Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà

Medicare không thanh toán cho các dịch vụ chăm sóc ban ngày. Các khoản tài trợ thường đến từ Đạo luật người cao tuổi người Mỹ, các chương trình miễn trừ Medicaid, bảo hiểm chăm sóc dài hạn, và các quỹ tư nhân. Một số trung tâm sử dụng các quỹ tài trợ để trợ giá vận chuyển và một mức phí trượt để phù hợp với viện trợ và nhu cầu tài chính của bệnh nhân.

Với chăm sóc bệnh nhân cho một bên thứ 3, các bác sĩ phải chứng nhận rằng chăm sóc tại nhà là bắt buộc, và đối với Medicare, bệnh nhân phải đáp ứng các yêu cầu của Medicare về chăm sóc tại nhà. Medicare yêu cầu các cơ quan chăm sóc sức khoẻ tại nhà nói với bệnh nhân những dịch vụ nào được hoàn trả. Các dịch vụ chăm sóc tại nhà được cung cấp dựa trên đánh giá chi tiết [Kết quả và Đánh giá Thông tin [OASIS]] do một y tá hoặc nhà trị liệu đã đăng ký khi bệnh nhân được nhận vào chương trình Medicare. Người trả tiền bên thứ ba ngày càng hạn chế các dịch vụ cá nhân để kiểm soát chi phí của họ. Các cơ quan chăm sóc sức khoẻ tại nhà được Medicare, Medicaid hoặc các công ty bảo hiểm tư nhân thanh toán trực tiếp.

Từ năm 2010, Tổng cục DS- KHHGĐ đã triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” tại 29 tỉnh, thành phố. Ảnh: Dương Ngọc

Phát huy vai trò người cao tuổi

Từ năm 2010, Tổng cục DS- KHHGĐ đã triển khai mô hình “Tư vấn và chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” tại 29 tỉnh, thành phố. Đến nay, mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả vai trò của NCT tại các gia đình và trong cộng đồng. Nhiều tỉnh, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống cho NCT từ mô hình này.

Tại Hải Phòng, đến nay đã được duy trì triển khai hoạt động của mô hình tại 6 quận với 16 xã, phường, 48 CLB, tổ chức 6 buổi tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về NCT, các chính sách DS – KHHGĐ, giới thiệu các bệnh thường gặp ở NCT, tư vấn về cách phát hiện bệnh và hướng dẫn NCT biết cách tự phòng tránh. Phát huy vai trò NCT trong tuyên truyền vận động con, cháu thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ giai đoạn hiện nay.

Tại Quảng Ninh, mô hình đã được nhân rộng tại 6/17 xã, phường và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát huy vai trò NCT trong cuộc sống cộng đồng. Theo bà Hoàng Thị Xuyến – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Móng Cái, những hoạt động tích cực này không chỉ có tác dụng to lớn đến đời sống sức khỏe, tinh thần của NCT mà quan trọng hơn đã góp phần nâng cao nhận thức của NCT nói riêng, cộng đồng nói chung trong giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, phòng chống bạo lực gia đình. Các cụ không chỉ là đối tượng được trực tiếp hưởng lợi mà còn là những tuyên truyền viên tích cực trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng.

Ở Quảng Trị, mô hình “Tư vấn chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng” được Chi cục DS- KHHGĐ Quảng Trị phối hợp với Hội NCT, ngành Y tế triển khai tại 12 xã, phường điểm của TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Đakrông và Gio Linh. Từ mô hình này, mỗi năm ngành Y tế đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt NCT, hỗ trợ kinh phí mua thuốc điều trị các bệnh thông thường cho những đối tượng không có bảo hiểm y tế.

Ở Hà Tĩnh, mô hình được triển khai từ năm 2012, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập 6 Câu lạc bộ “NCT giúp NCT” với hơn 360 thành viên tham gia. Hàng năm, mô hình đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tư vấn và chăm sóc NCT cho mạng lưới tình nguyện viên; tổ chức hội thảo biểu dương, khuyến khích điển hình NCT; lồng ghép hỗ trợ các hoạt động chăm sóc NCT; tư vấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe NCT…

Mô hình cần được nhân rộng

Mô hình “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng” đang thật sự phát huy hiệu quả và có sức lan tỏa, tạo sự chuyển biến trong công tác DS – KHHGĐ.

