Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Uống kháng sinh khi cho con bú sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng sữa mẹ và sức khỏe trẻ sơ sinh? Thuốc nào an toàn, thuốc nào không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ trả lời cặn kẽ những thắc mắc này

Bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, hầu hết các mẹ sẽ cố gắng hạn chế không uống kháng sinh khi cho con bú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có thể tác động đến sữa mẹ, nhưng không phải tất cả các thuốc đều được bé hấp thu.

MarryBaby điểm danh một số loại thuốc kháng sinh thường dùng và những ảnh hưởng của các loại thuốc này đến việc cho con bú, mẹ tham khảo thử nhé!

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không
Không phải tất cả các loại thuốc kháng sinh đều ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ

1. Uống kháng sinh khi cho con bú: Thuốc nào an toàn?

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Với những loại thuốc kháng sinh sau, mẹ có thể an tâm sử dụng, bởi dù chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ.

– Fluconazole: Kháng nấm

– Miconazole: Điều trị nhiễm trùng nấm men

– Clotrimazole: Điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm

– Penicillins: Trị nhiễm trùng do vi khuẩn

– Cephalosporin: Điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương

– Acyclovir và valacyclovir: Điều trị nhiễm trùng do herpes

– Erythromycin: Điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột, dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo bởi chỉ ảnh hưởng tạm thời.

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

– Tetracycline được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, nếu dùng để điều trị lâu dài, chẳng hạn như trị mụn sẽ không an toàn.

– Metronidazole (biệt dược Flagyl) được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến vị sữa, màu sữa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ đang sử dụng thuốc này có thể bị tiêu chảy.

– Nitrofurantoin (Furadantin, Macrodantin) tuy chỉ bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ nhưng có thể gây thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh. Thuốc cũng có thể thay đổi màu nước tiểu, nước mắt và sữa của mẹ.

– Vancomycin và teicoplanin được sử dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đề kháng MRSA. Tác dụng phụ của những thuốc này có khả năng trở nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Việc điều trị MRSA thường sử dụng dạng thuốc tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

– Chloramphenicol ít được kê toa và chỉ định trong thời gian cho con bú, bởi thuốc có thể gây hóa cốt khung xương và gây “hội chứng xám trên trẻ sơ sinh”, một rối loạn nặng ảnh hưởng đến các enzyme chức năng gan, dẫn đến trẻ bị hạ huyết áp, thiếu oxy, thậm chó có thể gây tử vong.

– Kháng sinh doxycycline hoặc minocycline: Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này vì thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, có thể gây ngộ độc, nhuộm màu răng, giảm sự phát triển xương. Do đó, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không thì một số loại là có nhé mẹ.

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Ngoài lo lắng về ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe trẻ sơ sinh, những mẹ uống kháng sinh khi cho con bú còn có một nỗi lo khác: Nỗi lo mất sữa. Khác với nỗi lo của các mẹ sau sinh, theo các chuyên gia, nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe cần điều trị bằng kháng sinh, bạn vẫn nên sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại kháng sinh vẫn được chỉ định cho mẹ cho con bú.

Vậy uống kháng sinh có mất sữa không, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? Theo các chuyên gia, uống kháng sinh có thể làm mẹ ít sữa hơn, nhưng không gây mất sữa hoàn toàn. Bạn chỉ cần cho trẻ bú đều đặn, kích thích quá trình tiết sữa, đồng thời cố gắng ăn uống đủ chất, uống nhiều nước.

Kinh nghiệm của một mẹ từng uống kháng sinh suốt 4 tháng sau sinh con cho biết: Với câu hỏi “Uống kháng sinh có mất sữa không” thì với tôi là không. Ngay sau sinh tôi bị viêm phổi, ho triền miên nên phải uống đủ loại kháng sinh cho hết bệnh. Song bệnh không hề hết. Mỗi ngày tôi đều uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú bình thường. Có điều sữa tôi không tràn trề như các bà mẹ khác. Con tôi vẫn phải bú mẹ song song với bú bình. Sau bốn tháng tôi đi làm thì tự dưng hết ho, có lẽ do đi làm đầu óc thoải mái, ăn được nhiều hơn nên khỏe hơn. Và tôi cho con bú đến tận 17 tháng. Ngày đi làm, tối và đêm con bú mẹ.

