Mẫu phương an kỹ thuật khảo sát xây dựng

Skip to content

Bạn đang cần tìm mẫu phương án khảo sát địa hình hoặc đề cương khảo sát địa hình chuyên nghiệp. Chúng tôi là công ty khảo sát địa hình, qua quá trình tư vấn khảo sát xây dựng. Chúng tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm viết phương án khảo sát địa hình và sưu tầm được các mẫu khảo sát địa hình chuẩn nhất. Cùng tìm hiểu thêm ở phần sau

LIÊN HỆ BÁO GIÁ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH 0963951375

Khảo sát địa hình là gì?

Khảo sát địa hình là ghi nhận hiện trạng trên khu vực khảo sát, bao gồm độ cao của dáng đất.

Khảo sát địa hình cung cấp kết quả bản đồ địa hình để:

  1. Phục vụ công tác thiết kế
  2. Thi công dự án
  3. Tính toán khối lượng đào đắp
  4. Nghiên cứu tiền khả thi dự án
  5. Phục vụ công tác quy hoạch
  6. Phục vụ cho quân sự với bản đồ địa hình quân sự.

Bài viết này, chỉ tập trung làm rõ phương án khảo sát địa hình dân dụng.

Phương án khảo sát địa hình gồm những gì?

Quy định về phương án kỹ thuật khảo sát địa hình

Phương án khảo sát địa hình gồm những gì?

Theo quy định của nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng có nêu:

  • Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù  hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
  • Nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
    • a] Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
    • b] Thành phần, khối lượng công tác khảo sát xây dựng;
    • c] Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
    • d] Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng;
    • đ] Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
    • e] Tiến độ thực hiện;
    • g] Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.
  • Chủ đầu tư có trách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.

Căn cứ để lập phương án kỹ thuật khảo sát địa hình

Phương án khảo sát địa hình thường được lập dựa trên:

  • Hợp đồng tư vấn khảo sát địa hình hoặc khảo sát xây dựng.
  • Nhiệm vụ khảo sát địa hình hoặc khảo sát xây dựng do chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế lập.
  • Địa hình của khu vực mà được thi công.

Một số mẫu phương án khảo sát địa hình mới nhất

Phương án khảo sát địa hình bằng Flycam

Phương án kỹ thuật khảo sát địa hình truyền thống

Một số mẫu phương án khảo sát địa hình mới nhất

PHƯƠNG ÁN KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1/2000

  • Thông tư 20/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19 tháng 12 năm 2012 Ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
  • TCVN 4419:1987 khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản;
  • QCVN 11: 2008/QĐ-BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao [thay thế quy phạm xây dựng lưới độ cao nhà nước hạng I, II, III, IV năm 1989];
  • TCVN 9398: 2012 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu chung;
  • TCVN 9401:2012 – Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình;
  • Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42-90 quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000; 1:25000 [phần trong nhà];
  • Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 [phần ngoài trời].
  • TCXDVN 9398:2012 “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung”;
  • Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000 của Tổng cục địa chính ban hành ngày 19/11/1994 [nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường];
  • Thông tư 68/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu nền địa lý;
  • Căn cứ năng lực kinh nghiệm của Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt.
  • Điều kiện thực tế ở hiện trường;
  1. QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT
    • QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

