Một số cách nhận điện lừa đảo trên mạng

  • Lừa đảo trên mạng – muôn hình muôn vẻ

Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự [CSHS] Công an TP Huế [Thừa Thiên - Huế] cho biết, từ đầu tháng 3/2022 đến nay, Công an các phường và Công an TP Huế liên tục nhận được trình báo của các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng xã hội sau khi đồng ý kết bạn, làm cộng tác viên bán hàng online.

Với thủ đoạn này, có nạn nhân bị lừa số tiền đến 700 triệu đồng. Ngoài ra, hàng chục nạn nhân khác cũng bị lừa đảo chiếm đoạt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng. Điển hình, như chị H. [SN 1992, trú tại TP Huế] được đối tượng lừa đảo mời làm cộng tác viên chạy quảng cáo cho các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee...

Vì nhẹ dạ, mất cảnh giác nên chị đồng ý và được hướng dẫn làm nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để được hưởng tiền hoa hồng. Mỗi ngày chị có từ 5 - 10 nhiệm vụ với số tiền thưởng dao động từ 30 - 50 nghìn đồng, tùy vào nhiệm vụ. Sau một thời gian ngắn tham gia, chị đã thanh toán nhiều đơn hàng, với tổng số tiền hơn 700 triệu đồng và được hứa sẽ nhận cả tiền gốc và tiền chiết khấu khoảng hơn 1 tỷ đồng. Nhưng sau đó chị H. chờ “dài cổ” vẫn không nhận được tiền gốc và phần chiết khấu.

Biết mình bị lừa, chị H. đã đến cơ quan Công an trình báo sự việc. Tương tự, chị X. [SN 1983, trú tại phường Vỹ Dạ, TP Huế] cũng nhận được một lời mời quảng cáo làm cộng tác viên bán hàng của một sàn thương mại điện tử.

Đồng ý tham gia, chị kết bạn Zalo với một người và được hướng dẫn làm nhiệm vụ thanh toán các đơn hàng để được hưởng tiền hoa hồng. Theo các đối tượng, với mỗi đơn hàng, cộng tác viên sẽ được hưởng chênh lệch 10-20%. Chị X. đã thanh toán nhiều đơn hàng với tổng số tiền hơn 150 triệu đồng nhưng không nhận lại được tiền gốc và phần chiết khấu...   

Cơ quan Công an bắt tạm giam đối tượng chủ mưu mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép của khách hàng.

Trung tá Lê Ngọc Minh cho rằng, trên thực tế, chiêu trò lừa đảo thông qua những lời mời gọi dưới dạng tuyển cộng tác viên bán hàng online đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo, nhưng thời gian gần đây, chiêu bài này lại bắt đầu nở rộ trở lại... Các đối tượng lừa đảo nhắm đến những nạn nhân là phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, đang nuôi con nhỏ, giáo viên, công nhân, cán bộ… muốn làm thêm để trang trải cuộc sống trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một phương thức lừa đảo khác mà nhiều bị hại cũng bị sập bẫy, đó là các đối tượng mạo danh ngân hàng để cho vay. Thủ đoạn là chúng sử dụng fanpage, facebook, website, zalo có hình ảnh logo, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn của các ngân hàng... thậm chí hình ảnh của nhân viên ngân hàng để liên hệ với khách hàng, giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn giải ngân nhanh với thủ tục đơn giản qua mạng. Sau đó, đối tượng yêu cầu khách hàng cần nộp một khoản phí chuyển Internet Banking vào tài khoản lừa đảo để được hưởng ưu đãi rồi chiếm đoạt tiền phí, chặn mọi liên lạc…

“Hiện nay, các sàn giao dịch ngoại hối trái phép tại Việt Nam phát triển với nhiều phương thức và thủ đoạn khác nhau. Biến thể thành mô hình kinh doanh đa cấp như sàn giao dịch vàng, chứng khoán, Bitcoin… Nhằm đánh vào sự nhẹ dạ cả tin và lòng tham của người dân với cam kết siêu lợi nhuận đồng thời để người chơi thắng vài lần chơi đầu lấy lòng tin. Sau đó, các đối tượng dễ dàng chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân với số tiền lên đến hàng tỷ đồng gây thiệt hại về tài sản cho người dân cũng như làm mất ANTT trên địa bàn”, Trung tá Lê Ngọc Minh chia sẻ.

