Mục đích của biện pháp cải tạo đất bón vôi là gì

Chuyển đến nội dung

1467 lượt xem

Tại nhiều vùng đất canh tác nông nghiệp trong cả nước, tình trạng đất nhiễm phèn, mặn hay đất có dấu hiệu thoái hóa kém, nhiều mầm bệnh ngày càng gia tăng. Từ đó đòi hỏi người canh tác cần có những biện pháp để cải tạo và bảo vệ đất một cách phù hợp. Trong đó có thể kể đến biện pháp bón vôi vào đất. Tuy bón vôi cải tạo đất phèn nói riêng hay cải tạo đất nói chung đã được thực hiện từ lâu nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân tại sao lại bón vôi và bón như thế nào là hợp lý. Vậy hôm nay, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu rõ hơn về biện pháp cải tạo đất này nhé!

Đất sẽ chua hóa trong quá trình canh tác lâu dài

  • Lông hút ở rễ vẫn tiết ra các axit hữu cơ để hòa tan cation trên keo đất. Cation này chủ yếu K+, NH4+, Ca2+, Mg2+ và thải ra lượng H+ rất lớn ra môi trường.
  • Bón phân hữu cơ thường xuyên đặc biệt là các gốc axit như K2SO4, KCl, NH4Cl, [NH4]2SO4, khi cây hút các cation vào cũng thải ra một lượng axit đáng kể.
  • Ngoài ra còn có nguyên nhân do xói mòn lớp đất mặt do rửa trôi, trực di hay phân giải xác bã thực vật trong môi trường yếm khí, điều này thường gặp trên các ruộng ngập nước, yếm khí làm rễ cây chết do ngộ độc hữu cơ.

Cải tạo lại đất phèn, lên liếp trồng cây cây ăn trái

  • Do nước ta có 2 mùa nắng mưa rõ ràng nên vào mùa nắng đất nứt nẻ đến tầng phèn tiềm tàng bên dưới. Điều này làm cho khi mưa xuống, nước mưa kích hoạt tầng phèn này đưa phèn lên mặt khu vực canh tác.
  • Tầng phèn tiềm tàng ở Đồng bằng sông Cửu Long phổ biến từ 0,8-1 m nên khi vét mương lên liếp cũng vô tình kéo theo chúng lên.

Cung cấp canxi cho đất.

Diệt nấm, khuẩn lưu tồn ở vụ trước

Hiểu hơn về độ pH, hãy đọc ngay: pH đất là gì? Độ pH nào thích hợp cho cây trồng?

Về cơ bản có 3 loại vôi được sử dụng

  • Vôi tôi Ca[OH]2 [vôi sữa] và vôi nung CaO là loại vôi phản ứng rất mạnh khi cho vào nước, tỏa nhiệt, có tính sát khuẩn cao. Lưu ý, khi hòa tan CaO trong nước sinh ra Ca[OH]2 [phản ứng tôi vôi]
  • Bột đá vôi [CaCO3] phản ứng yếu khi gặp nước, diệt khuẩn yếu và chủ yếu dùng để cung cấp Canxi cho đất.
  • Vôi Dolomite [CaMg[CO3]2] tác dụng tăng pH chậm, không gây ảnh hưởng lớn đến cây, có thể bổ sung thêm Canxi và Mg cho đất.

Hiện nay có rất nhiều thông tin về liều lượng bón vôi khác nhau được tìm thấy rộng rãi trên các phương tiện thông tin. Nhưng với mỗi loại đất, điều kiện khí hậu và mục đích canh tác khác nhau mà có loại phân và cách bón khác nhau.

Đầu tiên ta cần xác định độ pH của khu vực canh tác và độ pH muốn tăng lên. Lưu ý rằng, không nên bón một lượng lớn vôi trên trong cùng một thời gian có thể giết chết vi sinh vật đất và suy thoái đất [Trung bình không quá 2 tấn/ha].