Bảng 1 Tiêu chuẩn tham khảo

STTTên quy chuẩn, tiêu chuẩnMã hiệu
1Quy phạm thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/1000025/2014/TT-BTNMT
2Quy trình khảo sát đường ô tô22TCN 263-2000
3Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/500096TCN 43-1990
4Công tác trắc địa trong xây dựng công trình. Yêu cầu chungTCVN 9398:2012
5Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trìnhTCVN 9401:2012
6Khảo sát cho xây dựng – Nguyên tắc cơ bảnTCVN 4419:1987
7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao hạng I, II, III, IV nhà nước 11/2008/QĐ-BTNMTQCVN 11 : 2008/BTNMT
8Quy định về thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000 ngày 30/12/201355/2013/TT-BTNMT
9Thông tư Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000.68/2015/TT-BTNMT
10Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới tọa độQCVN 04:2009/BTNMT
  • Công tác khảo sát khu vực xây dựng dự án nhằm mục đích cung cấp những thông tin cần thiết về hiện trạng địa hình và hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi khu vực xây dựng làm cơ sở cho công tác lập Quy hoạch chi tiết và thiết kế bản vẽ kiến trúc…
  • Nhiệm vụ của công tác đo đạc nhằm ghi lại chính xác tất cả các dữ liệu về hiện trạng khu vực gồm địa hình, địa vật, hệ thống giao thông, thuỷ hệ…theo hệ tọa độ và độ cao nhà nước VN 2000 bao gồm:
    • Khảo sát thực địa, thu thập các số liệu đo đạc đã có trước đây, phân tích xử lý các số liệu để lập phương án kỹ thuật thi công trình duyệt.
    • Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, lưới khống chế độ cao cơ sở phục vụ cho công tác đo vẽ lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000.
    • Đo vẽ lập bản đồ địa hình hiện trạng tỷ lệ 1/2000 khu vực dự án.
  • Ranh giới khảo sát do Chủ Đầu tư yêu cầu, đáp ứng được yêu cầu của công tác thiết kế, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000.
  • Để phục vụ thi công thực hiện các hạng mục như sau:
  • Xây dựng và đo đạc mốc khống chế tọa độ mặt bằng hạng IV bằng công nghệ GNSS;
  • Xây dựng và đo đạc mốc khống chế tọa độ mặt bằng đường chuyền cấp 1 bằng công nghệ GNSS;
  • Xây dựng và đo đạc mốc khống chế tọa độ mặt bằng đường chuyền cấp 2 bằng công nghệ GNSS;
  • Chuyển cao độ Hòn Dấu Hải Phòng về khu vực khảo sát bằng thủy chuẩn kỹ thuật.
  • Đo vẽ bình đồ tỷ lệ 1/2000.

Bảng 2 Thiết bị sử dụng

STTNội dung công việcTên thiết bịSerialSố lượng
Đo lưới khống chế GNSS
1Lập mốc khống chế và đo đạc mốc khống chế tọa độ Hạng IV bằng công nghệ GNSSMáy thu GPS Hi Target V3010222426

10222427

10222429

11651084

11651156

05
2Lập mốc khống chế và đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 1 bằng công nghệ GNSSMáy thu GPS Hi Target V3010222426

10222427

10222429

11651084

11651156

05
3Lập mốc khống chế và đo lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 2 bằng công nghệ GNSSMáy thu GPS Hi Target V3010222426

10222427

10222429

11651084

11651156

05
Đo dẫn thủy chuẩn
4Đo khống chế cao, thủy chuẩn kỹ thuậtMáy thủy bình điện tử DNA03Leica DNA03

349335

01
Đo đạc chi tiết xác định tọa độ, cao độ
5Đo đạc chi tiết xác định tọa độ, cao độMáy thu GNSS Hi Target V30 bằng công nghệ RTK và máy toàn đạc điện tử Topcon ES 10510222426

10222427

BS0119

03
6Đo sâu dưới nướcMáy Bathy -500DFB5DF01
Các thiết bị đi kèm
7Kết nối thiết bịCable trút số liệu và cable link các loạiĐi theo thiết bị bị
8Liên lạcMáy bộ đàmLiên lạc05
9Xác định tọa độSào gương toàn đạcXác định tọa độ và cao độ2
10Cân máyChân baGiá đỡ05
11Xác định tọa độKẹp gương Giá đỡ06
12Báo cáoMáy chụp hình Chụp hình01
13An toànCác thiết bị bảo hộ lao độngBảo hộ05[bộ]
14Xử lý số liệuMáy vi tínhXử lý số liệu03
  • Các thông số kỹ thuật thiết bị đo đạc

