Mô hình nấu rượu thủ công

Để phân biệt sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp, trước tiên chúng ra cần hiểu được 2 hình thức sản xuất này là gì?

– Sản xuất rượu thủ công: Là hoạt động sản xuất – chế biến rượu bằng những thiết bị thủ công truyền thống như nồi gang, nồi đồng, ống dẫn hơi rượu,… thường hoạt động với quy mô nhỏ do hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện.

– Sản xuất rượu công nghiệp: là hoạt động sản xuất – chế biến rượu trên dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp hiện đại, hoạt động với quy mô lớn do doanh nghiệp hoặc tổ chức thực hiện.

Như vậy, chúng ta có thể dựa vào các yếu tố: thiết bị sản xuất rượu, quy mô sản xuất, mục đích sản xuất,… để phân biệt 2 hình thức sản xuất rượu nói trên.

Sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp có điểm gì giống và khác nhau?

Quy mô sản xuất

– Sản xuất rượu thủ công: Quy mô thường nhỏ lẻ hơn so với sản xuất rượu công nghiệp và chủ yếu là các hộ gia đình hoặc cá nhân tham gia vào hình thức sản xuất này.

– Sản xuất rượu công nghiệp: Có quy mô sản xuất lớn, thường là các doanh nghiệp, hoặc tổ chức kinh doanh sản xuất.

Mô hình nấu rượu thủ công
Mô hình nấu rượu thủ công

Mục đích sản xuất

– Sản xuất rượu thủ công gồm có 2 mục đích:

+ Kinh doanh rượu tự nấu

+ Hoặc để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu.

Như vậy, mục đích sản xuất rượu thủ công là để kinh doanh rượu tự nấu nhỏ lẻ hoặc để phân phối cho công nghiệp

– Sản xuất rượu công nghiệp: Phân phối ra thị trường với quy mô lớn.

Thiết bị sản xuất rượu

– Sản xuất rượu thủ công:

Rượu được sản xuất theo hình thức thủ công thường sử dụng các thiết bị truyền thống như: nồi đồng, ống dẫn hơi rượu, bồn lạnh, và một số dụng cụ khác như: nia, mẹt, chum ủ rượu

Mô hình nấu rượu thủ công
Mô hình nấu rượu thủ công

– Sản xuất rượu công nghiệp:

Quy trình sản xuất rượu công nghiệp được thực hiện trên dây chuyền máy móc – thiết bị hiện đại: nồi nấu rượu bằng điện công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp, máy trộn men, tủ ủ men rượu,…, và một số dụng cụ cần thiết khác.

Mô hình nấu rượu thủ công
Mô hình nấu rượu thủ công

Như vậy, cùng là sản xuất rượu nhưng hai hình thức sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp lại hoàn toàn khác nhau.

Ở Việt Nam hiện nay có hơn 80% là các cơ sở sản xuất rượu thủ công với quy mô nhỏ lẻ & hầu hết đều chưa có giấy phép sản xuất cũng như giấy phép kinh doanh.

Theo nguồn tin từ báo An Ninh Thủ Đô (ANTĐ), hơn 80% cơ sở nấu rượu thủ công này đang có nguy cơ bị đóng cửa do chưa đạt đủ điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất.

Vì vậy nếu muốn duy trì việc sản xuất rượu lâu dài và bền vững, các hộ nấu rượu cần nhanh chóng xin giấy phép sản xuất.  Để được cấp loại giấy phép này, cơ sở nấu rượu phải đạt đủ các điều kiện sau:

– Sử dụng nồi nấu rượu bằng điện chất liệu inox, hạn chế gỉ sét, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu rượu sạch sẽ, không ô nhiễm khói bụi.

– Máy lọc rượu khử độc tố để loại bỏ độc tố và đưa về mức an toàn cho phép theo quy định.

– Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, nhãn hàng hóa sản phẩm rượu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, với bài viết phân biệt sản xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ về 2 hình thức sản xuất rượu này rồi đúng không nào? Cho dù lựa chọn sản xuất rượu bằng hình thức nào thì cơ sở nấu rượu cũng đều phải xin giấy phép sản xuất và giấy phép kinh doanh rượu để phát triển nghề nấu rượu bền vững lâu dài.

 

Quá trình sản xuất Rượu Cao Lương

Quá Trình Sản Xuất Rượu SS (Sweet sorghum) :

– Nguyên liệu chính : SES sử dụng nguyên liệu để sản xuất rượu là Cây Cao Lương Ngọt (Sweet sorghum); Giống cây Cao Lương Ngọt được SES nhập từ Mỹ (USA) & Ấn Độ (India), đây là loại cây thích hợp trồng ở khí hậu nhiệt đới, chịu được khô hạn, ngập úng, ngắn ngày (100 ngày là thu hoạch) là loại thực vật C4 hấp thu CO2 từ khí quyển & Quang Hợp để tạo ra Tinh Bột (ở trong hạt) & các loại Đường (ở trong thân cây).

– Công nghệ sản xuất : SES chủ động trong việc chế tạo thiết bị & quy trình công nghệ để sản xuất Rượu SS.

– Quy trình sản xuất được thực hiện qua các Công Đoạn như sau :

+ Công Đoạn Sơ Chế Nguyên Liệu : Ép thân cây cao lương ngọt để lấy dịch đường trong thân cây – Nghiền hạt cao lương ngọt thành bột để dễ dàng thủy phân & đường hóa.

+ Công Đoạn Thủy Phân & Đường Hóa : Dịch đường & bột hạt cao lương ngọt sẽ được Thủy Phân & Đường Hóa để chuyển thành các loại đường có thể lên men rượu được.

+ Công Đoạn Lên Men : Sau quá trình thủy phân & đường hóa, dung dịch sẽ được Lên Men để chuyển hóa đường thành rượu.

+ Công Đoạn Chưng Cất : Sau khi lên men xong dung dịch sẽ được Chưng Cất để tách các tạp chất & thu được Rượu tinh khiết.

+ Công Đoạn Ủ & Pha Chế Rượu : Rượu SS sẽ được ủ ở nhiệt độ < 20 độ C để ổn định Hương & Vị của Rượu. Sau thời gian ủ ít nhất 6 tháng, Rượu sẽ được pha chế để có nồng độ, hương, vị như mong muốn.

Nhà máy sản xuất Rượu Thực Phẩm của SES vận hành theo Mô Hình Zero Chất Thải, tất cả Phụ Phế Phẩm của Nhà máy sẽ được chế biến thành Thức Ăn Gia Súc & Phân Hữu Cơ để phục vụ cho Chăn Nuôi & Trồng Trọt của SES ! Với Mô Hình này SES sẽ góp một phần nhỏ vào việc Bảo Vệ Môi Trường Xanh Sạch như tên của Công Ty Giải Pháp Môi Trường Bền Vững (Sustainable Environment Solutions – SES).

 

Chuyên mục Kỹ thuật - Công Nghệ, Nông trang xanh và được gắn thẻ Sự khác nhau giữa rượu thủ công và rượu công nghiệp