Mục đích

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Cho con bú là một trải nghiệm bất kỳ phụ nữ nào sau khi sinh cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng biết cách làm thế nào cho đúng. MarryBaby sẽ giúp mẹ giải quyết 5 tình huống thường gặp mỗi khi cho con bú. Rất đơn giản nhé!

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không
Cho con bú cũng là cách giúp bạn và bé thêm gần gũi

Điều này có nghĩa là bé không được đặt vào đúng tư thế khi bú. Mẹ hãy thử ngồi trên giường hoặc ghế sofa, sau lưng là một chiếc gối mềm. Sau đó, đặt bé lên bụng để bé có thể bám chắc vào người mẹ hơn.

Nếu chỉ đang ngồi trên ghế bình thường, mẹ nên đẩy phần hông ra trước và ngả lưng về phía sau khi cho bé bú. Để đưa ti mẹ vào miệng bé, siết ngực nhẹ nhàng và đặt ngón cái song song với môi bé.

2. Không kiểm soát khiến bé ngạt sữa

Một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa nhanh khiến bé bị sặc và ngạt vì sữa mẹ chảy quá nhanh. Để làm chậm dòng chảy của sữa, đặt lòng bàn tay lên ti và nhấn ngược về phía ngực sau khi đếm đến 5. Cách này giúp kiềm hãm dòng chảy của sữa. Mẹ có thể áp dụng từ 2-5 lần trước khi cho bé bú.

Nếu bé ngủ gật khi bú ngay khi mẹ đặt lên ngực, ti của mẹ sẽ không vào đủ sâu trong miệng bé để kích hoạt trạng thái mút sữa. Bé cũng có thể ngủ gật nếu mẹ không đáp ứng được lượng sữa dồi dào và liên tục để bé tiếp tục bú. Mẹ có thể dùng 1 tay giữ bầu ngực bé bú theo hình chữ C và thực hiện thao tác xoa bóp trong 5 giây.

Hai bên ngực và ti mẹ không đồng nhất nên chuyện bé thích bên này hơn bên kia là rất bình thường. Bí quyết nhỏ cho mẹ là hãy tập trung sự chú ý của bé, đặt bé vào bầu ngực bé thích, sau đó nhẹ nhàng chuyển bé sang bầu ngực bên kia trước khi bé kịp nhận ra.

Nếu bé vẫn khỏe mạnh, việc bú một bên sẽ không trở thành vấn đề lớn. Mẹ có thể vắt/bơm lượng sữa thừa ra ngoài hoặc cứ để bên ngực đó cạn sữa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến ngực mẹ mất cân xứng rõ rệt sau khi bé dừng bú.

Với các bé lớn, nếu được đặt đúng tư thế, răng bé sẽ không cắn được ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn cố cắn, mẹ đừng phản ứng quá mạnh hoặc đột ngột vì bé có thể tiếp tục làm như vậy để xem phản ứng của mẹ trong lần bú kế tiếp. Các chuyên gia gợi ý mẹ nên đặt bé xuống và từ tốn nói “Con làm đau mẹ đấy”. Sau đó, mẹ rời phòng trong vài giây, nhìn bé, thủ thỉ: “Không được cắn nữa nhé” và tiếp tục cho bé bú.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cắn thử món gì đó hơi lạnh trước khi cho bú để phòng trường hợp bé cắn ti mẹ.

Bé thường ngậm ti mẹ chặt hơn khi đã bú no và bắt đầu buồn ngủ. Ngay khi thấy bé ngủ gật khi bú, hãy đặt ngón út vào một bên miệng và nhẹ nhàng lấy ti mẹ ra khỏi miệng bé.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 3

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không

Bên cạnh các ích lợi không thể chối cãi của việc nuôi con bằng sữa mẹ, vẫn còn nhiều “bí mật” mà có thể các mẹ đang và sẽ cho con bú còn chưa biết.

