Nên tiêm dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng

Nên tiêm dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng

Phụ huynh chờ tiêm chủng dịch vụ cho con ở Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Văcxin tiêm chủng mở rộng đang bị e ngại, nên các bậc cha mẹ đổ xô đưa con đi tiêm văcxin dịch vụ. 

Mỗi mũi tiêm dịch vụ giá khá cao, gần 1 triệu đồng, nếu mua theo gói có thể lên tới xấp xỉ 20 triệu đồng cho các văcxin cần thiết trong thời gian đầu đời. Nhưng văcxin dịch vụ cũng cháy hàng. 

Ông Vũ Tuấn Cường, cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, vừa có văn bản khẩn, yêu cầu các nhà cung cấp điều chuyển văcxin, ưu tiên cung ứng ngay cho những nơi đang thiếu, tránh xảy ra tình trạng thiếu cục bộ (như vừa xảy ra tại Quảng Nam và Đà Nẵng).

Loại văcxin nào cũng gây một tỉ lệ phản ứng nhất định. Sốt thông thường sau tiêm văcxin là bình thường. Nếu chỉ vì trẻ sốt mà không tiêm văcxin thì có thể xảy ra “đại dịch” do trẻ không có đề kháng trước các loại bệnh truyền nhiễm, khi đó còn nguy hiểm hơn bội phần.

Ông LÊ QUANG HÙNG (giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định)

Văcxin ComBE Five gây phản ứng sau tiêm cao hơn?

Đã có khoảng 400.000 liều văcxin ComBE Five (là văcxin 5 trong 1, ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib, được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng) sử dụng tại 63 tỉnh thành từ tháng

12-2018 đến nay. Cha mẹ, thậm chí một số cán bộ tiêm chủng có lo ngại tỉ lệ phản ứng sau tiêm văcxin này cao hơn loại tương tự từng sử dụng trước đây (văcxin Quinvaxem được dùng trước đây do Hàn Quốc sản xuất). Nhưng theo ông Đặng Đức Anh - giám đốc Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, tỉ lệ phản ứng sau tiêm ComBE Five và Quinvaxem tương đương.

Nam Định là địa phương đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến ComBE Five cuối tháng 12-2018. Theo một lãnh đạo Sở Y tế Nam Định, tỉnh này đã sử dụng Quinvaxem trong gần 10 năm mà không xảy ra bất kỳ trường hợp tử vong sau tiêm nào, vừa mới dùng ComBE Five thì xảy ra vụ việc đau lòng, hai cháu bé tử vong sau tiêm.

Ông Trần Minh Điển, phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội), cũng cho rằng tỉ lệ sốt sau tiêm ComBE Five là tương tự Quinvaxem. Tuy nhiên có những vụ phản ứng sau tiêm cho thấy có những bất thường từ khi sử dụng ComBE Five. 

Như tại tỉnh Bình Định, ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm hồi đầu tháng 3 và tỉnh buộc phải tạm ngưng sử dụng lô văcxin liên quan, chuyển lô văcxin mới (một phần do lô cũ đã gần cạn), nhưng cuối tháng 3 lại ghi nhận một trẻ có phản ứng nặng sau tiêm. 

Hai lô văcxin đều ghi nhận những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm là đặc biệt, cần phải theo dõi về quy trình khám sàng lọc, tư vấn trước và sau tiêm, cụ thể về loại văcxin đang được sử dụng. 

Theo ông Đặng Đức Anh, sau tiêm văcxin ComBE Five, trẻ có thể sốt nhẹ (<38,50C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, đây là những phản ứng thông thường với tỉ lệ tới 50%, nhưng cũng có thể gặp phản ứng nặng như sốt cao, co giật, phản ứng phản vệ với tỉ lệ 20/1 triệu liều tiêm, các trường hợp này cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Tiêm ComBE Five: trẻ sốt thì nên nhập viện ngay

Tỉnh Bình Định vừa kết thúc đợt tiêm văcxin ComBE Five thứ 5 kể từ khi triển khai tiêm chủng loại văcxin này vào tháng

10-2018. Thông tin từ phòng quản lý tiêm chủng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Định cho biết trong đợt tiêm mới nhất vào cuối tháng 3, có hơn 5.400 trẻ được tiêm ComBE Five, trong đó 168 ca có phản ứng thông thường và 1 ca phản ứng nặng. Tính từ tháng

10-2018 đến nay, qua 5 đợt tiêm văcxin ComBE Five thay thế cho Quinvaxem, toàn tỉnh Bình Định đã tiêm cho 23.261 trẻ trong độ tuổi. 

Ngành y tế Bình Định ghi nhận tỉ lệ trẻ bị phản ứng sau tiêm loại văcxin này cao hơn so với các loại văcxin đã sử dụng trước đó, có 689 trẻ bị phản ứng thông thường, 20 trẻ bị phản ứng nặng, trong đó có 1 trẻ ở xã Hoài Châu (huyện Hoài Nhơn) tử vong vào cuối tháng 2-2019. 

