Môi trường làm việc an toàn là gì

Để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động [ATVSLĐ] trong sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp thiết thực nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe người lao động [NLĐ].

Công nhân Công ty TNHH SCV, KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên được trang bị bảo hộ lao động, góp phần đảm bảo an toàn khi làm việc. Ảnh: Dương Chung

Thực hiện Luật ATVSLĐ, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, ngành, doanh nghiệp và NLĐ thực hiện các quy định về đảm bảo ATVSLĐ.

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động trang bị bảo hộ lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe, đóng bảo hiểm, huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ. Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam là một ví dụ.

Do tính chất đặc thù của ngành nghề sản xuất nên việc đảm bảo ATVSLĐ luôn được công ty đặt lên hàng đầu. Công ty luôn chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn lao động như đầu tư hệ thống hút bụi tại các khu vực phát sinh nhiều bụi [như xưởng đúc, khu mài sản phẩm]; lắp đặt hệ thống hút hơi khí độc cho khu làm việc có sử dụng hóa chất; nâng cấp xưởng sản xuất đảm bảo thông thoáng, hợp lý; bố trí hệ thống điều hòa phục vụ cán bộ, công nhân viên; định kỳ 1 lần/ năm, công ty tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Sản xuất phanh Nissin Việt Nam Phạm Thanh Vân cho biết: Với phương châm “An toàn là trên hết”, công ty đã thực hiện kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư theo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các thiết bị phòng cháy chữa cháy; công nhân vận hành máy móc và các thiết bị đều được đào tạo và tập huấn theo quy định…

Nhờ tích cực triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ, công ty đã tạo môi trường làm việc an toàn cho NLĐ.

Do đặc thù công việc, NLĐ của Công ty cổ phần Prime Group Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố độc hại, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Vì vậy, để đảm bảo ATVSLĐ, công ty thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ, công nhân viên về ATVSLĐ, phòng, chống cháy nổ; trang bị bảo hộ lao động; thực hiện mô hình 5S… Đồng thời, công ty luôn chăm lo, thực hiện tốt các chế độ, chính sách nhằm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, từ đó, nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

Bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ vẫn còn một số doanh nghiệp chưa quan tâm, chú trọng thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn lao động,dẫn tới để xảy ra một số vụ tai nạn lao động.

Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn lao động là do một số doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động còn thiếu kiến thức về các quy định ATVSLĐ; chưa chú trọng đến việc trang bị thiết bị bảo hộ lao động, , huấn luyện an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ... Bản thân NLĐ thiếu hiểu biết về an toàn lao động; chưa thực hiện đầy đủ các quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc…

Là cơ quan quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ, năm 2020, Sở LĐ-TB&XH đã hướng dẫn 8 doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật lao động về việc làm thêm giờ từ trên 200-300 giờ; tổ chức huấn luyện về xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ cho 74 doanh nghiệp và 52 doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động và huấn luyện cho 150 người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm đã góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và NLĐ về xây dựng môi trường làm việc an toàn; giảm thiểu tai nạn lao động…

Năm 2020, sở tiếp nhận và xác nhận cho 48 lượt doanh nghiệp khai báo nhu cầu sử dụng máy móc, vật tư, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;phát phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại120 doanh nghiệp; điều tra và kết luận 5 vụ tai nạn lao động làm 5 người chết tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đồng chí Nguyễn Duy Hiếu, Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động, Sở LĐ-TB&XH cho biết: Để tăng cường công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh, Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển khai Chương trình về ATVSLĐ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Dự án tăng cường ATVSLĐ - Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2021-2025 và triển khai Tháng hành động ATVSLĐ năm 2021... góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn cho NLĐ, hạn chế thấp nhất những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra.

Minh Thu

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế xã hội bên cạnh việc giữ chân nhân viên bằng thu nhập các chế độ đãi ngộ tốt thì điều kiện về môi trường làm việc cũng là một trong những lý do để nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Môi trường làm việc là gì?

Hiện nay các ứng viên luôn đề cao và lựa chọn cho mình một công ty không chỉ phù hợp về nghề nghiệp mà còn phù hợp về môi trường làm việc. Vậy môi trường làm việc là các điều kiện hữu hình và vô hình xung quanh các hoạt động, vận hành công việc của một doanh nghiệp.

Cụ thể hơn môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng, thiết bị bổ trợ cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,… Về điều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công ty tạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần teamwork trong tổ chức,…

Môi trường làm việc là gì?

Tầm quan trọng của một môi trường làm việc tốt

Đối với một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt sẽ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực, kỹ năng chuyên môn.

