Lý do vì sao bạn thích làm việc độc lập

Kỹ năng làm việc độc lập là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người. Nếu biết rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập thì mọi vấn đề vướng mắc của bạn sẽ được giải quyết đơn giản hơn. Vậy làm thế nào để rèn luyện tốt kỹ năng này? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá về kỹ năng này nhé!

1. Kỹ năng làm việc độc lập là gì?

Kỹ năng làm việc độc lập [Work Independently], nói rõ hơn, đó là khả năng tự xử lý công việc từ A đến Z, tự xác lập mục tiêu cho công việc, lập kế hoạch rõ ràng, thu thập thông tin, chuẩn bị nguồn lực, triển khai thực hiện công việc và báo cáo, lượng giá kết quả một cách độc lập và hiệu quả.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc độc lập

•    Phát triển được nhiều kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng thiết lập kỷ luật cá nhân,…

•    Có tinh thần trách nhiệm và luôn chủ động khi được giao nhiệm vụ

3. Cách rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập

•    Nâng cao trình độ chuyên môn: Để làm việc độc lập hiệu quả, bạn cần phấn đấu để thực hiện sự làm chủ công việc của mình bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn bản thân. Hãy tự mình làm giàu thêm trí thức nghề nghiệp bằng cách cập nhật các kiến thức mới về các lĩnh vực. Bên cạnh đó, để làm việc thành thạo, bạn cần quan tâm rèn luyện kỹ năng mềm để ứng dụng tốt kiến thức vào thực tiễn
•    Quản lý thời gian thông minh: Cách quản lý thời gian thông minh là bạn cần phải viết ra danh sách những việc ưu tiên cần phải làm
•    Làm việc theo tiến độ công việc: Để không bỏ sót công việc, bạn có thể ghi chú những việc cần làm ra giấy màu, dán ở nơi dễ trông thấy. Hãy dành thời gian cuối ngày hôm nay để lên kế hoạch cho ngày mai và cho hai ngày sau đó. Không chỉ chuẩn bị cho những việc cần làm trong ngày, bạn hãy cam kết thời điểm hoàn thành chúng
•    Học cách làm việc tập trung: Không thể phủ nhận trong quá trình làm việc bạn dễ bị xao nhãng bởi các yếu tố giải trí như Facebook, chat chit skype, đọc tin tức giải trí,…Những điều đó là cần thiết giúp bạn cập nhật tình hình xung quanh tuy nhiên hãy học cách hạn chế, đưa ra cho mình những khung giờ giải trí nhất định. Hãy tự quy định và thỏa thuận với bản thân sao cho hợp lý, còn lại thời gian bạn nên chú tâm làm nhiệm vụ của mình, như vậy sẽ làm việc được tập trung và hiệu quả hơn
•    Không ngừng tìm tòi kiến thức: Dù bạn là ai thì việc tìm tòi những kiến thức bổ trợ từ các nguồn cũng không bao giờ thừa. Không ngừng học thêm để nâng cao năng lực của bản thân không chỉ giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc mà còn giúp bạn khi không có người giúp đỡ vẫn có thể làm nhiệm vụ của mình. Đây là điều mà bất cứ ai làm việc độc lập cũng cần phải có

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!


Nguyễn Giang
 

Xem thêm bài viết tại:

Kỹ năng giao tiếp là gì? Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt?

Kỹ năng học tập là gì? Làm thế nào để có kỹ năng học tập tốt?

Kỹ năng đặt mục tiêu là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt mục tiêu tốt?

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Làm thế nào để có kỹ năng đặt câu hỏi tốt?

Kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng là gì? Làm thế nào để có kỹ năng sử dụng thiết bị văn phòng tốt?

Kỹ năng kết nối, tương tác là gì? Làm thế nào để có Kỹ năng kết nối, tương tác tốt?

Kỹ năng thư giãn là gì? Làm thế nào để có kỹ năng thư giãn tốt?

Ngày nay, khối lượng công việc mà mỗi người lao động đảm trách đều yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng. Do đó, để xử lý công việc hiệu quả, ứng viên bắt buộc phải sở hữu kỹ năng làm việc độc lập, cho dù bạn hoạt động theo đội nhóm/phòng ban nhưng khi xử lý phần nhiệm vụ của mình đều phải tự lực cánh sinh là chính, đồng đội không thể lúc nào cũng hỗ trợ bạn. Để hiểu rõ hơn kỹ năng làm việc độc lập là gì, mời bạn theo dõi bài viết mà quân sư TalentBold chia sẻ hôm nay.


