Mang thai 3 tháng đầu ăn rau dớn được không

Những tác dụng của rau dớn đối với sức khỏe không phải ai cũng biết

[VOH] – Rau dớn không phải là loại rau phổ biến nhưng cũng khá quen thuộc với một số người dân vùng Tây Bắc. Ngoài ra, những tác dụng của rau dớn trong điều trị bệnh cũng khá hiệu quả.

Rau dớn vốn là một trong những loại rau rừng độc đáo của đồng bào dân tộc vùng núi Tây Bắc. Bên cạnh đó, người ta còn ấn tượng bởi những tác dụng của loài rau này dành cho sức khỏe.

1. Rau dớn là rau gì?

Rau dớn [hay còn gọi là ráng song quần rau, dớn rừng, rau dớn rừng, thái quyết] có tên khoa học là Diplazium esculentum, là một loài rau hoang dại thuộc họ Rau dớn. Loại rau này thường mọc ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, nó cũng thường mọc nhiều ở bờ suối, bờ khe, những nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời.

Rau dớn có hình dáng khá giống với cây dương xỉ, nhưng kích thước nhỏ hơn cây dương xỉ với cành dài lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh như tán một cái ô rộng lớn.

Rau dớn là loại rau rừng độc đáo của đồng bào dân tộc vùng núi [Nguồn: Internet]

Những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành khoảng từ hai đến ba cái cần với độ dài có thể lên đến nửa mét, đầu cong như móc câu còn những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như vòi voi

Rau dớn có vị hơi nhớt. Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo, thông thường thì đoạn vòi cuốn, hình dạng như cái vòi voi lúc chưa mọc lá thì sử dụng trong ẩm thực rất ngon.

Tại Việt Nam, rau dớn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam, chẳng hạn như rau dớn là loại rau chính trong mùa xuân của người Cơ Tu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là “vua” các loại rau, bởi không chỉ ngon mà chúng còn có giá trị sử dụng trong y học.

2. Những tác dụng của rau dớn cho sức khỏe

Trong y học, rau dớn là một loại thảo mọc có công dụng chữa bệnh. Theo Đông y, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón và làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng. Một số tác dụng của rau dớn đối với sức khỏe có thể kể đến như:

  • Giảm đau, đẩy lùi các cơn đau âm ỉ do bệnh lý viêm đại tràng
  • Giúp dễ ngủ, cơ thể thoải mái, khỏe mạnh
  • Cải thiện tình trạng lưu thông máu, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng
  • Chất nhầy trong rau dớn có tác dụng nhuận trường chống táo bón và làm dịu đau lưng
  • Rau dớn có tác dụng hạ sốt, điều trị bệnh hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy
  • Giảm ho, viêm họng hoặc các bệnh cảm thông thường
  • Cành, lá rau dớn có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt, lợi tiểu...

Trước đây người dân sử dụng rau dớn cùng các loại rau và củ quả khác để giúp chống chọi với nạn đói. Ở Malayxia, người dân còn sử dụng rau dớn sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống.

Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn thời gian và cách uống thuốc Đông y mang lại hiệu quả tối ưu

3. Món ngon từ rau dớn

Với những tác dụng của rau dớn đối với sức khỏe loại rau này thường “góp mặt” trong các bữa ăn hàng ngày. Bộ phận chính của rau dớn được sử dụng là phần đọt lá non dùng để luộc, xào, nấu canh hoặc ăn sống. Dưới đây là một số món ngon từ rau dớn bạn có thể tham khảo:

3.1 Dùng ăn sống

Đọt lá non của  rau dớn có hình dáng uốn cong như vòi voi, khi lá chưa phát triển đọt mập, giòn có thể dùng để ăn sống với các loại rau rừng khác. Tuy nhiên, do trong phần đọt non của rau dớn có chất nhớt nên nhiều người không thích dùng để ăn sống.