Tuy nhiên, một số địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể vẫn chưa nhận thức đầy đủ, khách quan về vị trí, vai trò của NCT. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăm lo và khai thác tiềm năng về tri thức, kinh nghiệm quản lý, sức lao động, khả năng đóng góp của lực lượng này ở địa phương. Kinh phí cho các hoạt động của Hội NCT còn hạn chế. Thực tế, hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của NCT vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Nội dung hoạt động ở một số Hội NCT còn đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, cho nên chưa thu hút hội viên. Trong khi đó, Việt Nam là một trong mười nước có dân số già hóa nhanh nhất khu vực và thế giới. Số lượng NCT tăng nhanh đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với chất lượng dân số, đó là làm thế nào để bảo đảm an toàn, ổn định các quỹ hưu, quỹ bảo hiểm y tế. Số lượng NCT và tuổi thọ tăng lên kéo theo sự thay đổi của mô hình bệnh tật, do tỷ lệ mắc bệnh ở NCT cao hơn so với lứa tuổi khác và thường gặp tình trạng mắc bệnh tật kép, nhất là các bệnh mãn tính.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, thời kỳ già hóa đem lại những tiềm năng bao gồm cơ hội đầu tư, tăng cường chất lượng lao động và kiến thức, đem lại các lợi ích kinh tế. Nhưng đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.

Tuổi thọ cao là thành tựu của y khoa và kết quả của phát triển kinh tế – xã hội về nhiều mặt chứ không phải là gánh nặng của xã hội hay của nền kinh tế. Để giải quyết những thách thức và tận dụng các cơ hội của thời kỳ già hóa dân số, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề già hóa dân số, đảm bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của NCT vào tất cả các chương trình và chính sách phát triển quốc gia, đặc biệt là các chính sách, chương trình về an sinh xã hội; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc NCT, khuyến khích và tạo điều kiện để NCT tiếp tục tham gia các hoạt động xây dựng đất nước phù hợp với điều kiện sức khỏe và kinh nghiệm, góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc và phát huy vai trò của NCT, đồng thời chủ động ứng phó với xu hướng già hóa dân số của nước ta.

Những tuyên truyền viên dân số tích cực

Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS – KHHGĐ cho biết: “Đề án Tư vấn, chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc vì đã triển khai được nhiều nội dung thiết thực như: Tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng tư vấn và chăm sóc NCT cho đội ngũ tình nguyện viên và hội viên NCT trên toàn quốc. Hướng dẫn NCT phương pháp chăm sóc sức khỏe, chế độ sinh hoạt, khuyến khích NCT sống khỏe, sống có ích, phấn đấu là tấm gương để con cháu học tập noi theo. NCT chính là những tuyên truyền viên tích cực vận động con cháu thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước…”.

Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

 Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Được xếp vào nhóm 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, dự kiến năm 2030, Việt Nam sẽ có số người cao tuổi chiếm 17% dân số cả nước, đến năm 2050 tỷ lệ này là 25%, nghĩa là cứ 4 người lại có 1 người cao tuổi.

Chỉ số già hóa nhanh đang và sẽ tạo áp lực lớn trong việc ban hành và thực thi những chính sách liên quan, nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe để người cao tuổi sống khỏe và sống tốt.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi tham gia bảo hiểm y tế là khoảng 96% trên tổng số người cao tuổi. Điều này minh chứng rằng Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi.

Mặc dù tốc độ già hóa dân số gia tăng nhưng khả năng cung cấp dịch vụ y tế nói riêng và các dịch vụ khác cho người cao tuổi ở Việt Nam còn hạn chế. Riêng với chăm sóc sức khoẻ, nhiều dẫn chứng cho thấy chúng ta thiếu bác sĩ lão khoa, điều dưỡng lão khoa, thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi…

Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi nhấn mạnh: Trong tổng số trên 11 triệu người cao tuổi hiện nay vẫn còn có bộ phận không nhỏ có cuộc sống khó khăn do không có tích lũy cho tuổi già; một bộ phận người cao tuổi vẫn phải tự mưu sinh kiếm sống; một số người già chưa được tư vấn chăm sóc sức khỏe, chưa được người thân quan tâm.