Chính vì số ca phản ứng sau tiêm ComBE Five tương đối cao, nên phụ huynh cũng dè dặt cho trẻ tiêm chủng loại văcxin này. So với số trẻ trong độ tuổi cần tiêm văcxin 5 trong 1 để ngừa bệnh, thì số trẻ đã tiêm ở Bình Định mới đạt hơn 51%.

Theo ông Lê Quang Hùng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, loại văcxin nào cũng gây một tỉ lệ phản ứng nhất định và người dân đừng quá lo lắng trước việc trẻ bị sốt sau khi tiêm văcxin. Tuy nhiên, vì ComBE Five là văcxin mới nên ngành y tế Bình Định khuyến cáo phụ huynh là sau tiêm văcxin, hãy theo dõi chặt tình trạng của trẻ. 

"Nếu trẻ có biểu hiện khác thường, sốt cao, khó thở, tím môi thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, nếu được thì cứ đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định và nhập viện trong thời gian ngắn nhất. Trẻ phản ứng thông thường thì sau 1-2 ngày là xuất viện, còn trẻ nặng thì được điều trị tích cực ngay sau những biểu hiện đầu tiên" - ông Hùng nói.

Đại diện một trung tâm y tế huyện cũng cho hay phản ứng sau tiêm văcxin ComBE Five có thể đến muộn hơn so với Quinvaxem, do đó thời gian cần theo dõi trẻ sau tiêm cũng dài hơn.

Có nên tìm văcxin mới?

Khi bắt đầu đưa ComBE Five vào sử dụng tại VN, Bộ Y tế cho hay văcxin này đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại nước sản xuất là Ấn Độ. Văcxin này cũng được dùng tại 43 quốc gia, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới. 

Tuy nhiên, những phản ứng nặng sau tiêm ghi nhận liên tiếp thời gian gần đây cho thấy rất nên sớm tìm thêm một loại văcxin tương tự nhưng ít phản ứng sau tiêm hơn, tránh những bất thường với sức khỏe của trẻ. Một lãnh đạo của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng đồng thuận với ý kiến này. 

Theo vị này, có một hãng văcxin khác của Ấn Độ cũng có văcxin 5 trong 1 tương tự Quinvaxem và ComBE Five, văcxin đó cũng có thành phần ho gà toàn tế bào (thành phần được cho là liên quan tới các phản ứng nặng sau tiêm), nhưng hãng này đã cung cấp 20 triệu liều văcxin (ngừa hai căn bệnh khác) ở VN và không gây phản ứng nặng nào. "Chúng tôi sẽ tìm hiểu loại văcxin tương tự do hãng này sản xuất"- vị lãnh đạo này cho biết.

Theo các chuyên gia y tế, các bậc phụ huynh nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ và điều cần thiết nhất hiện nay là cơ quan y tế không để tình trạng thiếu văcxin diễn ra ở bất cứ đâu.

Đưa con đi tiêm văcxin 6 trong 1

Nên tiêm dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng

Một ca tiêm chủng - Ảnh: D.PHAN

Liên tục trong nhiều ngày từ sau tết đến nay, tại cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng luôn bị quá tải.

Mỗi khi cơ sở này thông báo có đợt văcxin "6 trong 1" (ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viêm gan B và bại liệt) mới về thì tình cảnh chen lấn, xếp hàng từ rạng sáng lại diễn ra.

Đặc biệt, chiếm phần đông trong số này chính là các phụ huynh ngoại tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (nơi khá xa) cũng đưa con về Đà Nẵng tiêm chủng dịch vụ.

Theo ghi nhận, tỉ lệ phụ huynh ngoại tỉnh đưa con đi tiêm văcxin "6 trong 1" tại Đà Nẵng chiếm gần 50%, trong đó chủ yếu là ở tỉnh Quảng Nam. Tình trạng quá tải ở đây đặc biệt nghiêm trọng vào các đợt tiêm cuối tháng 3 vừa qua.

Theo BS Trần Bảo Ngọc - phó trưởng phòng khám đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, tình trạng quá tải xảy ra một phần do trong năm nay có nhiều phụ huynh ở ngoại tỉnh cũng đổ về Đà Nẵng.

Quá trình tiếp xúc với phụ huynh, BS Ngọc cho biết phụ huynh ở một số nơi vẫn còn tâm lý chưa tin vào văcxin của chương trình tiêm chủng mở rộng và có nơi văcxin về chưa đều nên phụ huynh phải đưa con đi tiêm dịch vụ.

Trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm còn thấp

Một cán bộ thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ cho biết do ComBE Five là loại văcxin nguyên bào, nên phản ứng sau tiêm như sốt nhẹ là điều khó tránh, nếu thực hiện đúng kỹ thuật bảo quản văcxin, kỹ thuật tiêm (nên lắc kỹ văcxin trước khi tiêm) sẽ hạn chế được phản ứng phụ.

