Một điện tích dương bay vào trong vùng từ trường đều lực Lorenxơ có chiều

Một điện tích âm bay vào trong vùng từ trường đều (hướng từ trong ra ngoài), chịu tác dụng của lực Lorenxơ có chiều như hình vẽ. Xác định hướng bay của điện tích

Câu 3.Một điện tích âm bay vào trong vùng từ trường đều (hướng từ trong ra ngoài), chịu tác dụng của lực Lorenxơ có chiều như hình vẽ. Xác định hướng bay của điện tích?

A. từ trái sang phải. B. từ ngoài vào trong.

C. từ phải sang trái. D. từ dưới lên.

Câu 4. Độ lớn của lực Lo  ren  xơ không phụ thuộc vào

A. giá trị của điện tích. B. độ lớn vận tốc của điện tích.

C. độ lớn cảm ứng từ. D. khối lượng của điện tích.

Câu 5. Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng:

A. Qui tắc bàn tay trái. B. Qui tắc bàn tay phải

C. Qui tắc cái đinh ốc D. Qui tắc vặn nút chai

Câu 6. Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào

A. Chiều chuyển động của hạt mang điện B. Chiều của đường sức từ

C. Điện tích của hạt mang điện D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 7. Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức

A. B. . C. D.

Câu 8. Phương của lực Lorenxơ

A. Trùng với phương của vectơ cảm ứng từ

B. Trùng với phương của vectơ vận tốc của hạt mang điện

C. Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ.

D. Trùng với mặt phẳng tạo bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ

Câu 9. Chọn phát biểu đúng nhất. Chiều của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ trường

A. Trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn

B. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương

C. Hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm

D. Luôn hướng về tâm quỹ đạo không phụ thuộc điện tích âm hay dương.

Câu 10. Khi độ lớn của cảm ứng từ và độ lớn của vận tốc điện tích cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực Lo  ren  xơ

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.

Câu 11. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo  ren  xơ, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.

Câu 12. Một electron được bắn vào trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Quỹ đạo của electron trong từ trường là

A. một đường tròn B. Một đường parabol C. một nửa đường thẳng D.một đường elip

Câu 13. Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo  ren  xơ tác dụng lên điện tích là

A. 1 N. B. 104 N. C. 0,1 N. D. 0 N.

Câu 14. Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lo  ren  xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là

A. 108 m/s. B. 106 m/s. C. 1,6.106 m/s. D. 1,6.109 m/s.

Câu 15. Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 300 so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo  ren  xơ tác dụng lên điện tích là

A. 2,5 mN. B. 252 mN. C. 25 N. D. 2,5 N.

Câu 16. Khi độ lớn của lực Lo  ren  xơ tăng hai lần thì vận tốc của điện tích

A. tăng 2 lần. B. không đổi. C. giảm hai lần. D. giảm 2 lần.

Câu 17. Hai điện tích q1 = 10μC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lo  ren  xơ tác dụng lần lượt lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là

A. 25 μC B. 2,5 μC C. 4 μC D. 10 μC

Câu 18. Một điện tích có q = 9.10-9 C, chuyển động với vận tốc 6.106 m/s đi vuông góc với các đường sức của từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,05T. Nếu từ trường và góc hợp bởi giữa phương của vận tốc điện tích và phương của đường sức đều tăng 2 lần thì lực điện tác dụng vào điện tích sẽ.

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. bằng không. D. giảm 2 lần.

Câu 19. Một điện tích 1 mC có khối lượng 10 μg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T, bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là

A. 0,5 m. B. 1 m. C. 10 m. D. 0,1 mm.