Giải vở bài tập ngữ văn lớp 7 bài những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người –

Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ? Sông nào bên đục, bên trong ? Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh O đâu mà lại có thành tiên xây ? [a] Nghĩa mẹ: chỉ công ơn sinh thành, nuôi dạy của mẹ, thường dùng với ơn [công] cha và thường được hiểu cùng nghĩa với ơn cha. [b] Cưu mang: ở đây có nghĩa là mang thai. [c] Non xanh: ở đây là cách nói ẩn dụ chỉ cha mẹ.[d] Sương tuyết: ở đây là cách nói ẩn dụ chỉ sự gian nan, vất vả.[e] Cố: người sinh ra ông hoặc bà.[g] Cội: gốc; nguồn: nơi bắt đầu của sông, suối- Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục Đầu” sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương “] bên đục bên trong, Núi Đức Thánh Tảno] thắt cổ bồng lại có thánh sinh. Đền Sòng°] thiêng nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây [”.2. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hổ [”, Xem cầu Thê Húc “”, xem chùa Νgρc Son [10], Đài Nghiên, Tháp Bút [“”] chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này[**] ?3. Đường vô xứ Huế quanh quanh”, Non xanh nước biểc như tranh hoạ đồ. Ai vô xứ Huế thì Vô. 4. Đứng bên ni{*}đồng, ngó[**] bên tê[“”] đồng mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên nỉ đồng, bất ngát mênh mông. Thân em như chên lúa đông đồng [”, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.Chú thích[1] Năm cửa : năm cửa ô của Hà Nội [Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Dền, Ô Đống Mác]. [2] Thắt cổ bồng: eo, thót ở giữa như hình cái bồng [bổng: một nhạc cụ, hai đầu bịt như mặt trống, chính giữa thắt eo]. Ví dụ: mâm bồng thường dùng để xếp ngũ quả trên bàn thờ. [3] Sông Lục Đầu: quãng sông do sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Môn, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành. Tên sông Lục Đầu gợi nghĩ đến chiến thắng Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông – Nguyên xưa kia. [4]. Sông Thương: con sông có đoạn chảy qua thị xã Bắc Giang, ở đây đặc điểm “nước chảy đôi dòng” [bên đục, bên trong] của sông Thương nổi rõ hơn cả.38[5]. Núi Đức Thánh Tản : tức núi Tản Viên [Ba Vì]. Theo truyền thuyết, Sơn Tỉnh [tức thần Tản Viên, sau được tôn là Đức Thánh Tản] hoá phép khiến núi thắt cổ bồng để ngăn không cho Thuỷ Tinh dâng nước lên.[6]. Đền Sòng: đền thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, ở huyện Hà Trung [nay thuộc thị xã Bỉm Sơn], tỉnh Thanh Hoá. Lễ hội đền Sòng [mở vào tháng 3 âm lịch] là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc.[7] Tương truyền, ở Lạng Sơn có thành tiên xây.[8] Kiếm Hồ: tức Hồ Gươm.[9] Cầu Thê Húc: cầu dẫn từ bờ Hồ Gươm vào “chùa Ngọc Sơn”, sơn màu đỏ, dáng vồng cong, trông như đang đón nhận ánh sáng ban mai [thê: đậu lại, húc: ánh sáng mặt trời mới mọc].[10]. Chùa Ngọc Sơn: tên gọi cũ của đền Ngọc Sơn.[11] Đài Nghiên: đài mang hình nghiên mực [mực để viết chữ Nho] trên cổng chùa Ngọc Sơn ; Tháp Bút: tháp trên đài xây hình cây bút [bút lông để viết chữ Nho]. Từ xa nhìn, nhiều lúc thấy hình ngọn bút trên tháp “chấm” vào Đài Nghiên.[12]. Bài này của Á Nam Trần Tuấn Khải làm theo thể ca dao và được nhân dân coi như một bài ca dao [dân gian].[13] Câu này có sách ghi: “Đường vô xứ Nghệ…”. Thay địa danh trong các câu ca dao là hiện tượng thường thấy.[14], [16] Ni: này; tê: kia [tiếng địa phương miền Trung].[15]. Ngó: nhìn.[17]. Lúa đông đồng: lúa sắp trổ bông.Đọc – HIÊU VẢN BẢN 1. Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: a]. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần. b] Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đápcủa cô gái. c] Hình thức đối – đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca. d]. Hình thức đối – đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca. 2. Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những8. đặc điểm [của từng địa danh] như vậy để hỏi – đáp ?3. Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”. 4. Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”. 5. Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì ? 6. Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4. 7. Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì ? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu ấy không? Vì sao ?Ghi nhớNhững câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.LUYÊN TÂP 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca ? 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca là gì ?ĐọC THÊM– Anh đi anh nhớ non Côi [3] Nhớ sông Vị Thuỷ [*], nhớ người tình chung[a] Non Côi: tức núi Gôi ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. [b]. Vị Thuỷ: thường gọi là sông Vị, tức sông Vị Hoàng, một nhánh của sông Hồngchảy qua thành phố Nam Định [nay đã bị lấp]. Bài này còn có hai câu tiếp: Quản bao non nước ngại ngùng, Lấy ai san sẻ gánh gồng đường xa,40Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm, Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say. Nam Kỉ sáu tỉnh em ơi Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn, Sông Hương nước chảy trong luôn, Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao về tình yêu đất nước, con người; - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình; - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người,. - Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý, trân trọng, giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp thiên nhiên bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương, gia đình - Tự hào về nền văn học dân tộc 4. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ; viết sáng tạo; giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực. - Năng lực chuyên biệt: + Tự nhận thức được tình yêu với quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca, thường bày tỏ tâm tình, nhắc nhở con người phải luôn nhớ về quê hương, đất nước - cội nguồn của tình yêu thương. + Làm chủ bản thân: Tự xác định được giá trị của quê hương, đất nước... đối với mỗi con người, từ đó rút ra bài học về sự trân trọng, yêu mến quê hương, đất nước mình; trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng quê hương, đất nước... II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phương pháp: Đọc diễn cảm, giới thiệu, phân tích, bình giảng, đàm thoại, gợi mở. - Kĩ thuật dạy học: + Động não: suy nghĩ về khái niệm ca dao, dân ca; ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tình cảm trong các bài ca dao. + Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người .... III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. - Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. IV . TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ¬- GV nêu câu hỏi: Hãy đọc thuộc, diễn cảm 1 bài cao dao về tình cảm gia đình mà em thích và nêu cảm nhận của em? - HS suy nghĩ lên bảng trả bài * Gợi ý: - HS đọc thuộc, diễn cảm bài ca dao đã chọn. - Cảm nhận nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật đặc sắc. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...

- GV dẫn dắt vào bài: cho HS xem 1 số bức tranh và trả lời câu hỏi: Kể tên các địa danh xuất hiện trong ảnh và nêu cảm nhận

[1] Ruộng bậc thang SaPa [2] Cố đô Huế [3] Hồ Gươm - HS tự nêu cảm nhận, GV nhận xét - GV chuyển ý: Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...". Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế với quê hương đất nước, con người. Hôm nay, trong tiết học này, cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người". HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Giới thiệu nhanh trên cơ sở tiết 1 đã học: Dân ca VN rất phong phú về làn điệu, đa dạng về hình thức, độc đáo về nội dung. Hát xướng và hát đối đáp cũng là một loại dân ca có nhiều bài rất hay, rất hóm hỉnh. Tình yêu quê hương đất nước, tình thương người là những tình cảm rất đậm đà của nhân dân ta được diễn tả qua nhiều bài hát đối đáp và là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN. I. Giới thiệu chung

Mảng ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản * Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 1 và 4. [ Theo PPCT và giảm tải, Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài 1 và 4, không dạy bài 2,3]. - Hướng dẫn HS đọc: giọng hỏi đáp hồ hởi, tình cảm phấn khởi, tự hào [bài 1], bài 4 chú ý 2 câu 1,2 nhịp 4/4/4. - HS Đọc, GV nhận xét, cho điểm. - GV đặt câu hỏi: Em biết gì về những địa danh: Sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng? - HS Giải thích theo chú thích SGK - GV hỏi: Những từ em vừa giải thích thuộc từ loại nào? Cách viết? - HS trả lời, GV chuẩn KT Từ loại danh từ riêng  Viết hoa. - GV yêu cầu: Hãy chỉ rõ và phân nhóm các bài ca dao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Bài 1: tình yêu quê hương, đất nước. + Bài 4: kết hợp tình yêu con người. - GV đặt câu hỏi: Vì sao 4 câu hát dân ca khác nhau nhưng lại hợp thành 1 văn bản? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Cùng 1 chủ đề: tình yêu quê hương đất nước, con người. - GV yêu cầu Nhận xét cách diễn tả tình cảm trong 2 bài ca dao? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: Bằng nhiều hình thức khác nhau. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các bài ca có chung hình thức diễn đạt nào? Theo em, những câu hát này thuộc kiều văn bản tự sự, MT hay BC? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> Đây là những câu hát thuộc kiểu văn biểu cảm bộc lộ cảm nghĩ của con người. II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích 2. Kết cấu – bố cục

- Hình thức diễn đạt: thơ lục bát là chủ yếu, đối đáp, gọi mời.

- PTBĐ: biểu cảm.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 1 *Bước 1: Yêu cầu HS đọc diễn cảm bài ca dao 1 -> HS khác nhận xét. - GV đặt câu hỏi: So với những bài ca dao khác, bài ca dao 1 có bố cục như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT - Bài ca dao khác là lời cuả 1 người, có 1 phần. - Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái. * Bước 2: GV yêu cầu: Đọc những câu ca dao nào có hình thức đối đáp tương tự mà em bắt gặp? - HS Trình bày sản phẩm chuẩn bị. - GV nhận xét [ Cung cấp một số bài: Cau già quá lứa bán buôn Em già quá lứa có buồn không em? Cau già quá lứa bửa phơi Em già quá lứa có nơi đợi chờ ] - GV tiếp tục hỏi: Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của chàng trai, cô gái? Các địa danh đó có những đặc điểm chung và riêng nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Đặc điểm riêng: gần với mỗi địa phương. + Chung: đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử văn hóa của miềm Bắc nước ta.

* Bước 3: Bức tranh sau chỉ địa danh nào? Địa danh đó gắn với câu chuyện nào em đã được học ở lớp 6? [Tích hợp Địa lý, Ngữ văn, Lịch sử]

Núi đức Thánh Tản, thờ thần Sơn Tinh…. - GV. Đặt câu hỏi Em có nhận xét gì về các địa danh được nhắc đến? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Đều xoay quanh 1 chủ đề, đề tài nào đó về sự vật hoặc cảnh giàu đẹp của quê hương: dòng sông, ngọn núi… - GV tiếp tục hỏi [1] Theo em, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi, đáp? Điều đó có ý nghĩa gì? [2] Qua đó em thấy chàng trai, cô gái là những người như thế nào? ¬- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Lịch lãm, tế nhị; có hiểu biết, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước. [GV Bình: Đoạn ca dao trích lời hỏi đáp của chàng trai, cô gái. Lời hỏi gồm 6 câu, mỗi câu hỏi về một địa danh, tên dòng sông, ngọn núi, tòa thành trên đất nước ta. Mỗi vùng một nét riêng hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa. Không trực tiếp nói ra nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương, tổ quốc mình.] 3. Phân tích 3.1. Bài ca dao số 1 - Hình thức đối đáp  phổ biến trong ca dao , dân ca. + Phần đầu: Lời hỏi

+ Phần sau: Lời đáp

- Địa danh: Thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, Núi Tản, đền Sòng, tỉnh Lạng.
-> gắn với mỗi địa phương, là nơi nổi tiếng về đặc điểm tự nhiên, lịch sử văn hóa ở Bắc Bộ.

=> Nhằm thử tài hiểu biết, trí thông minh, chia sẻ, bày tỏ tình cảm và bộc lộ lòng yêu qúy, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích bài ca dao 4 * Bước 1: Yêu cầu HS đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi: Giải nghĩa từ ni - tê, chẽn lúa đòng đòng? - Yêu cầu HS giải thích theo SGK, GV chuẩn KT ni - tê là những từ địa phương dùng ở miền Trung  sẽ tìm hiểu bài từ địa phương.

- GV Cho HS quan sát tranh để hiểu rõ hình ảnh Chẽn lúa đòng đòng:

- GV yêu cầu: Nhận xét số tiếng trong mỗi câu? Nhịp thơ có gì đặc biệt? Ý nghĩa của sự đặc biệt đó? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KTL: Câu 1,2 : 12 tiếng / dòng nhịp 4/4/4 Câu 3: 7 tiếng/dòng  nhịp 2/3/2 Lục bát biến thể. * Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hai câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối, đối tượng miêu tả có gì khác nhau? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT: 2 câu đầu tả cảnh; 2 câu cuối tả người - GV yêu cầu: [1] Nhận xét nghệ thuật trong 2 câu đầu? [ Từ ngữ, biện pháp tu từ ] [2] Cảm nhận về không gian ở đây? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT Gợi không gian rộng lớn, dài rộng của cánh đồng lúa xanh tốt. Dù đứng bên ni hay bên tê cánh đồng vẫn thấy mênh mông, bát ngát. Không gian ấy biểu hiện sự phấn chấn, yêu đời của người nông dân.. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Phân tích hình ảnh cô gái ở 2 dòng cuối? - HS suy nghĩ trả lời [Gợi ý: hình ảnh cô gái được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật gì? Cách dùng từ ngữ ở đây ntn? - Phép so sánh; từ ngữ : Chẽn lúa, đòng đòng, phất phơ, hồng...  Gợi tả.] - GV yêu cầu: Nhận xét cách dùng từ " Thân em"? Chỉ ra cái hay của phép so sánh đó? [ Có phù hợp không ? Vì sao?] - HS Thảo luận nhóm bàn [2’] -> HS cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung. [ GV bình : Thân em cách dùng thường gặp trong ca dao dân ca: - Thân em như hạt mưa sa... - Thân em như tấm lụa đào... - Những từ ấy mang đậm tâm trạng buồn, than trách. - Cách so sánh: Thân em .... đòng đòng: So sánh đặc sắc, phù hợp, có nét tương đồng: gợi tả sự trẻ trung, phơi phới, tràn đầy sức sống căng tràn.] - GV đặt câu hỏi: Câu thơ " Phất phơ ... ban mai" giúp em hiểu thêm gì về vẻ đẹp người con gái ? ¬- HS liên hệ trả lời, GV chuẩn KT Sự mềm mại, uyển chuyển, vươn lên, hoà cùng ánh nắng ban mai của buổi sớm: mát mẻ, dễ chịu. * Bước 3: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hai câu đầu miêu tả cánh đồng, 2 câu cuối miêu tả hình ảnh người con gái. Có phải bài ca dao thiếu tính mạch lạc không? Vì sao? - HS tự bộc lộ [GV Bình : - Hai câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả người nhưng người và cảnh hài hoà  tạo nên một bức tranh. Người làm cho cảnh trở nên sống động, có hồn  Bức tranh càng quyến rũ lòng người: - Hai câu cuối lấy sự vật ở 2 câu đầu chẽn lúa đòng đòng – ví với người  Liên kết, mạch lạc.] - GV đặt câu hỏi: Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn bày tỏ tình cảm gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT + Có thể hiểu là lời chàng trai, bày tỏ tình cảm với cô gái , ngợi ca...

+ Có thể hiểu là lời cô gái... [ SGV - câu hỏi 7 - b/c /48]. 3.2. Bài ca dao số 4

* Hai câu đầu: tả cảnh. - Từ gợi tả. - Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ

Không gian rộng lớn, mênh mông, trù phú, đầy sức sống của cánh đồng lúa.

*Hai câu cuối: tả cô gái

- Từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc, gợi tả.

-> Gợi vẻ đẹp trẻ trung, phơi phới, căng tràn sức sống của cô thôn nữ.

Hoạt đông 5: Tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản - GV yêu cầu nêu: Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

- HS suy nghĩ trình bày trong vòng 1 phút.

- GV đặt câu hỏi: Nội dung các bài ca dao? Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương đất nước, con người gợi lên trong em những tình cảm và mong ước gì?
- HS rút ra và trả lời

¬- GV tiếp tục hỏi: Ca dao dân ca có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
- HS tự liên hệ trả lời

Đọc ghi nhớ SGK – 40. 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật -Thể thơ lục bát, lục bát biến thể - Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu tha thiết, tự hào, giàu tính gợi tả. - Cấu tứ đa dạng, độc đáo. - Biện pháp tu từ: so sánh điệp từ, liệt kê,... 4.2. Nội dung – ý nghĩa * Nội dung - Cảnh sắc, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người. - Tình yêu, lòng tự hào của nhân dân ta. * Ý nghĩa văn bản Ca dao bồi dáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. 4.3. Ghi nhớ [SGK - 40] HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Thảo luận theo nhóm - tổ - GV đưa ra 2 câu hỏi: [1] Nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca? [2] Tình cảm chung thể hiện trong 2 bài ca là gì? - HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. GV đưa ra đáp án và cho điểm: - Thể thơ lục bát biến thế [bài 1 số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát. Bài 3 kết thúc là dòng lục chữ không phải là dòng bát. - Thể thơ tự do, 2 dòng đầu bài 4. - GV lưu ý HS: việc phân chia chủ đề chỉ là tương đối, có tính chất quy ước: tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gắn với những tình cảm khác. Ngược lại, những bài ca dao diễn tả tình cảm khác vẫn có thể gợi nghĩ đến tình yêu quê hương, đất nước. Điều này được thể hiện rõ ở bài 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV đưa ra câu hỏi: Qua hai bài ca dao,em hiểu thêm gì về tình cảm đối với quê hương, đất nước, con người? HS: Tự bộc lộ. GV nhận xét và cho điểm HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV tổ chức Trò chơi: Ai nhanh hơn. Luật chơi: Lớp chia thành 3 tổ, trong thời gian 2’ tổ nào tìm được nhiều đáp án hơn, tổ đó chiến thắng. Câu hỏi của trò chơi này là: Tìm những bài ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước, con người? GV đưa ra một số bài: - Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng - Bắc Cạn có suối đãi vàng, Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh. - Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà * Đối với bài cũ - Thuộc ghi nhớ, thuộc 2 bài ca dao; nắm được nội dung, nghệ thuật từng bài. - Tìm hiểu và phân tích 2 bài ca dao còn lại ở nhà. - Sưu tầm những bài ca dao khác cùng chủ đề. * Đối với bài mới

Chuẩn bị: Từ láy ? Thế nào là từ láy ? [xem lại lớp 6]? Có những loại từ láy nào ? Nghĩa của từ láy ?

Video liên quan

Chủ Đề