Các thiết bị sử dụng trong công tác đo đạc

Hình 1 Máy thu GPS Hi Target

Bảng 3 Thông số kỹ thuật GNSS Hi Target V30

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
MÁY THU GNSS Hi Target V30
Motherboard Hãng Trimble
Kênh 220 kênh
Khả năng thu vệ tinh GPS, Glonass, BDS, SBAS, có thể nâng cấp thêm các hệ thống vệ tinh khác [Galileo, QZSS]
Độ chính xác±2.5mm + 0.5ppm[Static]; ±10mm + 1 ppm [RTK]
Giao tiếp data Thu phát sóng radio UHF [1 và 35W]; Thu phát sóng SGM/GPRS [simcard 3G].
Giao tiếpUSB/RS232, Bluetooth
BỘ ĐIỀU KHIỂN IHAND 20
Ứng dụngĐiều khiển máy thu V30 và cài đặt các phần mềm ứng dụng khảo sát xây dựng, định vị công trình. Có thể sự dụng như một chiếc GPS cầm tay.
Định dạng dataDXF, SHP, RW5, LandXML, TXT, CSV
Hệ điều hành Android 4.2
Bộ nhớ trong:256 MB [có thể sử dụng Fash Card]
Màn hình màu cảm ứng3.5″
Độ chính xácĐịnh vị tuyệt đối: 5m, SBAS: 1-3m

Hình 2 Máy thủy bình Leica DNA03

Bảng 4 Thông số kỹ thuật máy thủy bình điện tử DNA03

Thông số kỹ thuậtDNA03
Độ chính xác đo caoTrên 1km đo lặp đi và về
Mia Invar0.3mm
Mia mã vạch thường1.0mm
Đo quang học2.0 mm
ống kính
Độ phóng đại24x
Hệ thống tự động cân bằng
Công nghệ ứng dụngSử dụng con lắc và đệm từ trường
Dải cân bằng tự động±10’
Độ chính xác cân bằng tự động0.3”
Quản lý dữ liệu
Bộ nhớ trong6000 giá trị đo hoặc 1650 trạm máy
Thẻ nhớ ngoàiPCMCIA [ATA-Flash/SRAM/CF]
Giao diệnRS232

Hình 3 Máy Toàn đạc điện tử Topcon ES105

Bảng 5 Thông số kỹ thuật máy ES105

Ống kính:+ Ảnh: Thật + Độ phân giải ống kính: 2.5’’ + Đo khoảng cách ngắn nhất: 1.3m + Đường kính kính vật: 45mm [Khối đo xa: 48mm] + Chiều dài ống kính: 171mm

+ Chiếu sáng trong: 5 cấp

Đo khoảng cách:+ Đo khoảng cách không gương: 0.3 đến 500m + Đo khoảng cách tới gương: – Đo tới gương đơn: từ 1.3m đến 4000m [Điều kiện tốt: 5000m] – Đo tới gương chùm ba: từ 1.3m đến 5000m [Điều kiện tốt: 6000m] – Đo tới gương mini: từ 1.3m đến 2500m – Đo tới gương giấy: _ Với RS90N-K: từ 1.3 đến 500m _ Với RS50N-K: từ 1.3 đến 300m + Độ chính xác đo cạnh: – Chế độ đo không gương: ±[ 3 + 2 ppm x D]mm – Đo với gương giấy [tấm phản xạ]: ±[ 3 + 2 ppm x D]mm – Đo với gương [AP/CP prism]: ±[ 2 + 2 ppm x D]mm + Thời gian đo: – Chế độ đo Fine: 0.9s – Chế độ đo Rapid: 0.7s