Điểm mấu chốt, để thực hiện các phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua mạng, các đối tượng luôn tìm cách nắm thông tin dữ liệu cá nhân của khách hàng. Giữa tháng 1/2022, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm [ANM&PCTP] sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Phòng CSHS Công an tỉnh này triệt xóa đường dây mua bán dữ liệu, thông tin cá nhân trái phép của khách hàng có quy mô liên tỉnh và lớn nhất từ trước đến nay.

Các đối tượng bị bắt giữ gồm: Lê Đất [SN 1988], Nguyễn Thanh Quý [SN 1984], Ngô Thị Hồng Nhung [SN 1998], Thái Thị Oanh [SN 1999], cùng trú tại tỉnh Thừa Thiên-Huế và Nguyễn Thị Huyền Trang [SN 1987, trú tại TP Thái Nguyên]. Bước đầu điều tra xác định, các đối tượng chính quản lý nhóm facebook “Group mua bán data mới 2020” với khoảng 300 thành viên hoạt động mua, bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng.

Các tài khoản thường xuyên đăng tải các nội dung thông tin liên quan việc bán thông tin khách hàng với giá 1.000 đồng/thông tin. Việc mua bán trao đổi thường tiến hành qua Zalo, Messenger và chuyển tiền thanh toán qua các tài khoản ngân hàng.

Chỉ trong khoảng 1 năm, các đối tượng đã mua và quản lý khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên cả nước. Riêng, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế có gần 80.000 thông tin dữ liệu cá nhân. Tổng số tiền mà các đối tượng đã giao dịch hơn 3 tỷ đồng. Số tiền thu lợi bất chính từ hoạt động mua bán dữ liệu thông tin cá nhân là hơn 2,3 tỷ đồng…

Thời gian qua, Phòng ANM&PCTP sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế và Công an các đơn vị, địa phương đã xác lập nhiều chuyên án, bắt giữ hàng trăm đối tượng lừa đảo qua mạng Internet. Trong đó, có nhiều chuyên án, số tiền các đối tượng chiếm đoạt lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Trước tình trạng ngày càng nhiều nạn nhân trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tập trung lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh, làm rõ, sớm truy bắt các đối tượng phạm tội. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác.

Cụ thể như, thủ đoạn lừa đảo bằng hình thức giả danh cơ quan chức năng; lừa đảo bằng hình thức hack các tài khoản mạng xã hội [Facebook, Zalo, Viber…]; lừa đảo bằng hình thức yêu cầu chuyển tiền để nhận hàng, tiền, quà từ nước ngoài. Hoặc lừa đảo bằng hình thức mua bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng, chạy đơn hàng để nhận tiền hoa hồng; lừa đảo bằng hình thức cho vay qua mạng; giả mạo nhân viên ngân hàng, nhân viên nhà mạng di động hoặc giả mạo trang website của ngân hàng; giả chuyển khoản nhầm rồi ép trả lãi suất cắt cổ; kêu gọi đầu tư các sàn giao dịch ngoại hối trái phép với siêu lợi nhuận, v.v...

Hải Lan

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra 57 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Tại thị xã Bỉm Sơn, Công an thị xã đã tiếp nhận, xử lý nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, tiêu biểu như: Trong tháng 1 có 1 vụ lừa đảo mua hàng qua mạng gây thiệt hại gần 300 triệu đồng; tháng 6 xảy ra 1 vụ giả danh cán bộ viện kiểm sát, chiếm đoạt tài sản gần 1,5 tỷ đồng; tháng 7 xảy ra 1 vụ vay tiền qua mạng, chiếm đoạt 88 triệu đồng... Trong số các vụ việc Công an thị xã tiếp nhận điều tra, có đến trên 90% các vụ bị hại là nữ giới.

Trước tình hình trên, Công an thị xã Bỉm Sơn cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn về loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng để người dân cẩn trọng, không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này. Cụ thể:

Thủ đoạn giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án:

Đây là loại tội phạm có tổ chức, chúng sử dụng công nghệ chuyển đổi cuộc gọi Internet thành cuộc gọi thoại, gọi điện giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Bưu điện... thông báo người dân có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, như: ma túy, rửa tiền, tai nạn giao thông..., chúng làm giả các lệnh bắt, quyết định khởi tố của cơ quan Công an để đe doạn, sau đó yêu cầu nạn nhân sử dụng điện thoại hệ điều hành Androi để tải và cài đặt ứng dụng có tên “Bộ Công an” do các đối tượng cung cấp; Ứng dụng này thông báo cho bị hại các lệnh bắt, lệnh tạm giam giả để đánh vào tâm lý lo sợ, buộc phải làm theo yêu cầu của đối tượng. Đối với bị hại sử dụng điện thoại Iphone do tính năng kiểm duyệt chặt chẽ nên các App không có trên Apple Store thì việc thực hiện đăng nhập theo yêu cầu của đối tượng thông qua đường link do chúng gửi. Sau khi cài đặt ứng dụng, đăng nhập đường link thì toàn bộ các thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP được âm thầm chuyển về máy chủ của đối tượng, sau đó các đối tượng truy cập vào tài khoản để chiếm đoạt, hoặc đối tượng yêu cầu bị hại mở 1 tài khoản mới, rút tiền từ các tài khoản khác, sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản mới mở, các đối tượng thu thập các thông tin trên điện thoại bị hại sau đó tự đăng ký dịch vụ Internet Bankinh, chuyển toàn bộ tiền từ khoản mới của bị hại vào tài khoản của đối tượng.

Thủ đoạn thông qua hình thức bán hàng, mua hàng:

Đối tượng vào vai người bán hàng với thủ đoạn cung cấp các mặt hàng tốt nhưng giá rẻ, hời để đánh vào tâm lý, lòng tham của bị hại, sau khi bị hại chuyển tiền cọc hàng xong thì chặn liên lạc với bị hại. Ngoài ra, đối tượng còn có thể vào vai người mua hàng, để người bị hại tin, đối tượng sẽ gửi cho bị hại một đường link [có tên giống với ngân hàng], yêu cầu bị hại đăng nhập vào đường link điền thông tin về số tài khoản, mật khẩu, mã OTP để nhận tiền cọc; bị hại nhập xong thì đối tượng đã chiếm đoạt quyền sử dụng ứng dụng Internet Banking và tự động chuyển tiền từ tài khoản của bị hại sang tài khoản của đối tượng.

Lừa đảo qua các mạng xã hội.

Đối tượng chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo, Viber... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng.

Khuyến cáo người dân khi có người quen mượn tiền, xin tiền, nhờ nhận hộ tiền qua mạng xã hội thì tuyệt đối không tin tưởng ngay, phải gọi điện vào số điện thoại để xác minh, xem đúng mặt, đúng người thì mới đồng ý làm theo, chú ý cảnh giác các đặc điểm bất thường.

Thủ đoạn cho vay tiền qua App [ứng dụng vay tiền online].