Áp dụng công thức: S x h x D x 103 x 10 x H x 20 [mg] để xác định lượng vôi cần dùng

Trong đó:

S: Là diện tích tính bằng m2

h: Là độ dày tầng canh tác cần trung hoà [m].

D: Là dung trọng đất [kg/dm3]

H: Là độ chua thuỷ phân [ldl/100g đất].

Chú ý: [103] để đổi dung trọng từ kg/dm3 thành kg/m3 | [10] để chuyển H từ ldl/100g đất thành ldl/kg đất.

Cũng có thể áp dụng phương pháp trực quan hơn như đặt đất khu vực cần bón vôi vào các chậu khác nhau và tiến hành bón vôi với liều lượng khác nhau. Xác định độ pH trước và sau khi bón vôi, từ đó xác định lượng vôi cần bón.

Bên cạnh đó người sản xuất cũng có thể tham khảo bản liều lượng bón vôi sau:

Với đất sét, nhiều chất hữu cơ

  • pH từ 3,5 – 4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha.
  • pH từ 4,6 – 5,5 bón 1 tấn vôi/ha.
  • pH từ 5,6 – 6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha.
  • pH > 6,5 không cần bón vôi.

Với đất cát, ít chất hữu cơ

  • pH từ 3,5 – 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha.
  • pH từ 4,6 – 5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha.
  • pH từ 5,6 – 6,5, bón < 250 kg vôi/ha.
  • pH >6,5 không cần bón vôi.

Thời gian bón vôi được khuyến cáo tốt nhất là vào đầu mùa mưa khi phèn bị “xì” do thiếu nước kéo dài. Tuy nhiên, người sản xuất cũng có thể linh hoạt bón kết hợp vào thời gian rửa vườn, sau khi thu hoạch và nên tưới nước sau khi bón.

Mọi chi tiết thắc mắc về mua sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật bạn vui lòng liên hệ
Fanpage: SFARM – Nuôi dưỡng vườn xanh
Hotline: 0902 652 099

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em ?

Đề bài

Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em ?

Lời giải chi tiết

Biện pháp cải tạo đất

Mục đích

Áp dụng cho loại đất

- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.

- Có tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang.

- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

- Đất dốc [ đồi ; núi ].

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

- Đất dốc ; đất cần được cải tạo.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

- Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.

- Đất phèn.

- Bón vôi.

- Khử chua.

- Đất chua.

Loigiaihay.com

Mục đích của các biện pháp cải tạo đất là để tăng năng suất chất lượng cây trồng, cho một mùa thu hoạch bội thu và mang lại thu nhập hay lợi nhuận cho người nông dân.

Trong nông nghiệp đất tốt là một yếu tố mang tính chất tiên quyết cho một mùa thu hoạch bội thu. Nhưng làm thế nào để có đất tốt? không có cách nào khác ngoài thường xuyên cải tạo đất. Mục đích của các biện pháp cải tạo đất là tăng độ mùn, tăng chất dinh dưỡng để có những vụ mùa bội thu.

1. Tại sao cần cải tạo đất?

Tại sao cần cải tạo đất?

Như chúng ta đã biết, đất là môi trường sống quan trọng để các loại cây trồng phát triển. Như thế xã hội mới có được nguồn thực phẩm nuôi sống con người chúng ta. Xa hơn, rộng hơn là nguồn nuôi dưỡng và duy trì sự sống của cả hành tinh.

Do quá trình phát triển, nên hiện nay con người đã và đang sử dụng đất thông qua thâm canh nhưng là sử dụng quá mức nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ bên ngoài vào đất.

Điều này khiến cho đất trở nên chai cứng, mất đi sức sản xuất. Vì thế mục đích của các biện pháp cải tạo đất là duy trì và phát triển đất một cách bền vững. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để cải tạo đất là sử dụng chất cải tạo đất.