Một môi trường làm việc tốt ở một số nước như Nhật Bản luôn đề cao và xây dựng theo nhiều phương pháp khác nhau, tiêu biểu như phương pháp theo mô hình 5S. Chính phương pháp này giúp nâng cao chất lượng làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản. 

Qua đó cho thấy một môi trường làm việc tốt sẽ dẫn đến một doanh nghiệp có văn hóa nội bộ tốt, từ đó giúp thu hút được nhiều ứng viên sáng giá không chỉ vì thu nhập, chế độ phúc lợi mà chính vì môi trường làm việc tốt tại công ty của bạn. Bên cạnh đó đây cũng là yếu tố giúp giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, mà bạn giảm đi chi phí tuyển dụng rồi lại đào tạo một nhân viên mới, tạo sự ổn định nguồn nhân lực công ty. 

Yếu tố của một môi trường làm việc tốt

6 Yếu tố của một môi trường làm việc tốt

Cơ sở vật chất tốt:

Cơ sở vật chất ở đây được nói chung chính là các thiết bị văn phòng được trang bị một cách tốt nhất để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu làm việc cho nhân viên ví dụ như: vi tính, máy in,… là những vật dụng thiết yếu của một doanh nghiệp dù là ở bất kỳ ngành nghề nào. 

Bên cạnh đó không gian làm việc tốt sẽ tạo nên một tinh thần làm việc tốt giúp nhân viên được tự do phát triển bản thân nhằm nâng cao chất lượng công việc. 

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên tốt:

Ngày nay sự bình đẳng trong môi trường doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nếu mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên càng ít khoảng cách thì quá trình làm việc cũng như trao đổi sẽ diễn ra tốt hơn. 

Đối với một lãnh đạo giỏi sẽ hiểu được mong muốn của nhân viên, đối với một nhân viên tốt sẽ cố gắng cố hiến thật tốt hướng về mục đích chung của công ty. Từ đó khi mối quan hệ cũng lãnh đạo và nhân viên ngày càng gần gũi thì chất lượng công việc sẽ tăng cao và trở thành doanh nghiệp có văn hóa tốt tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của toàn công ty

Văn hóa giao tiếp tốt:

Trong một tập thể làm việc thì giao tiếp là điều kiện tất yếu giúp cho các cá nhân hiểu nhau hơn vận hành công việc ở mức độ tốt nhất. Văn hóa giao tiếp tốt có thể đơn giản chỉ là một lời chào hỏi nhau vào mỗi sáng và lời chào kết thúc một ngày làm việc, tuy đơn giản nhưng nó thể hiện sự có mặt của bạn tại công ty; đồng thời tạo điều kiện để bạn mở rộng mối quan hệ với nhân sự trong doanh nghiệp. 

Tinh thần teamwork cao:

Tinh thần teamwork là sự đoàn kết gắn bó giữa các nhân viên trong một tổ chức tạo nguồn lực nội bộ tốt để sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách. Bởi vì đa số công việc trong các ngành nghề hiện nay điều đòi hỏi tinh thần làm việc nhóm cao và các hệ thống bộ phận đều liên kết với nhau, bạn không thể chỉ làm việc cá nhân mà không cần đến sự giúp đỡ góp ý của mọi người xung quanh. 

Đặc biệt làm việc nhóm hiệu quả sẽ giúp cho tiến độ công việc diễn ra nhanh hơn, chất lượng cao hơn và hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình tiến hành công việc đó. 

Mối quan hệ tốt giữa các nhân viên:

Mối quan hệ tốt giữa các nhân viên được xây dựng dựa trên 2 nền tảng giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm, khi các mối quan hệ này trở nên thân thiết gần gũi hơn sẽ giúp cho kết nối được nhiều tình cảm thúc đẩy tinh thần làm việc.

Nếu xây dựng một quan hệ tốt trong môi trường công sở như hiện nay bạn sẽ cảm thấy công ty như là ngôi nhà thứ hai mà bạn đến vào mỗi ngày, nơi thứ hai tạo cho bạn nhiều niềm vui động lực để vượt qua những thử thách trong công việc.

Một môi trường làm việc mở:

Một môi trường làm việc mở là nơi bạn có thể tự do nêu lên suy nghĩ quan điểm cá nhân, là nơi tạo cơ hội cho bạn được phát huy hết khả năng làm việc,là nơi bình đẳng về mọi ý kiến để cùng nhau đưa ra hướng đi chung tối ưu nhất cho tập thể. 

Video liên quan

Chủ Đề