Thủ đoạn này đánh vào tâm lý của bị hại “làm hồ sơ online, tiền vay được duyệt nhanh chóng, lãi suất cực thấp”, các đối tượng thường sẽ tạo các trang trên Facebook, zalo và các mạng xã hội khác, chạy quảng cáo để tiếp cận được nhiều người. Nhóm đối tượng sau khi thuyết phục được bị hại vay thường sẽ gửi các đường link kết nối với CH Play để bị hại tải các ứng dụng này về điện thoại và làm theo hướng dẫn của App. Bị hại đăng nhập số tài khoản vào thì hệ thống luôn luôn báo nhập thiếu, sai, thừa một số tài khoản nên hợp đồng vay bị khóa, đây là 1 thủ đoạn của đối tượng tạo cho bị hại tình thế cấp thiết, muốn vay bằng được. Đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền cọc vào để mở lại, tiếp sau đó phải chuyển tiền để giải ngân [sau khi giải ngân sẽ được trả lại số tiền đã chuyển và cả số tiền vay]. Cứ như vậy, nhiều bị hại rơi vào tình thế “đã mất tiền phải theo đến cùng” tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng cho đến khi nghi ngờ không chuyển nữa thì đối tượng thông báo “nếu không chuyển tiếp thì cũng sẽ không lấy lại được toàn bộ số tiền đã chuyển”.

Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, đề nghị nhân dân khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin các nhân trên mạng xã hội. Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội, thư điện tử, tài khoản ngân hàng. Thận trọng khi nhận sử dụng thư điện tử. Không nhấn vào các đường link, các liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà chúng ta không chắc chắn nguồn gửi đến. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Thực hiện các biện pháp để bảo vệ thiết bị cá nhân kết nối, truy cập các dịch vụ trên không gian mạng bằng các công cụ bảo mật, phần mềm diệt virus mạnh. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần bình tĩnh, kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Nguyễn Tới.

Đăng lúc: 10/08/2021 23:55:11 [GMT+7]

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra 57 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Tại thị xã Bỉm Sơn, Công an thị xã đã tiếp nhận, xử lý nhiều vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, tiêu biểu như: Trong tháng 1 có 1 vụ lừa đảo mua hàng qua mạng gây thiệt hại gần 300 triệu đồng; tháng 6 xảy ra 1 vụ giả danh cán bộ viện kiểm sát, chiếm đoạt tài sản gần 1,5 tỷ đồng; tháng 7 xảy ra 1 vụ vay tiền qua mạng, chiếm đoạt 88 triệu đồng... Trong số các vụ việc Công an thị xã tiếp nhận điều tra, có đến trên 90% các vụ bị hại là nữ giới.

Trước tình hình trên, Công an thị xã Bỉm Sơn cảnh báo một số phương thức, thủ đoạn về loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng để người dân cẩn trọng, không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này. Cụ thể:

Thủ đoạn giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án:

Đây là loại tội phạm có tổ chức, chúng sử dụng công nghệ chuyển đổi cuộc gọi Internet thành cuộc gọi thoại, gọi điện giả danh cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Bưu điện... thông báo người dân có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, như: ma túy, rửa tiền, tai nạn giao thông..., chúng làm giả các lệnh bắt, quyết định khởi tố của cơ quan Công an để đe doạn, sau đó yêu cầu nạn nhân sử dụng điện thoại hệ điều hành Androi để tải và cài đặt ứng dụng có tên “Bộ Công an” do các đối tượng cung cấp; Ứng dụng này thông báo cho bị hại các lệnh bắt, lệnh tạm giam giả để đánh vào tâm lý lo sợ, buộc phải làm theo yêu cầu của đối tượng. Đối với bị hại sử dụng điện thoại Iphone do tính năng kiểm duyệt chặt chẽ nên các App không có trên Apple Store thì việc thực hiện đăng nhập theo yêu cầu của đối tượng thông qua đường link do chúng gửi. Sau khi cài đặt ứng dụng, đăng nhập đường link thì toàn bộ các thông tin tài khoản, mật khẩu, mã OTP được âm thầm chuyển về máy chủ của đối tượng, sau đó các đối tượng truy cập vào tài khoản để chiếm đoạt, hoặc đối tượng yêu cầu bị hại mở 1 tài khoản mới, rút tiền từ các tài khoản khác, sổ tiết kiệm để chuyển vào tài khoản mới mở, các đối tượng thu thập các thông tin trên điện thoại bị hại sau đó tự đăng ký dịch vụ Internet Bankinh, chuyển toàn bộ tiền từ khoản mới của bị hại vào tài khoản của đối tượng.

Thủ đoạn thông qua hình thức bán hàng, mua hàng:

Đối tượng vào vai người bán hàng với thủ đoạn cung cấp các mặt hàng tốt nhưng giá rẻ, hời để đánh vào tâm lý, lòng tham của bị hại, sau khi bị hại chuyển tiền cọc hàng xong thì chặn liên lạc với bị hại. Ngoài ra, đối tượng còn có thể vào vai người mua hàng, để người bị hại tin, đối tượng sẽ gửi cho bị hại một đường link [có tên giống với ngân hàng], yêu cầu bị hại đăng nhập vào đường link điền thông tin về số tài khoản, mật khẩu, mã OTP để nhận tiền cọc; bị hại nhập xong thì đối tượng đã chiếm đoạt quyền sử dụng ứng dụng Internet Banking và tự động chuyển tiền từ tài khoản của bị hại sang tài khoản của đối tượng.

Lừa đảo qua các mạng xã hội.

Đối tượng chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội của người bị hại, sau đó tạo ra các kịch bản nhắn tin lừa đảo đến danh sách bạn bè của người bị hại; kết bạn qua mạng xã hội và hứa hẹn gửi quà có giá trị... sau đó, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền nộp thuế hoặc lệ phí hải quan nhằm chiếm đoạt tiền; hoặc gửi tin nhắn qua Facebook, Zalo, Viber... thông báo trúng thưởng và đề nghị nộp phí để nhận thưởng.

Khuyến cáo người dân khi có người quen mượn tiền, xin tiền, nhờ nhận hộ tiền qua mạng xã hội thì tuyệt đối không tin tưởng ngay, phải gọi điện vào số điện thoại để xác minh, xem đúng mặt, đúng người thì mới đồng ý làm theo, chú ý cảnh giác các đặc điểm bất thường.

Thủ đoạn cho vay tiền qua App [ứng dụng vay tiền online].

Thủ đoạn này đánh vào tâm lý của bị hại “làm hồ sơ online, tiền vay được duyệt nhanh chóng, lãi suất cực thấp”, các đối tượng thường sẽ tạo các trang trên Facebook, zalo và các mạng xã hội khác, chạy quảng cáo để tiếp cận được nhiều người. Nhóm đối tượng sau khi thuyết phục được bị hại vay thường sẽ gửi các đường link kết nối với CH Play để bị hại tải các ứng dụng này về điện thoại và làm theo hướng dẫn của App. Bị hại đăng nhập số tài khoản vào thì hệ thống luôn luôn báo nhập thiếu, sai, thừa một số tài khoản nên hợp đồng vay bị khóa, đây là 1 thủ đoạn của đối tượng tạo cho bị hại tình thế cấp thiết, muốn vay bằng được. Đối tượng yêu cầu bị hại chuyển tiền cọc vào để mở lại, tiếp sau đó phải chuyển tiền để giải ngân [sau khi giải ngân sẽ được trả lại số tiền đã chuyển và cả số tiền vay]. Cứ như vậy, nhiều bị hại rơi vào tình thế “đã mất tiền phải theo đến cùng” tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng cho đến khi nghi ngờ không chuyển nữa thì đối tượng thông báo “nếu không chuyển tiếp thì cũng sẽ không lấy lại được toàn bộ số tiền đã chuyển”.

Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo qua không gian mạng, đề nghị nhân dân khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng phải nâng cao tinh thần cảnh giác, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin các nhân trên mạng xã hội. Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội, thư điện tử, tài khoản ngân hàng. Thận trọng khi nhận sử dụng thư điện tử. Không nhấn vào các đường link, các liên kết hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử mà chúng ta không chắc chắn nguồn gửi đến. Chỉ mở thư điện tử hoặc tải xuống phần mềm/ứng dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Thực hiện các biện pháp để bảo vệ thiết bị cá nhân kết nối, truy cập các dịch vụ trên không gian mạng bằng các công cụ bảo mật, phần mềm diệt virus mạnh. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần bình tĩnh, kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Nguyễn Tới.

Video liên quan

Chủ Đề