2. Biện pháp cải tạo đất với chất cải tạo đất

Biện pháp cải tạo đất với chất cải tạo đất

Chất cải tạo đất đối với quá trình sản xuất nông nghiệp đa phần đều là các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên. Có thể qua chế biến nhưng mục đích chính là cải tạo một số tính chất, bổ sung vào đất những yếu tố quan trọng với mục tiêu làm thay đổi theo chiều hướng tốt tính chất của đất.

Nhờ chất cải tạo đất mà làm cho đất trở nên mềm, tơi xốp, tăng khả năng thoát nước cũng như giữ nước. Tạo điều kiện tốt nhất để rễ cây phát triển bởi chỉ bảo vệ được cổ rễ và rễ không bị nấm bệnh xâm hại cây mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Mục đích của các biện pháp cải tạo đất là giúp đất tăng độ mùn, giữ chất dinh dưỡng.

Chất cải tạo đất có thể cải thiện tính chất sinh học của đất, chủng loại vi sinh vật có ích cũng tăng lên. Như thế sức sống rễ cây nâng cao, mầm bệnh hại có trong đất được hạn chế.

Cải tạo đất chính là cải tạo hệ sinh thái cho đất, tăng năng suất cây trồng nhờ việc bồi đắp lượng lớn chất hữu cơ. Việc bổ sung chất hữu cơ phải liên tục, nhất là những vùng đất thoái hóa.

3. Mục đích của các biện pháp cải tạo đất với chất cải tạo đất

Việc canh tác có rất nhiều lợi ích, điều này đã được các nhà khoa học khuyến cáo từ lâu. Nhiều tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra, đất giàu mùn sẽ cho năng suất, chất lượng rất cao. Bên cạnh đó, sâu bệnh hại cũng giảm đi rất nhiều, nhờ hệ sinh thái đất được cân bằng.

Cải tạo đất có thể được thực hiện bằng cách trồng xen với cây trồng có thể che phủ mặt đất để hạn chế xói mòn. Mục đích của các biện pháp cải tạo đất là để tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng. Đồng thời loại bỏ các loại khí nhà kính, có thể kể đến như các loại cacbon đioxit trong khí quyển.

Với những mảnh đất có độ nén đất quá cao, bộ rễ cây trồng phát triển gây một cách khó khăn thì việc trồng các loại củ như củ cải có thể hỗ trợ làm tơi đất. Đồng thời chống xói mòn tăng cường bảo vệ đất, duy trì được độ ẩm của đất.

Mục đích của các biện pháp cải tạo đất thông qua chất cải tạo đất được nhiều nông dân sử dụng là trồng cây họ đậu để cố định đạm. Vi khuẩn tự nhiên có trong đất, những vi khuẩn nốt rễ [rhizobia] sẽ hấp thu đạm và cố định tại rễ của cây họ đậu. Sau khi bị phân hủy các chất dinh dưỡng khác và nitơ sẵn sàng cung cấp cho cây trồng vụ sau.

Để giúp cải tạo đất nhanh hơn người nông dân còn bổ sung bằng các vi sinh vật có lợi. Những vi sinh vật có khả năng cải tạo, tái tạo đất, các sản phẩm sinh học dùng để cân bằng độ pH và thích hợp với từng loại cây trồng. Có thể bổ sung phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp tăng độ mùn cho đất.

Trên đây là chia sẻ của 7kg.vn về mục đích của các biện pháp cải tạo đất. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm kiếm biện pháp cải tạo đất cho những mùa thu hoạch bội thu.

Xem thêm bài viết: 

Cách Cải tạo đất Đơn giản và Hiệu quả với nhiều Kết quả Thực tế

Sản Xuất Than Sinh Học Và Ứng Dụng Vào Cải Tạo Đất Nông Nghiệp Bạc Màu

 

CLICK VÀO ẢNH BÊN DƯỚI ĐỂ XEM SẢN PHẨM - BỘ CẢI TẠO ĐẤT MỚI NHẤT - 

Video liên quan

Chủ Đề