các mục tiêu tìm kiếm nơi học tập của các nhân người muốn học. Tuynhiên, trên thực tế các động lực này cũng biến đổi không ngừng và đan xen vớinhau, điều đó khiến cho việc tạo ra các động lực thu hút người muốn học từ cáctrường đại học sẽ có những thử thách.Xây dựng một chiến lược nhằm thu hút được người học trước hết đòi hỏi phảithỏa mãnđược mong muốn của họ, nhưng đồng thời phải có một tầm nhìn xa vàdựa trên quy luật mang tính căn cơ hơn là mang tính bề nổi nhất thời. Ngoài raviệc xây dựng chiến lược chỉ được gọi là đúng đắn khi nhìn rađược vị thế so sánhgiữa các đối tượng cạnh tranh với nhau (giữa các trường đại học). Theo các quanđiểm hiện đại trong ngành Marketing thì mọi hành vi của người tiêu dùng đềuđược dựa trên những quy luật tìm ẩn trong nhận thức. Do đó, để có một cái nhìnchung nhất và mang tính kiên định về các yếu tố dẫn đến quyết định chọn trườngcủa người muốn học đại học mà đối tượng chính là học sinh THPT thì cần phảisoi sáng được quy luật dẫn dắt đến quyết định chọn trường diễn ra trong tâm tríhọ (Chaudhuri, 2006).Nói một cách khác, khi tìm ra một mô hình (model) hoặc khuôn mẫu(framework) sẽ cho phép ta đoán biết được các tiêu chí đánh giá trong tâm trí củahọc sinh THPT về việc chọn nơi học tập trước khi ra quyết định chọn trường. Từđó, các trường đại học có thể xây dựng các chính sách thu hút thỏa mãn cả haiđiều quan trọng: đó là phù hợp với mục tiêu của người học và mang tính bềnvững. Với những lý do nêu trên,đề tài "Khảo sát các yếu tố tác động đến việcchọn trường của học THPT tại thành phố Hồ Chí Minh” được tác giả chọn đểnghiên cứu.2. Mục tiêu nghiên cứua) Mục tiêu tổng quát4Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chọn trường đạihọc của học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM.b) Mục tiêu cụ thểĐề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPTtại TP.HCM. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc chọn trường đại học củahọc sinh THPT tại TP.HCM. Đề xuất một số kiến nghị đối với các đơn vị liên quan để góp phần nâng cao hiệuquả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong quyết định lựachọn lựa chọn trường dự thi trong kỳ thi ĐH,CĐ.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng: các học sinh THPT tại các trường trung học tại TP.HCM.Nghiên cứu này tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tác động của các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT hệ chính quy trênđịa bàn TP.HCM.Phạm vi:Khảosát và đánh giá mức độtác động củacác yếutốđếnquyếtđịnhchọntrườngđại họctrong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 củahọcsinh lớp 12 tại các trường:Nguyễn Thị Minh Khai, Ngô Gia Tự, Nguyễn An Ninh, Võ Thị Sáu, Trần Phú, VõTrường Toản, Lý Thường Kiệt, Long Thới, Đăng Khoa,Đông Đô, Duy Tân, Hòa Bình,Hồng Đức.Nghiên cứu chỉ khảo sát học sinh khối THPT hệ chính quy, không khảo sát hệ bổtúc văn hóa, thí sinh tự do.Nghiên cứu không xét đến việc mượn trường đại học để dự thi (mặc định là nguyệnvọng 1– quy chế thi 3 chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo) của học sinh THPT.54. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồnkhác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thôngqua phân tích tổng hợp từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đềtàivàđưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thậpthông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông quakỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn và thăm dò ý kiến các học sinh trong 13trường nhằm thu thập những thông tin sơ bộ về vấn đề cần nghiên cứu để xác định lạicác yếu tố và các biến sẽ xuất hiện trong nghiên cứu, thiết lập các thang đo về các yếutố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại thành phố HồChí Minh. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.Kỹ thuật phỏng vấn trực diện thông qua bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thôngtin từ các học sinh tại các trường THPT được khảo sát nhằm kiểm định thang đo, quađó xác định các yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn trường đại học của họcsinh THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu định lượngnày là đưa ra các kết luận tương ứng của đề tài.Qui trình phân tích dữ liệu: Thang đo được đánh giá qua các bước: Đánh giá bằng công cụ thống kê mô tả. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưavào các thủ tục phân tích đa biến. Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và6đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường của học sinh. Phân tích kiểm định T– Test và kiểm địnhphương sai (Oneway Anova) để xácđịnh sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếutố đến quyết định chọn trường.5. Ý nghĩa của đề tài:Với các lý do và mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề tài nghiên cứu có một số ýnghĩa như sau: Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến việc chọn trường đại học của học sinh THPT trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các trường đại học nắm bắt được vai trò củacác yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP. HCMvà làm cơ sở cho các trường đại học xây dựng các chiến lược marketing phù hợp nhằmthu hút học sinh chọn trường để học, tăng nguồn thu, tự chủ về mặt tài chính và tạođiều kiện nâng cao chất lượng đào tạo. Giúp cho các trường THPT tại TP. HCM, các trường đại học, các tổ chức hỗ trợcho học sinh, sinh viên cũng như các thầy cô giáo, gia đình học sinh có biện pháp thiếtthực nhằm tư vấn, định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại TP.HCM trong việc lựa chọn trường đại học để học. Nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác tương tự.6. Kết cấu của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luậnvăn bao gồm trong 4 chương sau đây:Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứuChương 2: Phương pháp nghiên cứuChương 3 : Thực trạng về việc chọn ngành/ nghề, trường đại học và kết quả nghiên cứuChương 4: Giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả về định hướngchọn trường đại học cho học sinh THPT7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨUChương một giới thiệu một số các khái niệm, cơ sở lý thuyết, mô hình của cácnghiên cứu trước có liên quan.Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu vàcác giả thuyết cho đề tài nghiên cứu này.1.1. Một số khái niệm1.1.1. Học sinh THPT:Theo Luật Giáo dục Việt Nam năm 2006 (Luật Giáo dục số 38/2005QH11 có hiệulực ngày 01/01/2006, mục 2, điều 26), giáo dục trung học phổ thông được thực hiệntrong ba năm học từ lớp 10 đến lớp 12. HS vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệptrung học cơ sở, có tuổi là 15. Trong nghiên cứu này, đối tượng học sinh (HS) THPT làcác em HS đang học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông và chuẩn bị dựthi vào đại học. Như vậy HS lớp 12 có thể được xem là khách hàng tiềm năng của dịchvụ giáo dục bậc đại học. Với đối tượng này, có tuổi khoảng 18 với tâm sinh lý củangười chuẩn bị trưởng thành nên cũng có nhiều điểm phức tạp trong tâm lý, chẳng hạn:thích tự khẳng định mình, bị ảnh hưởng của bạn bè, các cá nhân khác,…1.1.2. Hướng nghiệp:Tùy theo đặc trưng của mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học, có thể có những quanđiểm khác nhau về khái niệm này. Trong nghiên cứu này, hướng nghiệp là sự tác độngcủa một tổ hợp lực lượng xã hội, lấy nền tảng của hệ thống sư phạm làm trung tâmnhằm giúp cho các HS có sự hiểu biết cơ bản về ngành nghề trong xã hội. Từ đó, cácem có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức về nghề nghiệp trong tương lai (TheoNguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).1.1.3. Tư vấn hướng nghiệp:Tư vấn hướng nghiệp là một quá trình họat động tích cực, tự giác của HS dưới sựhướng dẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúpHS tìm hiểu về các ngành nghề trong xã hội và chọn được ngành nghề phù hợp cho bảnthân trong tương lai (Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006).81.1.4. Chọn trường:Các em HS lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà trường, gia đình,người thân tư vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghềnghiệp và học lực. Trong nghiên cứu này, khái niệm chọn trường được hiểu là quyếtđịnh chọn trường đại học, cao đẳng (học viện) để đăng ký dự thi và theo học sau khi tốtnghiệp THPT.1.1.5. Lựa chọn ngành nghề đào tạo:Việc lựa chọn ngành nghề của HS là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó đượcbiểu hiện ở những mức độ khác nhau ngay từ những lớp đầu của bậc THCS, ngày càngphát triển dần và hoàn thiện dần ở cấp bậc THPT, nhất là ở lớp cuối cấp ba (lớp 12) củabậc THPT. Quá trình chọn lựa này gồm những đặc tính sau: Tính chủ thể: đối với HS THPT, quá trình lựa chọn ngành nghề được diễn ra vớinhiều sự chi phối của những mối quan hệ xã hội phức tạp như: gia đình, bạn bè, thầy côgiáo, trường lớp, đoàn thể, các tổ chức xã hội,…Những mối quan hệ này tác động đếnnhận thức, nhu cầu, động cơ, sự hứng thú của HS. Tuy nhiên, để đi đến một quyết địnhlựa chọn ngành nghề cho tương lai là do chính chủ thể đưa ra và tự khẳng định (TheoNguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006). Tính khách thể: Quá trình lựa chọn ngành nghề là sự kết hợp giữa nhu cầu,nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do ngành nghề và xã hội đòi hỏi (không phải bất cứngành nghề nào cũng được xã hội chấp nhận). Trong xã hội, mỗi cá nhân có một vị tríxác định. Với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng quyền lợi cũng như phải có tráchnhiệm đối với cộng đồng xã hội. Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong việclựa chọn ngành nghề được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân vớiđòi hỏi về số lượng và chất lượng mà nhu cầu về nguồn lực trong các lĩnh vực màngành nghề đòi hỏi (Theo Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006). Khiđó, chủ thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự lựa chọn.