Bác sĩ Nguyễn Quang Thông - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ - cho biết do được tập huấn rất kỹ về bảo quản, kỹ thuật tiêm, theo dõi sau tiêm... trong chiến dịch tiêm văcxin ComBE Five, các trường hợp có phản ứng đều là phản ứng sốt nhẹ. Tuy nhiên, kết quả tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi bổ sung trong tháng 1-2019 còn khá thấp (59,1%)...

Nên tiêm dịch vụ hay tiêm chủng mở rộng
Vì sao không có vắcxin chống bách bệnh?

L.ANH - D.THANH - TRƯỜNG TRUNG - T. LŨY

Vợ tôi sắp sinh con trai đầu lòng vào tháng 9 này, giờ tôi đang xem xét đến việc tiêm phòng sau sinh cho cháu. Tôi được biết là khi được 2 tháng thì cháu phải tiêm phòng mũi vắc xin 5 trong 1. Nhưng tôi nghe nói có 2 loại là: vắc xin 5 trong 1 miễn phí của hàn quốc và vắc xin 5 trong 1 dịch vụ (của Pháp). Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi là nên chọn tiêm vắc xin dịch vụ hay tiêm miễn phí thì tốt và yên chí hơn? Cho tôi hỏi ngoài địa chỉ 180 Trường Chinh thì VNVC còn chi nhánh nào khác nữa không?

Chào anh!

Giống như anh, rất nhiều phụ huynh chuẩn bị đón thành viên mới có cùng băn khoăn đó là nên cho con tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 dịch vụ hay trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trung tâm tiêm chủng VNVC xin cung cấp thông tin về 2 loại vắc xin này để từ đó anh có cơ sở chọn vắc xin phù hợp.

Hiện vắc xin 5 trong 1 có 2 loại là Pentaxim (Pháp) và Quinvaxem (Hàn Quốc). Trong đó, mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 được tiêm phòng ở các trạm y tế phường, xã nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được Nhà nước tài trợ (miễn phí).

Tiêm phòng mũi vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 giúp ngăn ngừa các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra (mũi tiêm này không ngừa bệnh bại liệt).

Lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem là vào các tháng tuổi thứ 2, 3, 4 của trẻ, tiêm mũi nhắc cần tiến hành khi trẻ được 13 – 24 tháng tuổi (Tuy nhiên, tại Việt Nam, mũi nhắc thường sử dụng là vắc xin DTP – vắc xin phối hợp phòng bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, được tiêm nhắc vào thời điểm trẻ 16-18 tháng). Bên cạnh lịch tiêm của trẻ, gia đình cần nắm thông tin lịch tiêm hàng tháng tại các trạm y tế xã phường để đưa bé đi tiêm phòng.

Còn nếu chọn tiêm chủng dịch vụ, trẻ sẽ được tiêm phòng vắc xin Pentaxim 5 trong 1, với lịch tiêm tương tự như vắc xin Quinvaxem. Vắc xin Pentaxim ngăn ngừa 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn Hib.

Điểm khác biệt giữa 2 loại vắc xin này mà các bậc phụ huynh quan tâm đó là thành phần ho gà: nếu như thành phần Ho gà trong Quinvaxem là ho gà toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ) thì Pentaxim là ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn).

Chính vì Pentaxim có chứa thành phần ho gà vô bào – ít gây phản ứng phụ sau tiêm (như sốt, đau tại chỗ, quấy khóc) hơn, nên nhiều phụ huynh chọn vắc xin dịch vụ này để tiêm cho con. Mặt khác, khi anh chọn tiêm chủng dịch vụ, gia đình có thể chủ động thời gian hơn.

Tại VNVC, gia đình có thể đặt hẹn lịch tiêm, đặt giữ vắc xin cho con nhằm đảm bảo luôn có sẵn vắc xin vào thời điểm con cần tiêm chủng theo lịch.

Việc chọn tiêm phòng mũi vắc xin 5 trong 1 loại nào là tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và điều kiện của gia đình. Điều quan trọng nhất là cần tiêm đủ mũi và bám sát lịch tiêm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh của vắc xin.

Trường hợp chọn tiêm dịch vụ, phụ huynh nên chọn cơ sở tiêm chủng có nguồn vắc xin ổn định và có dịch vụ đặt giữ vắc xin nhằm đảm bảo vắc xin không bị thiếu/ hết vào đúng thời điểm trẻ cần tiêm.

>> Phân biệt vắc xin Quinaxem, vắc xin 6 trong 1 và vắc xin Pentaxim

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, việc kiểm tra sức khỏe cho bé trước khi tiêm và theo dõi 30 phút sau khi tiêm rất quan trọng. Gia đình anh cần lưu ý đến điều này.

Để được tư vấn Quý Khách có thể nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước.

Để đặt tiêm vắc xin Pentaxim 5 trong 1 tại VNVC, anh có thể đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 028.7300.6595.

Trân trọng!

Trung tâm tiêm chủng VNVC