– Chế độ đo Tracking: 0.3s

Đo góc:+ Độ chính xác đo góc/ Hiển thị nhỏ nhất: Độ chính xác: 1’’ hiển thị: 0.5’’
+ Có hệ thống IACS [Independent Angle Calibration System]: hệ thống hiệu chỉnh góc độc lập
Thông số khác:+ Hiển thị: 02 màn hình LCD có đèn nền, bàn phím ngoài + Kết nối: – 1 cổng Serial RS232C, – 1 cổng USB 2.0, – Kết nối Longlink sử dụng Bluetooth cấp 1: phạm vi 30m + Dọi tâm Laser [tùy chọn]: Chấm laze đỏ [635nm ± 10nm], độ chính xác tia: + Dọi tâm quang học: – Ảnh: thật – Phóng đại: 3X – Trường ngắm: 5° – Tiêu cự: 0.3m tới vô cực + Đèn dẫn hướng: có 2 màu: Xanh và đỏ: Phạm vi làm việc từ 0.3m đến 500m + Biên độ làm việc của con lắc: ±6’, bù 2 trục + Bọt thủy tròn: 10’/2mm + Bọt thủy dài: 30’’/2mm + Tiêu chuẩn kín nước: IPX 66 + Pin: – Pin sạc: BDC70 – Thời gian làm việc: lên đến 36h [tùy phép đo] + Bộ nhớ trong: 10.000 điểm, hỗ trợ bộ nhớ USB lên đến 8Gb

+ Môi trường hoạt động: Nhiệt độ: -20°C đến +50°C

Hình 4 Máy đo sâu hồi âm

  • Một số thông tin về máy đo sâu/ SPEC of Multi-Frequency Survey Echosounder
    • Đa tần số;
    • Tương thích với phần mềm xử lý bài thủy văn tiêu chuẩn công nghiệp;
    • Ghi nhiệt;
    • Depth Resolution 1cm
    • LCD Display; RS232/422 Output
    • Có thể điều khiển bên ngoài;
    • Tích hợp GPS;
    • NMEA 0183 Input;
    • Có thể lựa chọn tầng số hoạt động: 33, 40, 50, 200kHz;
    • Nguồn và công suất: 11-30VDC, 115/230V, 50/60Hz, < 40watts

Bảng 6 Phần mềm xử lý số liệu

TTPhần mềmSố lượngNơi sản xuất
1Trimble Business Center01Mỹ
2DPSurvey Software02Việt Nam
3Geotools1Việt Nam
4AutoCAD Civil 3D1Mỹ
5Hypack1Mỹ
  1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
    • LẬP LƯỚI ĐƯỜNG KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ MẶT BẰNG HẠNG IV BẰNG GNSS
    • Hệ thống lưới khống chế tọa độ của dự án được đo nối vào 02 điểm mốc nhà nước từ hạng III trở lên hoặc mốc địa chính cơ sở gần phạm vi khu đo để bảo đảm tính chính xác và độc lập của mốc tọa độ lưới khống chế. Hệ thống mốc gốc này cần được cấp bởi đơn vị Nhà nước có chức năng.
    • Sử dụng GeoTool chuyển tọa độ mốc gốc từ múi chiếu 6 độ sang múi chiếu 3 độ.
    • Hệ tọa độ VN2000 của Tỉnh Phú Yên có kinh tuyến trục 108o30’ múi chiếu 3o, hệ số k=0.9999
    • Công tác chọn điểm chôn mốc: Lưới khống chế mặt bằng Hạng IV được lập tại khu vực khảo sát phải thỏa mãn các yếu tố sau:
    • Vị trí điểm được chọn thuận lợi cho việc đo nối vào mạng lưới cấp thấp hơn cũng như phục vụ tốt cho công tác đo đạc tiếp theo.
    • Điểm chọn được đặt tại nơi có nền đất, đá ổn định, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn trong khi đo đạc.
    • Tất cả các mốc đều có tầm thông thoáng tốt đảm bảo thu tín hiệu vệ tinh và thuận tiện cho việc phát triển lưới cấp thấp hơn.
    • Tất cả các mốc đều được đặt cách xa nguồn phát sóng vô tuyến để tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu.
    • Vị trí các điểm đều đi lại thuận tiện
    • Vị trí điểm chọn thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu GPS và thao tác khi đo, có khoảng không gian rộng và đảm bảo góc nhìn của vệ tinh lớn hơn 1500, tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu do vị trí đặt quá gần các trạm phát sóng và hiện tượng đa đường dẫn do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh điểm đặt máy thu và cách xa nguồn phát sóng như tháp truyền hình, đài phát thanh,….
    • Quy cách mốc:
    • Mặt mốc : 40cm x 40cm
    • Đáy mốc : 50cm x 50cm
    • Chiều cao mốc : 50cm
    • Vật liệu làm mốc : Bê tông mác 200
    • Tim mốc : Bằng sứ
    • Công tác đo lưới phải lưu ý các vấn đề sau :
    • Phải đo kết nối vào 2 mốc cấp Nhà Nước;
    • Phải có ít nhất 03 máy thu.
    • Công tác đo chiều cao máy được tuân thủ chặt chẽ bằng thước chuyên dụng đến mm của từng máy.
    • Trong thời gian đo không được dùng bộ đàm cũng như điện thoại trong phạm vi máy đang đo.
    • Thời gian đo đúng theo tiêu chuẩn đo và xử lý GPS TCVN 9398:2012.
    • Công tác xử lý lưới: xử lý lưới phải cho ra được kết quả tính 7 bảng tính sau:
    • Thông tin về các véc tơ cạnh [Baseline] ∆X, ∆Y, ∆Z;
    • Sai số khép hình và sai số khép hình yếu nhất;
    • Các phương vị cạnh, chiều dài cạnh, hiệu số độ cao và các số hiệu chỉnh tương ứng;
    • Tọa độ vuông góc không gian XYZ;
    • Tọa độ và độ cao trắc địa B, L, H;
    • Tọa độ vuông góc phẳng và độ cao thủy chuẩn sau bình sai;
    • Đánh giá sai số cạnh, sai số tương đối cạnh và sai số phương vị cạnh sau bình sai;
    • Kết quả xử lý sai số trung phương vị trí điểm yếu nhất không được lớn hơn ± 10mm;
    • Kết quả kiểm tra kết quả tính vecto cạnh phải thỏa mãn tiêu chuẩn
    • Khối lượng dự kiến: 02 mốc.

Hình 5 Hình ảnh mốc tọa độ hạng IV

  • LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ MẶT BẰNG ĐƯỜNG CHUYỀN CẤP 1
  • Từ 03 điểm tọa độ hạng IV mới lập, phát triển lưới khống chế tọa độ mặt bằng đường chuyền cấp 1 bằng công nghệ GNSS.
  • Công tác chọn điểm chôn mốc: Lưới khống chế tọa độ mặt bằng đường chuyền cấp 1 lập tại khu vực khảo sát phải thỏa mãn các yếu tố sau:
  • Vị trí điểm được chọn thuận lợi cho việc đo nối, phát triển lưới cấp thấp hơn và đo vẽ chi tiết.
  • Điểm chọn được đặt tại nơi có nền đất, đá ổn định, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn trong khi đo đạc.
  • Tất cả các mốc đều có tầm thông thoáng tốt đảm bảo thu tín hiệu vệ tinh.
  • Tất cả các mốc đều được đặt cách xa nguồn phát sóng vô tuyến để tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu.
  • Vị trí các điểm đều đi lại thuận tiện
  • Quy cách mốc:
  • Mặt mốc : 30 x 30cm
  • Đáy mốc : 40cm x 40cm
  • Chiều cao mốc : 40cm
  • Vật liệu làm mốc : Bê tông mác 200
  • Tim mốc : Bằng sứ
  • Công tác đo và xử lý lưới được thực hiện tương tự như đo và xử lý lưới hạng IV.
  • Khối lượng dự kiến thực hiện: 6 mốc.
  • LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ MẶT BẰNG ĐƯỜNG CHUYỀN CẤP 2
  • Trên cơ sở các điểm tọa độ hạng IV và các điểm đường chuyền cấp 1, tiến hành chọn các điểm lưới khống chế mặt bằng đường chuyền cấp 1, điểm được chọn phải thảo mãn yêu cầu sau:
  • Thuận lợi cho việc đo nối, phát triển lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết.
  • Các mốc được chọn phải đặt ở nơi có nền đất đá ổn định, sử dụng lâu dài, an toàn cho đo đạc.
  • Cách xa các nguồn phát sóng vô tuyến, tầm thông thoáng tốt đảm bảo thu tín hiệu vệ tinh.
  • Đi lại thuận tiện cho đo ngắm.
  • Quy cách mốc:
  • Mặt mốc : 20cm x 20cm
  • Đáy mốc : 30cm x 30cm
  • Chiều cao mốc : 30cm
  • Vật liệu làm mốc : Bê tông mác 200
  • Tim mốc : Bằng sứ
  • Công tác đo và xử lý lưới được thực hiện tương tự như đo và xử lý lưới hạng IV và đường chuyền cấp 1.
  • Khối lượng dự kiến thực hiện: 18 mốc.
  • Lưới độ cao hạng IV thực hiện bằng phương pháp đo cao hình học [áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng lưới độ cao QCVN 11/2008/QĐ-BTNMT]. Các mốc lưới khống chế độ cao kỹ thuật đặt trùng với các mốc khống chế mặt bằng hạng IV, đường chuyền cấp 1 và cấp 2. Sai số khép fh ≤ ± 50√L mm [L tính bằng Km] đối với khu vực đồng bằng.
  • Hệ thống lưới khống chế kỹ thuật được lập cho dự án được đo nối với mốc Quốc gia hạng cao nhà nước theo quy định.
  • Thủy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bởi máy cao đạc điện tử DNA03, hoặc máy có độ chính xác tương đương.
  • Khối lượng dự kiến: 5,79 Km

Hình 6 Hình ảnh dẫn thủy chuẩn

  • ĐO VẼ THÀNH LẬP BÌNH ĐỒ TỶ LỆ 1/2000, ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC 1M
  • Trên cơ sở các mốc khống chế toạ độ và cao độ nêu trên, lập bình đồ tỷ lệ 1/2000.
  • Bình đồ khu vực đo được thực hiện bằng phương pháp toàn đạc với máy toàn đạc điện tử hoặc sử dụng công nghệ GNSS RTK và máy đo sâu hồi âm với phương pháp hồi âm kết hợp máy định vị GNSS để xác định các vị trí cần đo.
  • Số liệu được ghi lên bộ nhớ máy đo đạc, truyền sang máy tính và được xử lý bằng chương trình vẽ bản đồ.
  • Trên bình đồ phải thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật chủ yếu sau:
  • Nhà, công trình và phạm vi đường bao các khu dân cư hiện có ;
  • Vị trí các đường cắt khu khảo sát cũng như những đường giao thông lớn để tiện cho công việc kết nối với khu dân cư;
  • Các công trình nhân tạo quan trọng như: Mương máng thuỷ lợi, đường điện cao thế, v.v…
  • Những địa vật quan trọng như: các di tích lịch sử, đền thờ, miếu, đình chùa, cây cổ thụ, nghĩa trang, nghĩa địa,v.v…
  • Toàn bộ các điểm mia được lưu trong máy đo và đưa vào máy vi tính để xử lý công tác vẽ nội nghiệp được thực hiện hàng ngày. Các bản vẽ được đưa ra đối chiếu tại hiện trường để hoàn thiện tránh sai sót nhầm lẫn.
  • Khối lượng thực hiện: Diện tích ranh dự án khoảng 76ha và khảo sát phủ bì ranh dự án từ 10 – 15m.
    • TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    • Tổ khảo sát của Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt gồm 07 người.
    • Chủ nhiệm khảo sát: Phan Nguyên Việt
    • Sơ đồ tổ chức thi công:

Hình 7 Sơ đồ tổ chức

Bảng 7 Nhân lực dự kiến thi công khảo sát

STTHọ và TênKinh nghiệmChức vụ
1Phan Nguyên Việt13 NămChủ nhiệm công trình
2Lê Văn Bảo8 NămTổ trưởng công trình
3Nguyễn Trọng Nghĩa9 NămNhân viên đo đạc
4Phạm Thị Thúy3 NămNhân viên đo đạc
5Chung Minh Quân2 NămNhân viên đo đạc
6Ngô Phước Khải10 NămNhân viên đo đạc
7Phan Tấn KimLao động phổ thông
  • Tiến độ thực hiện công việc
  • Công tác đo đạc khảo sát do các tổ khảo sát của Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt thực hiện dự kiến: 20 ngày.
  • Trong đó : + 17 ngày khảo sát tại hiện trường.

+ 03 ngày thực hiện công tác nội nghiệp và xuất hồ sơ.

  • AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
  • An toàn cho người lao động
  • Trước khi thi công phải phổ biến về an toàn lao động cho tất cả CBCNV tham gia công trình.
  • Đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cần thiết.
  • Đảm bảo an toàn về giao thông, vận chuyển trang thiết bị trên đường đi, phòng chống cháy nổ.
  • An toàn thiết bị dụng cụ

Máy móc trang thiết bị sử dụng trong sản xuất đều có giá trị kinh tế lớn và kết cấu tinh vi, nếu có một sơ xuất nhỏ trong sử dụng bảo quản có thể dẫn đến hỏng hóc lớn. Để đảm bảo an toàn và tuổi thọ cho máy móc thiết bị, đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quy định về sử dụng. Trong đó cần lưu ý:

  • Cất giữ, bảo quản nơi khô ráo, chắc chắn.
  • Khi di chuyển phải có hòm đựng, tuyệt đối không đèo máy sau xe đạp, mô tô.
  • Người sử dụng máy phải có đủ trình độ hiểu biết về máy.
  • Cần phải có biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối về máy móc, trang thiết bị và con người trong lúc làm việc cũng như thời gian nghỉ ngơi.
    • Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh
  • Nhà thầu sẽ cố gắng ở mức độ thoả đáng bằng những bằng cách sử dụng những trang bị thích hợp hoặc các thiết bị giảm thanh để đảm bảo độ ồn phát sinh từ việc thi công công trình không gây phiền phức và thiệt hại không đáng có.
  • Việc vận chuyển vật tư của Nhà thầu được tiến hành bằng phương tiện thích hợp đảm bảo an toàn hàng hoá cũng như không gây ô nhiễm môi trường.
  • Trong suốt giai đoạn thi công, Nhà thầu sẽ đảm bảo rằng công nhân của mình không gây mất vệ sinh và sử dụng các công trình vệ sinh đúng ở nơi qui định.
  • Sản phẩm bàn giao:
  • Báo cáo khảo sát địa hình: 05 bộ;
  • Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 đường đồng mức 1m: 05 bộ;
  • CD lưu trữ dữ liệu: 01CD
  • Mốc khống chế toạ độ hạng IV: 02 mốc;
  • Mốc khống chế toạ độ đường chuyền cấp 1: 06 mốc;
  • Mốc khống chế toạ độ đường chuyền cấp 2: 18 mốc.

Tôi là Phan Nguyên Việt. Kỹ sư trắc địa bản đồ Đại Học Bách Khoa TPHCM. Tôi là sáng lập viên của Dovenhanh.com và là kỹ sư chính của Công ty TNHH Hợp Nhất Bách Việt.

Video liên quan

Chủ Đề