3.2 Dùng làm nộm [gỏi]

Nộm rau dớn - món ăn đặc sản vùng cao [Nguồn: Internet]

Rau dớn có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn nhưng có lẽ món nộm rau dớn là một món ăn khá ngon và hấp dẫn nhiều người.

Cách làm món nộm rau dớn không khó, bạn chỉ cần dùng phần ngọn các lá bánh tẻ của rau dớn mang đi rửa sạch.

Sau đó, bắt nồi lên bếp đun nước cho thật sôi, to lửa rồi bỏ rau dớn vào đảo đều rau, nước vừa sôi thì vớt rau dớn ra để vào rổ cho ráo nước.

Cho rau dớn ra đĩa, cho đậu phộng rang giã nhỏ, chanh, ớt, gừng, tỏi đập nhỏ, một chút bột canh, bột ngọt vào với lượng nêm nếm theo khẩu vị. Nhẹ tay trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau và để yên khoảng 5 phút cho ngấm rồi rắc đậu phộng rang lên trên.

Để cho thêm ngon mắt có thể trang trí bằng rau thơm, ớt. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ có vị bùi của rau dớn, mùi thơm của các loại gia vị rất là miệng và hấp dẫn.

3.3 Dùng làm rau luộc

Rau dớn luộc là một trong những cách chế biến đơn giản nhất được sử dụng ở nơi. Món này giàu dinh dưỡng có hương vị thơm ngon với màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát...

Cách làm món rau dớn luộc cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần nhặt những ngọn non tơ của rau dớn đem đi rửa sạch, rồi cho vào nồi nước thật sôi, khi vừa chín tới vớt ra cho rau không bị nhừ.

Đĩa rau luộc chấm với chén nước mắm thật ngon, cho thêm vài ánh tỏi giã dập, vài lát ớt hiểm sẽ càng tăng thêm hương vị. Ngoài ra, rau dớn luộc vừa chín chấm với nước cá, nước thịt cũng là món khoái khẩu.

3.4 Dùng làm rau xào

Rau dớn xào tỏi [Nguồn: Internet]

Rau dớn xào là một món ăn đặc sản của người dân tộc ở Tây nguyên và ở các vùng núi phía Bắc.

Bạn có thể dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích và thịt ba chỉ cắt hạt lựu rồi ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu theo khẩu vị, sau đó trộn đều lên khoảng vài phút. Rau dớn đem đi rửa sạch rồi luộc sơ qua.

Lúc này, bạn bắc chảo lên bếp phi hành cho thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau dớn vào chảo đảo đều vài phút thì tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa, rắc lên trên bề mặt ít đậu phộng rang giã dập.

Lưu ý: Với món dớn xào tỏi hay xào chung với thịt bò, thịt lợn… thì đừng quên rắc thêm ít hạt mắc khén, thứ hạt tiêu thơm lựng mang hương vị đặc trưng của núi rừng để tăng thêm độ thơm ngon của món ăn.

Xem thêm: Các món xào giúp đổi khẩu vị cho gia đình

4. Một số lưu ý khi sử dụng rau dớn

Rau dớn là loại rau hoang dại, được xem là khá lành tính và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, khi ăn rau nhớ bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Lá rau dớn non có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ. Mặc dù hiện tại người ta vẫn chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc khi ăn rau dớn.
  • Rau dớn có thể giúp tăng khả năng lưu thông máu, có tính mát, do đó phụ nữ đang có thai không nên ăn để không làm ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Rau dớn mọc tự nhiên nên thường sẽ không có thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Tuy nhiên bạn vẫn cần rửa thật kỹ rau dớn trước khi ăn để tránh ký sinh trùng còn bám trên lá rau.

Như vậy, rau dớn là loại rau dại mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc, được sử dụng trong y học và ẩm thực với tính chất giải nhiệt, lợi tiểu là chủ yếu. Bạn có thể thêm rau dớn trong các món ăn hàng ngày, nếu dùng làm dược liệu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chị em phụ nữ thường rỉ tai nhau về những món ăn nên tránh khi bầu bí. Vậy bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ? Hôm nay hãy cùng với dược Bảo Minh tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi này với bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm của chị em phụ nữ, không chỉ có nhiều thay đổi về sinh lý mà vấn đề dinh dưỡng cũng khá phức tạp. Các chị em thường thắc mắc, mình nên ăn món gì, không nên ăn món gì, món gì có thể ăn nhiều, món gì nên hạn chế… Và dưới đây là danh sách 6 loại rau mẹ bầu nên hạn chế đưa vào thực đơn dinh dưỡng trong thai kỳ:

1. Mướp đắng

Mướp đắng được biết đến là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và cũng là một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Trong mướp đắng có chứa folate, vitamin C và một số nguyên tố vi lượng như kali, magie, mangan, … đều là những chất cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng mướp đắng sẽ rất nguy hiểm với bà bầu vì vị đắng của mướp đắng làm tăng co bóp dạ dày và tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hay sinh non, đặc biệt với những phụ nữ có tử cung nghiêng, có sẹo hay nạo phá thai nhiều lần.

Mặt khác, việc ăn mướp đắng gây dị tật thai nhi hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù chưa có nghiên cứu trên người nhưng thí nghiệm trên chuột cho thấy việc ăn quá nhiều mướp đắng gây dị dạng bào thai chuột. Vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa chất Vicine có thể gây ngộ độc ở một số cơ quan nhạy cảm, do đó khi nấu các mẹ nên loại bỏ hết hạt mướp đắng.  Bởi vậy nếu hỏi bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ thì mướp đắng chính là loại rau quả mà các mẹ cần tránh.

2. Rau sam

Rau sam là loại rau rất dễ trồng, thậm chí còn mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng của nó mang lại khá cao, với nhiều các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là lượng acid béo omega-3 rất dồi dào. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai, rau sam lại gây kích thích mạnh tử cung và gia tăng tuần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

3. Rau ngải cứu

Các bà bầu không nên ăn rau gì trong thai kỳ? Chắc sẽ có rất nhiều mẹ bất ngờ khi biết ngải cứu cũng có tên trong danh sách các loại rau mà bà bầu không nên ăn. Được biết đến như một loại thảo dược, ngải cứu có tác dụng lưu thông máu, dịu thần kinh, giảm đau bụng, Ngải cứu còn được bác sĩ sử dụng với tác dụng an thai trong các trường hợp động thai, sảy thai liên tục.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Vì thế, nếu mẹ nào muốn sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước nhé! 

4. Rau ngót

Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, … đồng thời có chứa vitamin K – một loại vitamin hiếm có trong thực vật. Tuy nhiên, trong rau ngọt lại có chứa papaverin, một chất gây co thắt tử cung dấn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 khuyến cáo: Không dùng papaverin cho phụ nữ có thai.

5. Rau chùm ngây

Mấy năm gần đây, mọi người biết đến rau chùm ngây khá nhiều vì nó là loại rau rất giàu dinh dưỡng với lượng vitamin C gấp 7 lần trong cam, lượng Canxi gấp 4 lần và protein gấp 2 lần trong sữa, lượng vitamin A gấp 4 lần cà rốt, sắt gấp hơn 3 lần rau diếp cá và kaki gấp 3 lần trong chuối. Nhưng đây không phải là một loại rau giành cho phụ nữ mang thai vì trong rau chùm ngây có chứa alpa-sitosterol - một loại hormone có cấu trúc giống với estrogen gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì thế bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ? Đáp án chắc chắn không thể thiếu rau chùm ngây.

6. Rau răm

Rau răm thường được ăn kèm trong nhiều món ăn Việt. Tác dụng của rau răm khi ăn sống có thể kể đến như ấm bụng, tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến bị mất máu, co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. Vì vậy mẹ bầu nên tránh ăn nhiều rau răm trong khi mang thai. 

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu không nên ăn rau gì trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu lưu ý là mình không cần tránh ăn hoàn toàn, nhưng cần hạn chế không ăn quá nhiều những loại rau này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Video liên quan

Chủ Đề