“Quá tải” hormone
Oxytocin đóng vai trò điều khiển quá trình tiết sữa dưới tác động kích thích của động tác mút vú mẹ. Tuy nhiên, cũng chính loại hormone này là “thủ phạm” khiến nhiều mẹ thấy mệt mỗi lần cho con bú xong cùng với cảm giác u uất thường trực sau khi sinh bé. Không chỉ thế, một số chị em có cơ địa nhạy cảm còn có thể thấy yếu trong người, bứt rứt, toát mồ hôi. Tình trạng này thường chỉ là nhất thời và sẽ biến mất sau vài ngày nhưng nếu nó khiến mẹ cảm thấy đuối sức, cần đi khám bác sĩ sớm các mẹ nhé.

>>> Xem thêm: Khắc phục chứng trầm cảm sau khi sinh

Sụt cân nhanh sau sinh
Sự thật là trong khi nhiều mẹ tìm mọi cách giảm cân sau khi sinh thì cũng có nhiều mẹ khác phải lo lắng vì sụt cân quá nhanh, đặc biệt là những mẹ cho con bú. Tuy nhiên, khoảng 6 tháng sau khi sinh bé, nếu cân nặng của bạn giảm còn như trước khi có thai thì không cần lo lắng nhé. Còn nếu bạn sụt cân nhanh trong vòng 1-3 tháng sau sinh và nhẹ ký hơn trước khi có thai, có thể mẹ bị suy nhược cơ thể do mất sức và ăn uống không đủ chất hoặc tệ hơn là mắc phải bệnh nghiêm trọng. Lúc này mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé.

Mẹ uống kháng sinh có nên cho con bú không
Cho con bú không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp gắn kết mẹ – con

Chảy sữa và phun sữa
Các mẹ sắp có con đầu lòng có thể không hình dung hết được những phiền toái mà chuyện này mang lại nhưng lời khuyên cho bạn là đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không có miếng lót ngực. Sữa mẹ khi thì phun tung tóe, khi lại chảy ri rỉ, dường như mẹ không cách nào điều khiển được dòng sữa của mình. Bộ máy sản xuất sữa đặc biệt nhạy có thể “tự động” tiết sữa khi gần tới giờ cho con bú hoặc khi bé khóc đòi bú. Điều này sẽ tạo áp lực vô hình cho không ít các bà mẹ trẻ. Các mẹ cũng nên đem thêm cả đồ sạch để thay nếu chẳng may miếng lót ngực ướt đẫm vì sữa chảy nhé.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

>>> Xem thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm gì khi chảy sữa nhiều

Hai ngực không đều sữa
Đừng ngạc nhiên nếu một sáng thức dậy và bạn nhận ra một bên ngực ra nhiều sữa hơn hẳn bên còn lại. Điều này cũng bình thường như chuyện hầu hết phụ nữ có hai bầu ngực lệch nhau. Để tránh tình trạng căng tức ngực, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn ở bên ngực ra nhiều sữa hoặc cho bé bú cả hai bên với khoảng thời gian bằng nhau nhé.

Bầu ngực bị ngứa ran
Các mẹ dù sinh con đầu hay con thứ, nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều có thể gặp phải tình cảnh đầu ti bị khô và ngứa ran. Lý do của chuyện này là do ngực bạn đang điều chỉnh để thích nghi với việc cho con bú. Sẽ là bình thường nếu mẹ chỉ bị ngứa ti khi bé bắt đầu bú mẹ nhưng nếu có kèm thêm sốt và nóng ngực, mẹ nên đi khám vì có thể đã bị nhiểm trùng vú rồi nhé. Mẹ cũng có thể dùng kem chiết xuất từ mỡ cừu (lanolin) để thoa đầu ti nhằm xoa dịu cảm giác ngứa rát đấy.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.