MỤC LỤC
1. Kỹ năng làm việc độc lập là gì?
2. Ví dụ về làm việc độc lập
3. So sánh làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
   
3.1 Lợi ích làm việc nhóm
   3.2. Lợi ích khi làm việc độc lập
4. Cách để bạn làm việc độc lập hiệu quả
 
 4.1. Đầu tư phát triển chuyên môn nghiệp vụ
   4.2. Nâng cao năng lực tập trung khi làm việc
   4.3 Nắm rõ quy trình, chính sách của công ty


1. Kỹ năng làm việc độc lập là gì? 

Kỹ năng làm việc độc lập là khả năng tự giác xử lý công việc từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành của mỗi nhân sự. Người quản lý chỉ việc đưa kế hoạch, giao nhiệm vụ, những việc còn lại :

- Thiết lập lộ trình hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ

- Thu thập nguồn lực giải quyết công việc

- Sắp xếp thời gian hoàn thành đúng tiến độ

- Kiểm tra, giám sát, khắc phục sự cố phát sinh

- Động viên tinh thần trước mọi áp lực, thử thách phải đối mặt…

Tất cả đều sẽ do người lao động tự ý thức, tự thiết lập, tự triển khai để đạt hiệu quả công việc cao nhất mà không cần có người hối thúc, có người cầm tay chỉ việc, có người đi theo xử lý hậu quả thay.



>>>> Xem thêm: Làm việc độc lập - kỹ năng mềm cần thiết cho mọi dân văn phòng

2. Ví dụ về làm việc độc lập 

Làm việc độc lập vừa giúp bản thân người lao động phát huy tối đa năng lực của mình, đồng thời giảm áp lực cho quản lý. Đơn cử trong ngành xuất nhập khẩu, một trong những ngành nghề luôn phải đối mặt với áp lực và những tình huống bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tại công ty may mặc ở Bình Dương, một lô hàng gia công chuẩn bị xuất đi Nhật. Mọi công đoạn đã xong thì bất ngờ trong lúc container vận chuyển ra cảng để lên tàu thì gặp tình trạng kẹt xe kéo dài.

Nguy cơ không kịp thời gian làm thủ tục khá cao, đồng nghĩa container phải ở lại bãi của cảng, phát sinh chi phí lưu bãi đã đành, trễ hạn giao hàng còn bị đền hợp đồng. Lúc này, nhân viên thanh lý hải quan đi theo xe hàng đã rất nhanh trí, quyết định bắt Grab đi thẳng đến cảng hoàn tất thủ tục hải quan xuất container trước để kịp thời gian. Sau khi hoàn thành, anh liên tục giữ liên lạc cùng tài xế xe đầu kéo, được biết đã qua được khúc kẹt xe nhưng khó đến cảng kịp giờ như đã định.

Bằng kinh nghiệm và sự quen biết từ công việc, anh nắm được thông tin tàu có thể cập cảng trễ hơn dự kiến, đây thực sự là một tín hiệu tốt. Và anh đã xin số điện thoại của người phụ trách cẩu container lên tàu để theo sát thời gian khởi hành của tàu. Đồng thời, ra ngày cổng cảng, chờ xe đầu kéo, trực tiếp leo lên xe và hướng dẫn tài xế chạy thẳng sát khu vực cẩu container. Hai container của công ty nằm trong nhóm container xếp trên cùng của tàu, kịp thời xuất phát như lịch trình. Nếu đợi sự chỉ đạo từ xa của Sếp từng chút một thì chắc lô hàng đã nằm lại ở cảng rồi.



>>>> Bạn xem thêm: Cách để bạn thể hiện kỹ năng làm việc độc lập trong CV

3. So sánh làm việc độc lập và làm việc theo nhóm 

Nhiều bạn thắc mắc tại sao có nơi lại yêu cầu kỹ năng làm việc theo nhóm, có nơi lại đề cao kỹ năng làm việc độc lập. Hai kỹ năng này khác nhau thế nào? Quân sư TalentBold có thể nói hai kỹ năng này tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2, bởi lẽ, chúng luôn đan xen trong năng lực làm việc của mỗi con người, hỗ trợ lẫn người lao động linh hoạt xử lý vấn đề trong công việc. Tuy vậy, xét về mặt chi tiết, làm việc độc lập và làm việc nhóm cũng có sự khác biệt về mặt lợi ích:

3.1 Lợi ích làm việc nhóm 

Áp lực trách nhiệm ít hơn nhưng dễ xảy ra tình trạng đổ thừa lỗi cho nhau

Phát hiện nhiều đóng góp mới, cải tiến cho quy trình làm việc nhờ sự bù trừ ưu nhược điểm giữa các thành viên

Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua sự trao đổi công việc.

Mang đến cái nhìn toàn diện từ nhiều thành viên nên quyết định đưa ra thường khách quan hơn, nhưng đôi khi lại khiến người chủ quản khó đưa ra quyết định cuối cùng.

3.2. Lợi ích khi làm việc độc lập 

Tốc độ xử lý công việc của cá nhân nhanh hơn, linh hoạt hơn nên công ty đỡ vất vả hơn

Mức độ tập trung học hỏi cao hơn vì bạn biết rằng bản thân mình vẫn là quyết định chính trong nhiệm vụ.