Bà Hải Chuyền cho biết, hiện nay đã có những mô hình chăm sóc người cao tuổi thông qua công tác xã hội hóa nhưng chưa nhiều; vẫn còn những rào cản cho việc ra đời và hoạt động của các trung tâm chăm sóc người cao tuổi do cá nhân, tổ chức thành lập. Trong khi đó, theo GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội [ĐH Kinh tế quốc dân], để thích ứng với già hóa dân số, cần phát triển và tăng cường quản lý dịch vụ chăm sóc xã hội, có cơ chế phối hợp công – tư trong cung ứng dịch vụ chăm sóc xã hội. Đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như gắn kết giữa chăm sóc y tế tại cộng đồng với dịch vụ chăm sóc xã hội.

Những mô hình hay

Một trong những hoạt động được đánh giá cao, đó là việc triển khai mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau do Trung ương Hội Người cao tuổi phát động.

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Mùn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang vận động hũ gạo tình thương của CLB

Đây là một tổ chức dựa vào cộng đồng, tập hợp từ 50-70 người cao tuổi, có mục tiêu liên kết các thành viên nhằm phát huy vai trò của người cao tuổi trong cộng đồng dân cư trong việc hỗ trợ người cao tuổi khó khăn, giúp họ cải thiện cuộc sống của bản thân, gia đình, tăng cường thu nhập, bảo đảm sức khỏe và phát triển cộng đồng.

Tính đến hết tháng 7/2020, đã có 58/63 tỉnh, thành triển khai mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, thành lập được gần 3.000 câu lạc bộ. Các câu lạc bộ này hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi ở Việt Nam.

Đây không chỉ là mô hình người cao tuổi giúp nhau trong phát triển kinh tế, mà còn là một cách thức giúp người cao tuổi nâng cao đời sống tinh thần, đoàn kết, sống vui, sống khỏe, trở thành tấm gương, động lực cho con cháu noi theo…

Một mô hình hiệu quả khác hiện được triển khai trên toàn quốc là Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Theo đánh giá, mô hình này khá phù hợp với văn hóa của người Việt. Không những ít tốn kém, dễ thực hiện mà mô hình này còn giúp phát huy nét đẹp văn hóa, xem trọng tình cảm gia đình, kính trọng và báo hiếu ông bà cha mẹ của người Việt.

Mô hình này có 2 hình thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đó là: Chăm sóc hay phục vụ tại nhà do nhân viên dịch vụ thực hiện và chăm sóc hay hỗ trợ tại nhà do tình nguyện viên thực hiện.

Cả hai hình thức trên các thành viên trong gia đình được hỗ trợ tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong nhà. Đặc biệt với hình thức thứ 2, các tình nguyện viên nhận chăm sóc hỗ trợ tại nhà hoàn toàn tự nguyện không hưởng lương mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng này. Sự hỗ trợ đến từ các tình nguyện viên mang đến niềm vui, tinh thần vui vẻ lạc quan hơn cho các cụ ông, cụ bà có hoàn cảnh neo đơn kinh tế khó khăn, gia đình ít người.

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng người già được giúp đỡ còn khá ít trong khi tỷ lệ người cao tuổi ngày một tăng. Có nhiều nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện rất thấp. Có thể kể đến như điều kiện địa lý, trình độ nhận thức, cách tiếp cận của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, đặc biệt là xã hội hóa công tác chăm sóc người cao tuổi…. Hạn chế khả năng tiếp cận khiến người cao tuổi không được hưởng các chế độ hỗ trợ toàn diện cho mình.

Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội Người cao tuổi đã thành lập 76.200 câu lạc bộ ở các loại hình, tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho người cao tuổi; trong đó có hàng nghìn câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, thu hút 70.000 người cao tuổi tham gia.

T.Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề