Mẫu biên bản tự kiểm tra pccc của cơ sở

Biên bản tự kiểm tra PCCC được sử dụng khi các cơ sở, hộ gia đình, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước tiến hành công tác kiểm tra phòng cháy chữa cháy. Đây là một trong những thủ tục hành chính quan trọng, tuy nhiên thì nhiều người thắc mắc về mẫu biên bản này. Bài viết dưới đây ACC cung cấp các thông tin quan trọng cần thiết liên quan đến vấn đề này.

1. Khi nào cần sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC?

Biên bản tự kiểm tra PCCC là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do bộ công an cấp. Biên bản sẽ được sử dụng riêng biệt trong mỗi lần tiến hành kiểm tra, và có giá trị sử dụng trong lần duy nhất. 

Hiện nay thì Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định, các đối tượng thuộc trường hợp có nguy cơ cháy nổ cao phải tiến hành kiểm tra định kỳ, hoặc trường hợp có nguy cơ cháy nổ có thể thực hiện yêu cầu sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC.

2. Các đối tượng sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC

Theo Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP các đối tượng phải tiến hành kiểm tra và có sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC bao gồm:

– Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;

– Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

– Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;

– Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Việc kiểm tra và sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC có thể theo định kỳ hoặc có thể đột xuất, cụ thể pháp luật quy định như sau:

Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:

– Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;

– Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình;

– Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở.

Như vậy có thể thấy sẽ có các biên bản kiểm tra PCCC định kỳ, biên bản tự kiểm tra PCCC hàng tháng, biên bản tự kiểm tra PCCC hàng quý theo quy định để phù hợp với các trường hợp tiến hành việc kiểm tra. 

3. Các nội dung phải có trong biên bản tự kiểm tra PCCC

Tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy thì những nội dung cũng như kết quả kiểm tra phải thể hiện trong biên bản tự kiểm tra PCCC bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
  • Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
  • Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Hiện nay mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC là mẫu PC10 được ban hành kèm với nghị định 136/2020/NĐ-CP.

…. (1) ….

…. (2) ….

______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

BIÊN BẢN KIỂM TRA

…… (3) ……

Hồi…. giờ…….. ngày…… tháng…… năm……… , tại………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

Đại diện:……………………………………………………………………………………………………………………………………………….. 

– Ông/bà:…………………………………………………………..; Chức vụ:………………………………………………………………………

– Ông/bà:…………………………………………………………..; Chức vụ:………………………………………………………………………

Đã tiến hành kiểm tra ……………………….(3)………………………… đối với ……………………………… (4)………………………..

Đại diện:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Ông/bà:…………………………………………………………..; Chức vụ:………………………………………………………………………

– Ông/bà:…………………………………………………………..; Chức vụ:………………………………………………………………………

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau: ………………………………………………………………………………………………………..  (5)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Biên bản được lập xong hồi …………….. giờ……… ngày……… tháng…………. năm ……….gồm …… trang, được lập thành…………………………………………………….. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây./

ĐẠI DIỆN

…(6)…

ĐẠI DIỆN

…(7)…

ĐẠI DIỆN

…(8)…

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;

(3) Ghi nội dung kiểm tra: An toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Tên đối tượng được kiểm tra;

(5) Phần trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương tiện,…), phần kiểm tra hồ sơ, phần kiểm tra thực tế, nhận xét, đánh giá và kiến nghị;

(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;

(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có;

(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu.

5. Một số câu hỏi liên quan đến biên bản tự kiểm tra PCCC

5.1 Ai có thẩm quyền phê duyệt biên bản tự kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy?

Tùy vào trường hợp đối tượng tiến hành thực hiện muốn sử dụng biên bản tự kiểm tra PCCC là ai, trường hợp là hộ gia đình thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Công an quản lý trực tiếp.

5.2 Đối tượng kiểm tra không ký biên bản tự kiểm tra PCCC thì phải làm sao?

Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản tự kiểm tra PCCC thì phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.

5.3  Những khu hạ tầng kỹ thuật của đô thị cần phải lập biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ bao lâu một lần?

Theo quy định hiện nay thì cơ quan công an có thẩm quyền sẽ lập biên bản tự kiểm tra PCCC cho khu vực này định kỳ 1 năm một lần.

5.4 Biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy trường học do ai lập?

Biên bản tự kiểm tra phòng cháy chữa cháy trường học sẽ do người đứng đầu cơ sở đó tiến hành kiểm tra và lập, thường là hiệu trường của trường học đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về biên bản tự kiểm tra PCCC. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà hầu hết các cơ sở, trung tâm thương mại, trường học, các khu đô thị đều phải tiến hành thường xuyên để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy. Trường hợp còn bất cứ điều gì thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của chúng tôi.

✅ Biên bản: ⭕ Tự kiểm tra PCCC
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330