Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng

Mục lục bài viết

  • 1.Khái niệm hoạt động xây dựng là gì ?
  • 2. Khái niệm chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì ?
  • 3.Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
  • 4.Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng
  • 5. Cấp đổi và phân hạng chứng chỉ hành nghề

1.Khái niệm hoạt động xây dựng là gì ?

Căn cứ theo khoản 3 điều 4 luật xây dựng 2014 quy định như sau :

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Khái niệm giấy phép, chứng chỉ hành nghề là gì ?

Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ, phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghềkhông bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.

2. Khái niệm chứng chỉ hành nghề xây dựng là gì ?

Căn cứ theo khoản 1 điều 149 Luật xây dựng 2014 quy định :

Văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.

Khoản 1 Điều 62Nghị định 15/2021/NĐ-CPthì chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng [sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề] được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 củaLuật Xây dựng 2014được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1Luật xây dựng sửa đổi 2020.

3.Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ theo điều 62 Nghị định 15/2021 quy định :

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng [sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề] được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tạikhoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 53 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tạiPhụ lục VINghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

- Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

- Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

- Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theoMẫu số 06 Phụ lục IVNghị định này.

Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang [-], quy định như sau:

- Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tạiPhụ lục VIIINghị định này;

- Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.

4.Các loại chứng chỉ hành nghề xây dựng

Trong chứng chỉ hành nghề xây dựng sẽ bao gồm các loại sau đây:

– Chứng chỉ hành nghề thiết kế: Kiến trúc; Nội ngoại thất; Quy hoạch; Xây dựng; Kết cấu; Cơ điện; Mạng thông tin; Cấp thoát nước; Thông gió;

– Chứng chỉ hành nghề Giám sát: Hạ tầng; Giao thông; Dân dụng và công nghiệp; Thủy lợi; Cơ điện; Thủy điện; Khảo sát; Lắp đặt thiết bị;

– Chứng chỉ hành nghề Khảo sát

– Chứng chỉ hành nghề Kỹ sư định giá

– Chứng chỉ hành nghề Kiểm định

5. Cấp đổi và phân hạng chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I:

– Cấp cho những người có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm tham gia các công việc phù hợp với nội dung cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng từ 07 năm trở lên;

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II:

– Cấp cho những người có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành phù hợp, kinh nghiệm tham gia các công việc phù hợp với nội dung cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng từ 05 năm trở lên;

Chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng III:

– Cấp cho những người có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm tham gia các công việc phù hợp với nội dung cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng từ 03 năm trở lên đối với trình độ đại học; và từ 05 năm trở lên đối với trình độ cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp.

Nguyên tắc xác định thời gian kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

Thời gian kinh nghiệm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng của cá nhân là tổng thời gian mà cá nhân đó chính thức tham gia hoạt động xây dựng nằm trong lĩnh vực phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ xây dựng.

Đối với những cá nhân chưa đủ thời gian kinh nghiệm đểthi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựngtheo quy định kể từ ngày tốt nghiệp đại học, tuy nhiên trước đó cá nhân này đã có bằng cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp và đã tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì thời gian kinh nghiệm sẽ được tính bằng tổng thời gian cá nhân đó tham gia hoạt động xây dựng tính từ thời điểm tốt nghiệp cao đẳng hay trung cấp để được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II và hạng III.

Đối với những cá nhân đã làm việc tại những cơ quan quản lý nhà nước thì thời gian kinh nghiệm sẽ là tổng thời gian kinh nghiệm mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện những công việc tại cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực xây dựng đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thủ tục sát hạch

Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên. Đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn. Bộ phận sát hạch sẽ có trách nhiệm kiểm tra xem xét sự đầy đủ. Cũng như tính hợp lệ của hồ sơ đã nhận được trước khi trình Hội đồng xét cấp CCHNXD xem xét quyết định. Nếu như hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ. Thì bộ phận sát hạch sẽ phải có trách nhiệm; thông báo đến cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ xây dựng; 01 lần về việc yêu cầu bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Việcthi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựngsẽ được tiến hành theo tổ chức. Theo khu vực hoặc theo địa phương. Thời gian tổ chức thi sát hạch sẽ được tiến hành định kỳ hàng quý. Hay cũng có thể đột xuất. Nếu như Hội đồng xét duyệt quyết định để phù hợp; với nhu cầu xin cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Trước thời gian tổ chức thi sát hạch 05 ngày. Hội đồng này thông báo bằng văn bản; đồng thời đăng tải thông tin lên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng; thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức thi sát hạch cùng mã số dự sát hạch của các cá nhân.

Thời gian xử lý

Trong thời hạn tối đa là 03 ngày kể từ khi tổ chức thi sát hạch. Hội đồng xét cấp CCHNXD; sẽ có trách nhiệm tổng hợp và trình kết quả sát hạch để Thủ trưởng cơ quan; đơn vị có thẩm quyền quyết định cấp CCHNXD cho các cá nhân. Kết quả của việc thi sát hạch những cá nhân tham gia thi; sẽ được bảo lưu trong vòng 06 tháng kể từ ngày thi sát hạch.

Trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Cơ quan cấpchứng chỉ hành nghề xây dựngsẽ phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Xây dựng. Để cấp Mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng. Trong vòng 05 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận được văn bản đề nghị. Bộ Xây dựng sẽ phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề xây dựng. Đồng thời tích hợp thông tin để thực hiện quản lý chứng chỉ hành nghề xây dựng đã cấp. Và cũng phải đăng tải thông tin của các cá nhân về năng lực hoạt động xây dựng; trên trang thông tin điện tử đúng theo quy định hiện hành.

Việc thu và sử dụng chi phí thi sát hạch CCHNXD; sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Lệ phí thi sát hạch cấp CCHNXD sẽ được thực hiện theo quy định do Bộ Tài chính ban hành. Tất cả các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phí. Và lệ phí ngay từ thời điểm khi nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề. Trong tất cả các trường hợp, phí và lệ phí sẽ không được hoàn trả.

Video liên quan

Chủ Đề