Ý thức cao về tinh thần trách nhiệm nên luôn có sự suy xét kỹ lưỡng, phát triển khả năng suy luận và cẩn trọng.

Quản lý cao cấp đều là những người sở hữu kỹ năng làm việc độc lập giỏi, vì vậy, kỹ năng này sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội thăng tiến.



>>>> Xem thêm: 10 kỹ năng văn phòng cơ bản một nhân viên cần có

4. Cách để bạn làm việc độc lập hiệu quả 

Ngày nay, công việc đòi hỏi vận dụng kỹ năng làm việc độc lập nhiều hơn. Vì vậy, chủ động rèn luyện, nâng cao kỹ năng này cho bản thân không bao giờ là thừa cả. Dưới đây là những yếu tố cần trau dồi mà quân sư TalentBold nhận thấy tính hiệu quả cao trong phát triển kỹ năng này :

4.1. Đầu tư phát triển chuyên môn nghiệp vụ 

Muốn biết mình phải làm gì, phải làm ra sao thì trước hết, bạn phải có kiến thức về nội dung công việc mà mình đang đảm nhận. Rất dễ hiểu tại sao người làm việc lâu năm lại có năng lực xử lý công việc độc lập tốt hơn, bởi lẽ, họ có chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn, cả về kiến thức sách vở lẫn tình huống thực tế. Do vậy, đừng ngại khi phải học từ người nhỏ tuổi, đừng khó chịu khi bị Sếp la… điều quan trọng là bạn học được những gì từ những gian nan đó.

Mở rộng các mối quan hệ trong công việc

Làm việc độc lập không có nghĩa là làm việc một mình, cô lập bản thân, mà ngược lại, bạn càng cần giao lưu, kết bạn với nhiều đồng nghiệp xung quanh, đặc biệt là những người giỏi hơn mình. Chính họ sẽ là những quân sư mang đến cho bạn lời tư vấn, hướng dẫn khi cần thiết. Nhiều việc bạn hỏi Sếp chưa chắc đã hiệu quả bằng hỏi những người quen làm cùng ngành ở công ty khác, hỏi bạn bè thời đại học… vì họ trực tiếp làm việc, trực tiếp giải quyết công việc, và rất có thể họ đã từng đối mặt với khó khăn mà bạn đang gặp ở hiện tại.



>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách quản lý công việc cá nhân hiệu quả

4.2. Nâng cao năng lực tập trung khi làm việc  

Làm việc độc lập trách nhiệm rất lớn, trong rất nhiều trường hợp, không thể đổ lỗi hay kiếm người cùng chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, hãy tạm gác tất cả những thú vui giải trí xung quanh như facebook, youtube, tin nhắn hẹn café, bộ phim xem dở tối qua… Tập trung trọn vẹn cho công việc, cẩn trọng và nghiêm khắc với chính bản thân. Những món giải trí kia vẫn còn đó trên mạng, khi rảnh bạn xem cũng không muộn, nhưng công việc mà sai sót thì giải quyết hậu quả rất vất vả đấy.

4.3 Nắm rõ quy trình, chính sách của công ty 

Bạn nỗ lực giải quyết tốt nhất công việc được giao, chưa chắc đã được hoan nghênh, vì không đúng quy định, chính sách công ty đưa ra. Ví dụ, muốn công việc trôi chảy, đôi khi phải tốn chi phí “ngoài luồng”, những công ty khác có thể vẫn làm đó, nhưng công ty bạn thì không có chính sách hay hỗ trợ về điều này. Nếu bạn làm, bạn phải tự bỏ tiền túi, tệ hơn còn bị nói là ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Ví dụ cụ thể này muốn nhắc nhở bạn, hết mình là tốt, nỗ lực là tốt, nhưng đừng để bạn thân vất vả mà vẫn bị thiệt thòi. Hãy nắm rõ quy định, chính sách tại công ty, hoặc nếu chưa rõ, hãy gọi về hỏi Sếp trước khi bạn muốn xử lý theo một cách đột phá nào đó. Thói quen ở công ty cũ, chưa chắc đã là kinh nghiệm mà bạn có thể thoải mái áp dụng ở công ty mới.

Nếu bạn là một người quản lý thì bạn thích một nhân viên hở chút là hỏi hay một nhân viên chủ động, linh hoạt, độc lập xử lý vấn đề, khi vượt quá phạm vi quyền hạn mới nhờ đến sự hỗ trợ từ Sếp hoặc đồng nghiệp thâm niên? Tin chắc bạn sẽ chọn vế thứ hai, và tất cả nhà tuyển dụng đều chọn như vậy. Quân sư TalentBold nhấn mạnh điều này để khẳng định chắc chắn kỹ năng làm việc độc lập là tố chất không thể thiếu và sẽ luôn đồng hành cùng bạn suốt quãng đường phát triển sự nghiệp. 

-----------------------------------
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail:

Add: Tầng 12A3, Tòa nhà MD Complex, 28 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề